What's new

[Chia sẻ] [Kashmir Du Ký] ... Và nơi đây bình minh yên tĩnh

Chúng tôi cởi bớt áo len, tạm biệt cái lạnh tê người của Ladakh để đáp chuyến bay về lại Delhi nắng cháy. Chuyến bay dài chưa đầy 55' chứa đựng nhiều điều bất ngờ hơn tôi nghĩ. Ngồi cạnh tôi là một người đàn ông đứng tuổi điềm đạm và có khuôn mặt đặc trưng của người Ladakhi. Sau khi chào hỏi và được biết tôi từ Việt Nam đến, ông rất bất ngờ và dành toàn bộ thời gian trên chuyến bay để chuyện trò và kể cho tôi nghe những kỷ niệm "nhỏ" mà ông đã có với người Việt Nam ...

Năm 1984, khi đó ông còn là đại diện ngoại giao của vùng Ladakh, bang Jammu & Kashmir, ông tiếp xúc với người Việt Nam lần đầu tiên (ông phát âm rất chuẩn cái tên Việt Nam này), đó là cố bộ trưởng bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch khi đó cùng một số tướng lĩnh cao cấp có chuyến thăm chính thức đến Ấn Độ và dành 4 ngày để đi quanh khu vực Kashmir, ông là trưởng phái đoàn đón tiếp và là lần đầu chính thức đón người Việt Nam đến Ladakh ...

Bố của ông trước đây là đại sứ Ấn Độ tại Mông Cổ, chị gái ông học tiếng Nga ở thủ đô Ulanbato. Trong 1 lần đi thăm chị mình, ông được 1 người bạn của chị ông nấu mời 1 bữa cơm trưa. Đó là 1 lưu học sinh Việt Nam tại Mông Cổ mà ông chỉ còn nhớ được tên là "Hạnh", cũng là lần đầu ông được ăn món ăn Việt Nam mà ông ấn tượng đến tận bây giờ.

Mới đó mà đã gần 28 năm ... Ông nói với tôi sản vật đến từ Việt Nam gần gũi nhất với gia đình ông bây giờ là cá basa! Cá basa được được bầy bán rất nhiều ở các chợ vùng Ladakh và được người dân ở đây ưa chuộng bởi giá cả hợp lý và chất lượng hảo hạng :)

Chúng tôi tiếp tục trao đổi về những chuyện thường nhật, về gia đình và những điều cá nhân. Lúc máy bay sắp hạ cánh, ông trầm ngâm nói 1 điều làm tôi ấn tượng mãi: thế hệ của tôi và con trai con gái ông rất may mắn! Đúng thế, tôi thấy mình may mắn được sinh ra trong 1 thành phố anh hùng giữa 1 đất nước anh hùng, giống như con cái ông vậy. Tôi lớn lên khi tiếng súng gươm đã lui vào quá khứ, và chỉ được nghe về Kashmir cùng những chiến sự xung đột giữa Ấn Độ - Pakistan nhưng chưa bao giờ thực sự biết về miền đất đó. Hôm nay tôi xin dành bài viết này để viết về 1 góc nhỏ của Kashmir - vùng Ladakh - nơi đây, tôi biết rằng, bình minh yên tĩnh ^^

=====

Một vài hình ảnh giới thiệu về vùng Ladakh, tháng 5 năm 2011:

Những ngọn núi cao cheo leo ...

IMG_9679.jpg


... hay những thung lũng xanh mùa tuyết tan

IMG_0051.jpg


... Cuộc sống thanh bình dưới chân dãy Karakoram:

IMG_9745.jpg


IMG_9726.jpg


IMG_9623.jpg


... Và đặc biệt những di chỉ Phật giáo hiện hữu khắp nơi nơi:

IMG_9815.jpg


IMG_9998.jpg


... Một Ấn Độ rất khác so với những gì tôi đã hình dung!
 
Ngày 5: Lamayuru - Alchi - Likir Monastery

Chúng tôi dừng xe ở ngoài cổng làng rồi đi bộ vào thăm tu viện Alchi. Thật khó mà nhận biết đâu là cổng của Alchi bởi tu viện này nằm chính giữa làng, qua những ngách đi bộ, chúng tôi vào đến khuôn viên tu viện lúc nào không hay.

