What's new

Kathmandu to Kailash: Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn.

Nhân duyên với Kailash tự thuở nào?

Tôi bắt đầu có vài khái niệm về Tây Tạng cách đây khoảng mười năm. Có lẽ những thông tin đầu tiên lại xuất phát từ cuốn sách “Suối nguồn tươi trẻ” của Peter Kelder. Tôi vẫn khá kiên trì tập luyện năm thức tập của Tây Tạng theo hướng dẫn trong sách này và hẳn nhiên cảm nhận được sự tăng cường sức mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Từ đó tôi để ý đến hai chữ Tây Tạng nhiều hơn. Vậy là “Con đường mây trắng” của Anagarika Govinda do Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách dịch, “Người Tây Tạng nghĩ về cái chết” (Bardo Thodol), “Trong vòng tay Sambala”, “Chúng ta thoát thai từ đâu” của Erono Mundasep và rất nhiều cuốn sách viết về Tây Tạng, Ấn Độ, bắt đầu chiếm nhiều chỗ trong tủ sách của tôi.

Giáo sư Spalding với cuốn “Hành Trình về Phương Đông” đã làm “đảo lộn” suy nghĩ của tôi về con người và vũ trụ. Ông thường xuyên đề cập đến những vị Tôn Sư ngoài trăm tuổi vẫn đang ẩn tu trên những ngọn núi tuyết phủ trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Còn Govinda và Mundasep đều viết nhiều về một ngọn Núi Thiêng, nơi được xem là Núi Tu-Di trên quả địa cầu, là “tâm điểm của mọi xứ sở”, nơi trú xứ của Thần Shiva, của các vị Thiền Phật và Bồ Tát. Một ngọn núi mà theo Govinda là “không có núi nào có thể sánh”. Ngọn Núi Thiêng đó có tên là Kailash, mà trong tác phẩm của mình cũng như các bản dịch, anh Nguyễn Tường Bách gọi là Ngân Sơn.

Ước mơ gần như “hoang tưởng” được đến chiêm ngưỡng ngọn Núi Thiêng, nơi là “trung tâm của thế giới” có lẽ bắt đầu manh nha và lớn dần trong tôi từ những ngày tháng đó.

Và rồi, điều cần đến phải đến. Đầu tháng 6 năm 2010 tôi được gặp anh Nguyễn Tường Bách nhân dịp anh từ Đức về Việt Nam chịu tang bố. Tôi nhớ đã gặp anh tại nhà một người bạn thân của anh. Tôi vốn rất hâm mộ anh Bách sau khi đọc khá nhiều tác phẩm anh viết và dịch; vẫn mong một ngày được gặp anh. Trước đó, khi biết tin bố anh vừa mất, tôi chủ động google, tìm trên các diễn đàn được địa chỉ email của anh. Tôi gửi email chia buồn và anh cũng sớm phúc đáp với lời cảm ơn chân thành. Cuộc sống vốn diệu kỳ vậy đó. Biết tôi mê anh Bách, anh Trần Sỹ Chương, một người anh của tôi đã tạo điều kiện để tôi được gặp anh. Tôi còn nhớ khi vừa vào nhà anh Thu, cúi chào và giới thiệu tên mình, anh đã hỏi “hóa ra Tuấn này là Tuấn đã email cho anh à?”. Nhân duyên cho chuyến hành hương chiêm bái Kailash (Ngân Sơn) hẳn đã nảy mầm từ hôm ấy.

Topic đã được gởi đăng bởi BDK
 
Last edited by a moderator:
Thêm vài hình ảnh về Chuku và khu vực xung quanh

Trước khi tiếp tục hành trình với những câu chuyện ngày càng hấp dẫn và kịch tính hơn=)), mời các anh chị nhìn lại vài hình ảnh quanh khu vực Chuku do "nhóm bốn người" chụp:

9-KoraDay17L.jpg

Chuku trong sương mù 1.

9-KoraDay17M.jpg

Chuku trong sương mù 2.

9-KoraDay17O.jpg

Hướng ống kính lên phía trên Tu viện Chuku.

9-KoraDay17N.jpg

Nhìn sang bên kia thung lũng thấy một dãy kim tự tháp được xây liên kề nhau. Cát và vữa vẫn còn thừa nhiều ở khu vực móng. Hẳn Thành Thiên Đế vẫn chưa hoàn thiện??(Mundasep có đề cập đến vấn đề cát, vữa....trong "Trong vòng tay Sambala")
 
Last edited:
Gạch xây Thành Thiên Đế

9-KoraDay17Q.jpg

Nếu zoom to ảnh này lên, bạn sẽ thấy những lập luận(dù vẫn còn gây nhiều tranh cãi) của Mundasep cho rằng Thành Thiên Đế là một công trình nhân tạo được xây dựng cách nay 850,000 năm không hẳn là không có lý. Những Kim Tự Tháp này "được xây" bằng vố số những lớp gạch kiên cố, loại gạch trông giống như "gạch ong" vẫn thường thấy ở Việt Nam, cũng hao hao giống những viên gạch ở Angkor Wat...

