What's new

Kathmandu to Kailash: Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn.

Nhân duyên với Kailash tự thuở nào?

Tôi bắt đầu có vài khái niệm về Tây Tạng cách đây khoảng mười năm. Có lẽ những thông tin đầu tiên lại xuất phát từ cuốn sách “Suối nguồn tươi trẻ” của Peter Kelder. Tôi vẫn khá kiên trì tập luyện năm thức tập của Tây Tạng theo hướng dẫn trong sách này và hẳn nhiên cảm nhận được sự tăng cường sức mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Từ đó tôi để ý đến hai chữ Tây Tạng nhiều hơn. Vậy là “Con đường mây trắng” của Anagarika Govinda do Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách dịch, “Người Tây Tạng nghĩ về cái chết” (Bardo Thodol), “Trong vòng tay Sambala”, “Chúng ta thoát thai từ đâu” của Erono Mundasep và rất nhiều cuốn sách viết về Tây Tạng, Ấn Độ, bắt đầu chiếm nhiều chỗ trong tủ sách của tôi.

Giáo sư Spalding với cuốn “Hành Trình về Phương Đông” đã làm “đảo lộn” suy nghĩ của tôi về con người và vũ trụ. Ông thường xuyên đề cập đến những vị Tôn Sư ngoài trăm tuổi vẫn đang ẩn tu trên những ngọn núi tuyết phủ trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Còn Govinda và Mundasep đều viết nhiều về một ngọn Núi Thiêng, nơi được xem là Núi Tu-Di trên quả địa cầu, là “tâm điểm của mọi xứ sở”, nơi trú xứ của Thần Shiva, của các vị Thiền Phật và Bồ Tát. Một ngọn núi mà theo Govinda là “không có núi nào có thể sánh”. Ngọn Núi Thiêng đó có tên là Kailash, mà trong tác phẩm của mình cũng như các bản dịch, anh Nguyễn Tường Bách gọi là Ngân Sơn.

Ước mơ gần như “hoang tưởng” được đến chiêm ngưỡng ngọn Núi Thiêng, nơi là “trung tâm của thế giới” có lẽ bắt đầu manh nha và lớn dần trong tôi từ những ngày tháng đó.

Và rồi, điều cần đến phải đến. Đầu tháng 6 năm 2010 tôi được gặp anh Nguyễn Tường Bách nhân dịp anh từ Đức về Việt Nam chịu tang bố. Tôi nhớ đã gặp anh tại nhà một người bạn thân của anh. Tôi vốn rất hâm mộ anh Bách sau khi đọc khá nhiều tác phẩm anh viết và dịch; vẫn mong một ngày được gặp anh. Trước đó, khi biết tin bố anh vừa mất, tôi chủ động google, tìm trên các diễn đàn được địa chỉ email của anh. Tôi gửi email chia buồn và anh cũng sớm phúc đáp với lời cảm ơn chân thành. Cuộc sống vốn diệu kỳ vậy đó. Biết tôi mê anh Bách, anh Trần Sỹ Chương, một người anh của tôi đã tạo điều kiện để tôi được gặp anh. Tôi còn nhớ khi vừa vào nhà anh Thu, cúi chào và giới thiệu tên mình, anh đã hỏi “hóa ra Tuấn này là Tuấn đã email cho anh à?”. Nhân duyên cho chuyến hành hương chiêm bái Kailash (Ngân Sơn) hẳn đã nảy mầm từ hôm ấy.

Topic đã được gởi đăng bởi BDK
 
Last edited by a moderator:
Lộ trình chiêm bái Ngân Sơn và công tác chuẩn bị

Dù thời gian chuẩn bị khá ít, chúng tôi cũng đã bố trí được một chuyến tập leo núi tại Langbiang do anh Thu chủ trì. Tôi vẫn mong sẽ làm được một chuyến lên Phanxipăng để thử sức nhưng không thể nào thực hiện kịp và cũng an ủi thay, anh Cường (2 lần Kora) đã nói với tôi rằng chẳng cần tốn công sức mà leo Phanxipăng làm gì vì nó chẳng “ăn nhập” gì với Kailash cả. Khí hậu và thổ nhưỡng Tây Tạng cực kỳ khắc nghiệt, chẳng giống nơi nào. Nên dù bạn có leo lên một ngọn núi cao 6000 m ở Việt Nam thì cũng không thể nói nó tương tự với việc đi Kora được. Anh Thu, người đã hai lần lên Phanxipăng cũng nói rằng việc thở là khá dễ dàng, chỉ vất vả khi leo núi thôi; khác hẳn với trải nghiệm của nhiều người về việc thiếu oxy, khó thở, xuống sức rất nhanh…khi mới lần đầu đặt chân đến Lhasa.
Và rồi, cuối cùng đoàn chúng tôi cũng đến ngày lên đường tới Kailash. Trước hết, hãy liếc qua lộ trình của chúng tôi nhé:

yatra-map-1.gif


Bản đồ lộ trình chiêm bái Ngân Sơn 1​

Chúng tôi sẽ khởi hành tại TP.HCM và bay qua Bangkok rồi đến Kathmandu. Sau đó đoàn sẽ đi xe bus theo lộ trình Kathmandu-Zhangmu-Nyalam-Saga-Paryang-Manasarovar-Darchen. Bắt đầu từ Darchen sẽ là vòng Kora theo chiều kim đồng hồ từ Darchen-Darpoche-Choku Gompa-Dirapuk-Dolma La-Zuthulpuk-Darchen. Sau khi hoàn thành 3 ngày 2 đêm Kora quanh Núi Thiêng Kailash, đoàn sẽ đi theo lộ trình cũ về lại Kathmandu, thăm viếng thêm phố cổ Patan và trở về Bangkok-Ho Chi Minh.

1-Lịch trình bay:
Xuất phát từ Saigon (SGN), ngủ đêm tại Bangkok (BKK), sau đó bay đi Kathmandu (KTM). Hãng máy bay: Thai Airways
Ngày 7.8 SGN-BKK: 10h20-11h45
Ngày 8.8 BKK-KTM: 10h15-12h25
Từ 8.8 đến 21.8, Tour hành hương Kathmandu-Kailash-Kathmandu
Ngày 22.8 KTM-BKK: 13h30-18h15
Ngày 23.8: BKK-SGN: 7h45-9h15, đến Saigon lúc 9h15 sáng 23.8
2-Lộ trình chi tiết: Chuyến hành hương Kailash(không tính hai đêm ở Bangkok)

4-KathmandutoTibetMap.jpg


Bản đồ lộ trình chiêm bái Ngân Sơn 2​

- Ngày 1 (8/8/2011): Katmandu (1300m)
Ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn Park Village Resort.
- Ngày 2 (9/8/2011): Katmandu (1300m.)
Sau khi ăn sáng sẽ tham quan Katmandu, Nghỉ đêm tại Park Village Resort.
- Ngày 3 (10/8/2011): Katmandu tới Zhangmu(2300m) và tới Nyalam (3750m, 160km)
Đây là ngày đầu tiên của cuộc hành hương từ Katmandu tới biên giới Trung Quốc bằng xe bus. Nghỉ đêm tại nhà nghỉ tại thị trấn Nyalam.
- Ngày 4 (11/8/2011): Làm quen thủy thổ Nyalam
Trọn ngày là chương trình tự do tham quan thị trấn Nyalam. Tập leo núi từ độ cao 3750m lên 4100m.
- Ngày 5 (12/8/2011): Nyalam tới Saga (4640m, 375km)
Sau bữa ăn sáng chúng ta sẽ đi từ Nyalam tới Saga; chuyến đi dài khoảng 8h. Nghỉ đêm tại khách sạn Saga.
- Ngày 6 (13/8/2011): Saga tới Paryang
Nghỉ đêm tại nhà nghỉ Bhramaputra.
-Ngày 7 (14/8/2011): Paryang tới Mansarovar (4590m)
Đây là ngày đầu tiên chúng tôi tới bờ hồ Mansarovar. Nghỉ đêm tại nhà nghỉ ở Mansarovar.
Ngày 8 (15/8/2011): Manasarovar tới Darchen (4575m, 110km)
Trọn ngày là chương trình tự do với các hoạt động tâm linh. Lái xe khoảng 2:30h tới Darchen và nghỉ đêm tại đấy.

MountKailashParikarmaRouteMap.jpg


Bản đồ lộ trình Kora quanh Kailash(Ngân Sơn) 1​

Ngày 9 (16/8/2011): Darchen tới Diraphuk (4890m, 22km)-Ngày Kora thứ nhất.
Đây là ngày đầu tiên đi quanh núi của chuyến Kailash . Ngày này chúng ta sẽ đi bộ liên tục khoảng 6-7h. Nghỉ đêm tại Diraphuk.