IMG_0689.jpg


IMG_0685.jpg


IMG_0686.jpg


Khác với Lamauyru, tu viện Alchi thuộc về dòng Hoàng Mạo Cách Lỗ (Gelugpa Sect), nhưng bản thân kiến trúc Alchi cũng không giống với các tu viện cùng nhánh. Người Ladakhi luôn tự hào coi Alchi là tu viện cổ gần nhu duy nhất còn sót lại ở Ladakh biểu trưng cho kiến trúc Kashmiri của họ. Không quá hoành tráng mà nhỏ nhắn gần gũi với thiên nhiên, điêu khắc trạm chổ mái vòm gỗ và cổng vào mỗi khám thờ của Alchi đậm âm hưởng Ấn Độ - Nepal

IMG_0677.jpg


Mỗi khám thờ lại nhìn ra khu vườn nhỏ trước mặt làm người ta có cảm tưởng đây là từng ngôi nhà nhỏ chứ không phải khuôn viện 1 tu viện trang nghiêm

IMG_0681.jpg


IMG_0687.jpg


Bên ngoài đã vậy, bên trong 3 khám thờ chính của Alchi, người ta còn bất ngờ hơn bởi cách bài trí. Cửa vào rất nhỏ và gần như ngay khi bạn bước vào, bạn sẽ thấy bàn chân của tượng Phật! ngước mắt lên sẽ là toàn thân tượng cực kỳ cao lớn với phục trang và màu sắc rất Ấn; xung quanh 4 phía tường đất là những bức vẽ không quá tinh xảo nhưng đã rất lâu đời. Xung quanh chân tượng là vòng kora chỉ đủ 1 người đi. Không gian bên trong gần như rất nhỏ, khác hoàn toàn các khám thờ hay gặp; đây chính là điểm đặc biệt khiến Alchi để lại ấn tượng mạnh cho chúng tôi. Vì trong các khám thờ đều cấm chụp ảnh nên phải mượn tạm 1 tấm trên mạng sau để minh họa:

alchi_statue.jpg


Đáng tiếc là nơi lạ nhất lại là nơi chúng tôi chụp được ít ảnh nhất ... kỷ niệm về Alchi giờ chi còn trong trí nhớ. Ngoài cổng tu viện bày bán một số sách ảnh chụp lại Alchi qua từng thời kỳ nhưng các cuốn này làm rất vụng nên chúng tôi bỏ qua không mua. Hy vọng sau này có Phượt gia nào trên đường thiên lý ghé lại Alchi sẽ có điều kiện "nháy" tu viện giữa làng này nhiều và sâu hơn nữa ^^
 
Đọc bài của anh em mỏi tay vì bấm like và thank nhiều quá, hehe. Phong cảnh cũng như hình ảnh gì mà đẹp quá chịu hông nổi, phải viết vài dòng xì pam, mong các Mod thứ tội :D

Cảm ơn anh về bài và hình ảnh ạ!

Thanks e hanahan, có ng viết thì phải có người đọc mới quý chứ, cảm ơn e đã động viên (chứ có phải xì pam gì đâu) :D
 
Ngày 5: Lamayuru - Alchi - Likir Monastery

5.3. Likir Monastery

Từ Alchi sang Likir chỉ mất 15' chạy xe, vượt qua con lộ bằng phẳng dễ đi, chúng tôi đã thấy Likir nổi bật phía chân trời

IMG_0720.jpg


IMG_0719.jpg


Xây dựng khoảng thế kỷ 15 và thuộc dòng truyền thừa Cách Lỗ (Gelugpa Sect), Likir quả không hổ danh là tự viện của phía Mũ vàng. Từ rất xa người ta đã có thể ngắm được kiến trúc hoành tráng như pháo đài của nó, thoạt nhìn sẽ có nhiều nét tương đồng với tu viện Thiksey hay Diskit.

IMG_0725.jpg


IMG_0733.jpg


Men theo đường đèo thoai thoải, chúng tôi đã đến gần cổng vào tu viện, lúc này đã hơn 3 giờ chiều, mặt trời vẫn còn gay gắt trên cao:

IMG_0737.jpg


IMG_0743.jpg
 
Ngày 5: Lamayuru - Alchi - Likir Monastery

Vé vào cửa Likir chỉ có 20 INR, chưa đến 10,000 VND mà mãi chúng tôi mới tìm được 1 vị sư trẻ để mua vé. Không có ai soát vé, lại càng ít khách du lịch, chúng tôi có cả 1 tu viện để tự do khám phá!