9-KoraDay17P.jpg
2
9-KoraDay17R.jpg

Cứ ngắm hình ảnh này mãi mà chẳng biết viết gì. Nhờ các bạn chú thích giùm...
 
Last edited:
Những đứa bé Kora

9-KoraDay17S.jpg

Dậy đi tiếp thôi chị Ngọc Anh ơi. Đây là gia đình anh chàng người Tạng đã đồng hành cùng chị Ngọc Anh trong suốt ba ngày Kora. Hổng biết ngựa ở đâu rồi mà cả nhà ngồi đây làm dáng vậy? Sáng sớm mới ra khỏi Darchen một đoạn đã gặp anh chàng này, ngỡ cũng là người hành hương như mình thôi nên mình cứ băn khoăn không hiểu tại sao anh ta lại "gùi" thêm cậu con trai bé tí này theo làm gì cho phiền phức, mà lại quá nguy hiểm nữa. Đến Darpoche, chạy vội vào căn nhà ẩm ướt trú mưa mình lại chạm mặt anh ta và anh cũng nhìn mình ngạc nhiên, tò mò. Nào ngờ anh lại chính là sherpa cho chị Ngọc Anh(tức là người dắt con ngựa mà chú Dũng nhường lại). Dù đã "thuê" từ đêm hôm trước nhưng phải đến Darpoche người ta mới biết được ai sẽ dắt ngựa cho mình. Không những chỉ mình anh mà bây giờ mới thấy cả đại gia đình cùng tiếp sức cho nhau. Thật bái phục người dân Tạng, đặc biệt là mấy chú nhóc này cũng như những người phụ nữ làm sherpa. Chính anh chàng này đã cõng chị Ngọc Anh qua suối khi chị gần như "lạc" đường đoạn gần tới Tu viện Dirapuk. Lúc qua đèo Dolma sau này, nhìn những đứa trẻ đi Kora cùng bố mẹ mình lại nhớ tới câu chuyện đồn đại rằng Người Tạng ngâm trẻ sơ sinh vào nước lạnh để xem nó có sống được không thì mới nuôi. Chẳng biết chuyện đó có thật không nên mình vẫn chỉ mong là người ta đồn thổi vì nếu thật thế thì quả là quá "dã man". Nhưng bây giờ nhìn những đứa bé trên đèo Dolma trong mưa tuyết, nhiệt độ âm, dưỡng khí chỉ còn khoảng 50% mức bình thường thì mình lại nghĩ việc ngâm vào nước lạnh còn dễ chịu hơn nhiều....Vậy nên người Tạng đâu có "dã man" chút nào đâu bạn nhỉ??:))
 
Last edited:
Nhìn lại vài cung đường đẹp

9-KoraDay17T.jpg

Mình rất thích cung đường này.

9-KoraDay17U.jpg

Nhìn từ xa vẫn thấy được một khe nước "phọt" ra từ vách núi.
 
Nhìn lại vài cung đường đẹp

9-KoraDay17V.jpg

Khúc quanh giữa hẻm núi nhìn gần.

9-KoraDay17X.jpg

Và nhìn từ xa hơn

9-KoraDay17Y.jpg

Bác Cường đi tắt đường nào mà đã đến sớm chụp được cảnh này?
 
Tiếp tục lên đường

9-KoraDay17Z.jpg

Lối đi ngay dưới chân mình. Tranh thủ đi nhanh thôi, đến Dirapuk nghỉ ngơi thức trắng đêm rồi thì tha hồ mà kể chuyện. Sợ các bác Phượt tử chán quá bỏ thớt thì có mà sớm về quê cày ruộng đến mãn đời chứ làm gì còn được ngồi trước laptop mà "cày" trên Phượt chứ.=))

9-KoraDay19A.jpg

Nhìn lên bầu trời, vẫn một màu mây đen xám xịt.

9-KoraDay19B.jpg

Cứ mây mưa suốt ngày thế này thì chắc rồi cũng được vinh dự ngủ lại Dirapuk một đêm gọi là chứ vượt Dolma cái nỗi gì..
 