KailashMountMap.gif


Bản đồ lộ trình Kora quanh Kailash(Ngân Sơn) 2-3D​

Ngày 10 (17/8/2011): Diraphuk tới Dolma La(5660m)và về Zhulthulphuk (4790m, 22km.)-Ngày Kora thứ 2
Ngày 11 (18/8/2011): Zhulthulphuk về Darchen(Ngày Kora thứ 3) rồi tới Manasarovar và về Paryang
Ngày 12 (19/8/2011): Paryang về Saga
Ngày 13 (20/8/2011): Saga về Nyalam
Ngày 14 (21/8/2011): Nyalam về Katmandu
Ngày 15 (22/8/2011): Kathmandu- Bangkok
 
Last edited by a moderator:
Bangkok

8h sáng ngày 07/08/2011, chúng tôi xuất phát ra sân bay TSN. Cũng như bao nhiêu lần khác, tôi vẫn đến sát giờ bay, luôn trong trạng thái hồi hộp vì lo trễ chuyến. Hy vọng tôi sẽ sớm sửa chữa thói quen nguy hiểm này của mình. Chỉ cần chưa tới 2h đồng hồ, Thai Airway đã đưa chúng tôi tới sân bay Suvarnabhumi. Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi rõ ràng là hiện đại hơn hẳn TSN của tôi nhiều lần., Đây là sân bay xếp thứ 18 trong danh sách những sân bay bận rộn nhất trên thế giới, và phục vụ khoảng hơn 45 triệu khách/năm, có khả năng nâng cấp lên thành 100 triệu khách trong một năm.

DSC00580.jpg

Một góc nhà ga Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi-Bangkok-Thailand

Về khách sạn, thả đồ đạc xuống, nghỉ ngơi trong chốc lát và bỏ luôn bữa cơm trưa, chúng tôi cùng nhau lên xe đi viếng thăm Phật đài Dhammakaya, một kỳ quan của Phật giáo hiện đại.

DSC09673.jpg

Phật đài Dhammakaya, một kỳ quan của Phật Giáo hiện đại. Phật đài được bố trí tới 1 triệu tượng Phật được đúc bằng đồng pha vàng. Mỗi tượng nặng 2,5 kg và cao 18 cm.

DSC09667.jpg

Bao quanh Phật đài chính là một Thiền đường rộng tới 1,000,000 m2 được chia làm 1 triệu ô, mỗi ô là 1m2 dành cho một người ngồi thiền.

DSC09662.jpg

Vậy nên, có thể tổ chức cho 1 triệu người thiền cùng lúc trong quanh Phật đài này.

DSC_0019.jpg

Trong cùng là Phật đài với 1 triệu tượng Phật, vòng giữa là Thiền đường với 1 triệu chỗ ngồi và ngoài cùng là một hệ thống nhà ở kiên cố đang được xây dựng dành cho Thiền sinh từ khắp nơi về ở và tu tập miễn phí.

DSC_0034.jpg

Và các nhà sư Thái từ khắp mọi miền của đất nước đổ về đây hẳn là những người được "hưởng lợi lạc" đầu tiên trong khu thiền viện vô cùng rộng lớn và dễ chịu này???