IMG_0748.jpg


IMG_0750.jpg


Tuy Likir nhìn bên ngoài rất rộng lớn nhưng thực chất chỉ có 2 khu điện thờ chính và 1 bảo tàng trưng bày hiện vật biệt lập, còn lại là khu sinh sống của tăng chúng nên khách du lịch không được tham quan. Nếu bạn đã từng đặt chân đến Tây Tạng hay Nepal, chắc bạn sẽ quen với hình ảnh những khám thờ thiếu sáng, từng đoàn người hành hương vào ra không ngừng nghỉ, tiếng tụng kinh rì rầm không ngớt, hay những bảng hiệu cấm quay phim chụp ảnh. Còn ở Likir, bạn sẽ thấy điều ngược lại: từng gian điện thờ rộng rãi, vắng vẻ, thoải mái cho khách nhìn ngắm chụp ảnh; chỉ cần bạn bỏ giầy ngoài cửa là có thể ngồi đây hàng giờ nếu muốn:

IMG_0754.jpg


IMG_0766.jpg


IMG_0765.jpg


IMG_0764.jpg


IMG_0756.jpg
 
Ngày 5: Lamayuru - Alchi - Likir Monastery

Phòng trưng bày hiện vật của Likir nằm trên tầng thượng, du khách leo lên đây sẽ xem được các hiện vật trưng bày như thangka, mặt nạ, vũ khí cổ thời Phật giáo còn hưng thịnh dưới vương triều Namgyal, phần lớn trong số đó đã vài trăm năm tuổi. Phía cửa vào chúng tôi thấy 1 cuốn sổ lưu niệm ghi cảm tưởng của du khách, tò mò chúng tôi lật giở từng trang để xem. Sổ này ghi từ đầu năm 2010 đến nay, và chúng tôi tìm thấy một cái tên Việt Nam: "An Phùng" "07/2010" ghi đôi dòng cảm ơn Likir đã giữ gìn và trưng bày các hiện vật cho khách phương xa được tiếp xúc. Hào hứng chúng tôi cũng lén ghi vài chữ để không thua kém người bạn đồng hương :D

IMG_0775.jpg


Nhưng tầng thượng Likir không chỉ có phòng trưng bày mà còn có khoảng không gian rộng lớn cao nhất tu viện để bạn ngắm cảnh và chụp ảnh. Trước mắt chúng tôi lại là những gì hoang sơ dữ dội nhất của thiên nhiên Ladakh:

IMG_0774.jpg


IMG_0777.jpg


IMG_0781.jpg


IMG_0776.jpg
 
Ngày 5: Lamayuru - Alchi - Likir Monastery

Likir vẫn còn một điểm thu hút du khách nữa, đó là tượng Phật Di Lặc (Maitreya) cao lớn dựng phía sau lưng tu viện. Tượng phật này cũng có nhiều nét tương đồng với tượng Phật khổng lồ ở Diskit trong lòng Nubra Valley nhưng kém rực rỡ hơn. Tượng nhìn xa rất đẹp nhưng nhìn gần có thể nhận ra nhiều phần đang bị xuống cấp bởi thời tiết khắc nghiệt:

IMG_0802.jpg


IMG_0795.jpg


IMG_7749.jpg


Dưới chân tượng là khám thờ với tượng thân bằng đồng của Phật Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) và đại sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa) cùng 1 mandala ba chiều dựng giữa phòng rất đẹp:

IMG_0796.jpg


IMG_0797.jpg


IMG_0799.jpg
 
Ngày 5: Lamayuru - Alchi - Likir Monastery

Đi hết vòng tu viện, đã đến lúc chúng tôi trở ra, hình ảnh cuối cùng tôi còn kịp chụp trước khi rời Likir ...