Last edited:
Thượng nguồn sông Lha-Chu

9-KoraDay111.jpg

Tới gần lắm với đầu nguồn của Sông Lha-Chu rồi bạn ơi. Đoạn này sông rộng quá. Thống nhất với nhau là đi thật nhanh nhé. gần tới Dirapuk rồi. Không chuyện trò dọc đường gì nữa hết. Cố lên nào. Đêm Dirapuk tha hồ mà hàn huyên tâm sự...:LL
 
Last edited:
Ngân Sơn xuất hiện

Các bác thấy mình chạy nhanh không, mới mấy chục phút thôi mà đã từ Chuku vèo tới Dirapuk rồi. Đương nhiên chạy nhanh thì sẽ mau hết sức mà chất lượng công việc cũng kém đi. Không viết được nhiều. Cũng đành chịu chứ cứ như con Rùa bò mãi trong Thành Thiên Đế, hoang mang giữa hàng ngàn Kim Tự Tháp biết ngày nào tới được Dirrapuk này. Sau bao nhiêu câu chuyện trong Thành Thiên Đế, mình biết nhiều bạn muốn đến nhanh Dirapuk. Thôi, bù lại tối nay sẽ thức trọn đêm tại đây để kể chuyện. Cũng gần kiệt sức rồi nên mình xin kể chậm chậm tí. Dọc đường vì tăng tốc nên bỏ qua nhiều đoạn. Khuya nhớ lại đoạn nào sẽ kể đoạn đó.

9-KoraDay112.jpg

Lần đâu tiên được ngắm chân Kailash. Moti chỉ ngay hướng này khi vừa vượt qua cây cầu nhỏ bắc qua con sông Lha-Chu, chỉ còn vài trăm mét nữa là tới Dirapuk. Sông đầu nguồn nước chảy xiết. Mình tần ngần đứng ngắm sông mà không nhớ chụp cái ảnh nào. Ngân Sơn là đây. Tiếc rằng trời phụ lòng người, vẫn mây đen bao phủ nên khách hành hương chỉ nhìn được phần đế của Tòa Tháp Sambala vĩ đại. Nhưng thôi, như vậy cũng an ủi lắm rồi. Bạn vẫn có thể nhìn thấy rõ những "khuôn mặt Phật" trên hình ảnh này.

9-KoraDay111B.jpg

Ngân Sơn bao phủ bởi mây mù.
 
Last edited:
Một chuyến đi và những trải nghiệm thật tuyệt vời mà không phải ai cũng có thể thưc hiện được. Em thật ngưỡng mộ anh và tất cả những ai đã tham gia hành trình này.

Một câu hỏi hơi tế nhị, nếu anh thấy phiền thì hãy xem như chưa đọc và thứ lỗi cho em. Hành trình này mỗi cá nhân tham gia tốn hết bao nhiêu ạ? Với lại sau này khi rãnh rỗi anh có thể chia sẻ thêm với em về những kinh nghiệm trên đường đi, như việc thuê xe như thế nào,...?

Em xin cám ơn anh và luôn chờ những bài viết mới của anh về chuyên đi này.
 
Một cú nhảy Bungy(video)

@traiheogiong: Ban đầu mình có viết chi tiết vấn đề này trong phần "chuẩn bị" nhưng rồi sau lại thấy hơi "chi tiết" quá nên xóa đi. Nay bạn hỏi xin trả lời chính xác:

Tổng phí tổn cho mỗi thành viên:
- Tour hành hương(Kathmandu to Kailash): 1440 USD (bao gồm toàn bộ phí tổn ăn ngủ, di chuyển, visa Trung quốc v.v.)
- Vé máy bay SGN-KTM: 705 USD
- Nghỉ 2 tối (khách sạn, ăn tối, di chuyển lên về sân bay) tại Bangkok: 120 USD
- Visa nhập cảnh Nepal (làm tại sân bay): 25 USD.
Tổng : 2290 USD.
Đương nhiên một vài khoản chi phí chung khác phát sinh dọc hành trình(khá nhỏ) mình không nhớ được. Việc chi tiêu mua sắm cá nhân thì tùy người.

@Các bác: Mấy hôm nay Tuấn bận quá, không kịp gõ để post hầu các bạn. Đành tranh thủ post tạm cái Video này mời các bác xem chơi. Đây là một cú nhảy Bungy mà mình đã đề cập trong các post trước. Các bác ước chừng chiều cao cú nhảy là khoảng bao nhiêu nhé. Nhớ để ý cú nẩy lên của người nhảy và chiều cao người nhảy khoảng 1,7m. Chỉ cần ước chừng cú nẩy lên bằng bao nhiêu lần chiều cao người nhảy và toàn bộ chiều sâu của thác bằng mấy lần cú nẩy lên là ra ngay thôi. :)) Hứa với các bác là còn rất nhiều chuyện hồi hộp chưa viết kịp. Nhiều lắm lắm luôn....=)). Anh chàng Youtube này tải file cũng chậm như Rùa bò trong Thành Thiên Đế vậy..

[video=youtube_share;y642cYc5Hmo]http://youtu.be/y642cYc5Hmo[/video]​

Một cú nhảy Bungy
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,339
Latest member
Buyoldgmailaccounas
Back
Top