Trên suốt chặng đường đi thăm viếng Phật đài trong điều kiện kẹt xe dữ dội tại Bangkok, trong cái khó chịu vì mệt mỏi sau một chuyến bay, chưa kịp ăn uống gì, cũng không kịp chợp mắt nghỉ trưa tôi lại "được" ngắm lại đường phố Bangkok sau hơn bốn năm không thăm lại nơi này. Đường phố rộng hơn, đẹp hơn và có thêm rất nhiều cầu vượt nhưng nạn kẹt xe hầu như vẫn chưa được cải thiện mấy. Rất may, bản thân tôi đã được "cải thiện" để biến đổi nhiều hơn, trầm lắng hơn, kiên nhẫn chờ đợi hơn, dù có chút khó chịu nhưng không còn nóng nảy vật vã như những năm về trước nếu ở cùng hoàn cảnh. Nhờ vậy tôi quan sát được nhiều hơn. Phố xá Bangkok ngày càng đông đúc hơn nhưng rải rác nhiều khu vực của thành phố Bangkok vẫn chỉ lô nhô nhiều cao ốc đơn điệu, thiếu hẳn không gian xanh. Xen lẫn những tòa cao ốc Ngân Hàng, khách sạn sang trọng là nhiều khu nhà biệt thự lẫn tòa nhà cao tầng xây dựng dở dang nay hư hỏng hoang phế tiêu điều. Mới trưa nay thôi, khi tôi hỏi một anh bạn người Thái cùng đi trên BTS từ sân bay Quốc tế Suvarnabhumi về khách sạn thì được anh trả lời rằng đó là hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1997, khi các nhà đầu tư trước đó tập trung quá nhiều vào Bất động sản ở Bangkok. Đã 14 năm trôi qua mà chưa thấy khu nhà nào được thi công trở lại; nay chủ nhân của những dự án này cũng không biết đang lưu lạc ở đâu. Tôi chạnh lòng khi liên tưởng tới nhiều căn biệt thự hoang phế tại các dự án Bất động sản ở Quận 9-TPHCM, nơi có cả hàng trăm ngôi nhà xây lên rồi chỉ để cho dân xì ke ma túy đến chích choác hàng đêm và hàng loạt khu chung cư cao cấp đã đang và tiếp tục được xây dựng lúc mà các Chủ đầu tư đã bắt đầu bán tháo căn hộ. Liệu một thập kỷ sau, TPHCM sẽ có nhiều khu bỏ hoang như Bangkok bây giờ?

DSC09676.jpg

Thôi hãy ngừng suy tư về những chu kỳ lên xuống của nền kinh tế, hãy cùng ngắm Bangkok buồn lặng lẽ trong mưa chiều..
 
Last edited by a moderator:
Re: Kathmandu to Kailash(Ngân Sơn): Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn.

Nghe kể việc di chuyển từ Nyalam tới Saga rồi tăng độ cao liên tùng tục mà rợn quá. Rất nhớ chặng đường từ Nyalam tới Saga rồi Paryang- một trong những chặng đường xóc bụi và mệt mỏi vô cùng tận.

Tăng tốc đi bác Tuanfreedom (beer)
 
Kathmandu

Sau một đêm yên bình ở Bangkok, 10h45(giờ Bangkok) ngày 08/08/2011 chúng tôi lên máy bay đi Kathmandu và tới 3h chiều(giờ Kathmandu) chúng tôi đã đặt chân đến Nepal. Chuyến bay từ Bangkok đi Kathmandu của Thai Airway rất ít khách. Theo ước tính của tôi lượng khách chỉ chiếm chỉ 30% tổng số ghế. Họ vẫn phải bay thôi. Bản thân tôi luôn tiếc cho các hãng hàng không trong những trường hợp như vậy, lãng phí quá chừng. Dù ít người thì khách có thể lựa chọn vị trí thuận tiện để quan sát cảnh đẹp phía dưới hoặc muốn nằm ngủ chỗ nào cũng được trên 5 cái ghế liền kề. Tôi nhớ lần trước trên chuyến bay của Qatar Airway từ TPHCM quá cảnh tại thành phố Doha Vương Quốc Qatar trên đường đi Thụy Sĩ, cả một máy bay mấy trăm chỗ ngồi chỉ có vài chục khách. Tôi thấy rất xót xa. Tôi cứ lo rằng họ sẽ lỗ mất thôi dù đã được một anh bạn trấn an là đây là hãng hàng không của thái tử Qatar; ông ta rất giàu và đang cố bành trướng hãng hàng không của mình ra nhiều nước trên thế giới nên sẽ đương nhiên là chấp nhận chịu lỗ trên rất nhiều đường bay.
Sau nhiều giờ chờ đội hồi hộp, cuối cùng thì những đỉnh núi tuyết thuộc dãy Himalaya cũng hiện ra dưới cánh máy bay. Nhiều cái đầu chen nhau qua khung cửa kính máy bay để gắng thu hết những hình ảnh choáng ngợp của dãy Hy Mã trước khi máy bay đáp xuống Kathmandu.

DSC00502.jpg

Một góc thành phố Kathmandu.

DSC00464.jpg

Thung lũng Kathmandu

DSC00510.jpg

Dân cư sống rải rác từ dưới thung lũng đến tận đỉnh những ngọn núi thấp ở ngoại ô Kathmandu

DSC09689.jpg

Và đây rồi, Tribhuwan International Airport đã xuất hiện. Nhìn bao quát, Tribhuvan trông giống như một sân bay dã chiến. Các bờ tường gạch không thèm quét vôi. Ngày hôm nay có khá ít khách nên chúng tôi làm thủ tục hải quan rất nhanh. Theo tôi được biết, khách quốc tế tới Nepal chủ yếu là để du lịch leo núi.