IMG_0808.jpg


... và chúng tôi lại lên đường, nắng đang tắt dần trên 60 km đường về Leh:

IMG_0812.jpg


Hình ảnh tu viện Spituk nằm gần sát sân bay Leh mà chúng tôi chỉ ngắm trên đường chứ không ghé vào:

IMG_0818.jpg


IMG_0819.jpg


Ngày thứ 5 rong ruổi kết thúc bằng buổi tối đi mua quà lưu niệm :) chúng tôi đi bộ hầu hết các quầy hàng ở Main Market và Fort Road là những khu vực tấp nập buôn bán để khảo giá, định bụng mua khăn lụa Cashmere đem về quê dùng đặng những ngày đông tháng giá. Điều dễ nhận thấy là các mặt hàng ở đây rất đa dạng, từ khăn lụa nhỏ đến khăn lụa to; loại 1 lớp, 2 lớp; rồi loại đan tay, đan máy; áo len, chăn ấm, thậm chí cả thảm cực lớn làm từ lụa Cashmere đều có cả; giá thì khỏi chê! vài chục đô Mỹ cho đến vài chục nghìn đô Mỹ đều có đầy đủ. Chúng tôi tất nhiên mù tịt đắt rẻ, chỉ biết rằng các shop này bán thấp hơn so với cùng những tấm lụa đó được xuất đi châu Âu với giá gấp vài lần!

Tuy nghiệp dư nhưng thực sự không khó để phân biệt giữa các loại lụa Pashmina hay Cashmere được bày bán. Cách kiểm tra đơn giản là bạn cầm miếng lụa lên nhẹ bẫng, khoác lên cổ chỉ chưa đầy 1 phút đã thấy ấm, cầm miếng lụa có thể xỏ xuyên qua chiếc nhẫn, gói lại và mở bung ra không bị nhàu nát thì có thể coi là chất lượng tốt. Chắc cũng sẽ có loại hảo hạng nhưng chúng tôi chưa đủ trình độ nhìn ra :D Nâng lên đặt xuống, đi tới đi lui mãi chúng tôi cũng chọn được những thứ ưng ý trong tầm tiền để mua về Việt Nam, coi như kỷ niệm lần đầu (và chắc cũng không còn nhiều lần khác) đến quê hương của lụa Cashmere.

Nếu bạn đọc ghé Leh, dạo qua Fort Road thấy quán Wangoo Cottage Emporium (đối diện nhà hàng Dream Land) thì cứ thử bước vào tìm anh chủ quán Farhan xem sao, anh ấy ắt không nhớ chúng tôi là ai và hẳn đã quên Việt Nam nằm cạnh nước nào, nhưng chắc chắn sẽ nhiệt tình giúp bạn chọn hàng và không quên kèm theo lời nhắn "Cứ mua đi và giới thiệu bạn bè mày đến nhé!" ^^
 
Hi hi, mai phải bắt chước mọi người remove Yilka ra khỏi danh sách bạn bè thôi :)) :)) Gato quá. Sắp tới lại còn Bắc Hàn nữa chứ. Hic.
 
Ngày 6: Pangong Tso

Bận rộn lu bu với nhiều điều khác nên tôi vẫn nợ Ladakh nhiều bài viết, xin trở lại cùng bạn đọc trong bài tiếp theo và cũng là ngày cuối cùng chúng tôi còn lưu lại vùng này, hôm nay chúng tôi dành trọn ngày đi thăm hồ Pangong Tso, vừa là hồ nước mặn rộng nhất bang nằm dưới chân Hy Mã, vừa là biên giới tự nhiên (còn tranh cãi) giữa Ấn Độ và Tây Tạng.

====

Hồ Pangong nằm không quá xa Leh, tuy chỉ có 150km đường chim bay giữa hai nơi nhưng thời gian di chuyển thường mất 5-6 tiếng do điều kiện đường núi gập ghềnh và vẫn còn băng tuyết trên nửa quãng đường. Chúng tôi dậy sớm mang theo áo ấm và rất nhiều nước để chống nhức đầu :D

Ladakh buổi sáng tĩnh lặng cực kỳ, trong khung cảnh thanh bình đó, chúng tôi gần như là những người duy nhất chạy trên đường:

IMG_0834.jpg


IMG_0843.jpg


Không phải đợi quá lâu, chúng tôi đã đến gần đoạn đường gian nan nhất tuyến: vượt qua đỉnh Changla Pass ở độ cao hơn 5300m và đặc biệt vẫn gần như đóng băng trong tháng 5:

IMG_0845.jpg


IMG_0846.jpg


IMG_7758.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top