2-Kathmandu1A.jpg

Nepal chào đón chúng tôi một cách lặng lẽ như vậy đấy..

2-Kathmandu2.jpg

Sân bay thường vắng khách, chẳng giống Sài Gòn chút nào. Mọi người tranh thủ đổi tiền Nepal để chuẩn bị cho những khoản chi tiêu sắp tới, 1 USD=70 Nepali Rupi.
 
Last edited by a moderator:
Kathmandu

2-Kathmandu2A.jpg

Park Village Hotel-Kathmandu

Khách sạn Park Village Resort khá tốt, có khuôn viên tương đối rộng. Dịch vụ Internet phải trả tiền chứ không được miễn phí như nhiều khách sạn ở Việt Nam. Cứ mỗi 200 rupi thì sẽ được vào Internet 3h. Tuy nhiên tốc độ mạng Internet ở đây khá chậm. Chúng tôi được ăn Buffet với chủ yếu là các món ăn chay, cũng khá dễ ăn. Những hạt cơm dài đều, gần như không vỡ. Chỉ có 02 món mặn là Cá và cà ri Gà thôi. Mỗi bữa ăn(tự do) khoảng 980 rupi. Mình quan sát thấy khách bản địa, 100% là ăn bốc. Mình nhìn những bàn tay dài, đen đúa, đầy lông lá thọc vào dĩa cơm mà thấy hơi ớn. Tuy nhiên khi dùng các món Tây như Kem.. thì họ vẫn sử dụng muỗn và nĩa một cách thành thạo. Ngạc nhiên thật.

DSC09725.jpg

Một bữa sáng tiêu biểu tại khách sạn.

2-Kathmandu4.jpg

Ngay buổi chiều đầu tiên tại Kathmandu, chúng tôi quyết định đi chợ để bổ sung ngay những đồ đạc con thiếu khi đi leo núi..Quả thật dụng cụ leo núi ở đây chắc hẳn là đa dạng nhất thế giới với đủ mọi chủng loại, màu sắc, chất lượng và giá cả. Hàng lưu niệm, áo quần, sách, bản đồ leo núi…tràn ngập khu phố. Người Nepal bán hàng nói thách kinh khủng, thường họ kêu giá 200-300% giá bán.

DSC09710.jpg

Tới khu vực may thêu quần áo ngay giữa chợ, mình quyết định mua ngay hai chiếc áo thun có thêu biểu tượng Mandala rất ấn tượng với giá 500 Rupi/cái. Quả thật hai cái áo rất bền. Sau gần bảy tháng mặc thường xuyên mà áo vẫn dường như còn mới nguyên. Điều đặc biệt là mình thấy rất nhiều thợ may thêu ở đây đều là nam. Họ trông rất khéo tay. Mang theo chiếc máy ảnh cùi Sony đã sử dụng hơn ba năm, pin rất nhanh hết. Mình gắng tìm mua thêm một viên pin để dự phòng khi đi Kora. Họ kêu 3000 Rupi nhưng vừa trả đến 1500 thì cũng bán luôn vì họ bảo do mình là người Việt Nam anh dũng đánh Mỹ nên mới bán. Mình tìm cách mãi mới bỏ chạy được. Thật may mắn. Chắc do áy náy vì vụ đào tẩu này nên khi hỏi một bản đồ hành trình Kora, được hét giá 570 Rupi, mình trả đến 1000 Rupi cho ba cái thì quyết định mua luôn. Mình có để ý mấy cuốn Kamasutra với những hình ảnh quan hệ nam nữ tuyệt đẹp nhưng chưa vội mua vì sợ bị hớ. Sau này khi ra sân bay để về lại Bangkok mình đã ôm một mớ Kamasutra(sách) đủ mọi kích thước và những bộ bài Kamasutra với những hình ảnh nam nữ giao hoan quá sắc nét và ấn tượng về để tặng bạn bè. Tặng hết rồi vẫn còn người tới xin tặng thêm làm mình phải giải thích mãi.(Không biết Phượt có cho phép đăng những hình ảnh Kamasutra không nên mình chưa dám đăng. Các bác hỏi giúp mình nhé. Nếu được phép, ngày mai mình sẽ đăng mươi tấm xem chơi...).

2-Kathmandu3.jpg

Tranh thủ tạt qua Bộ Giáo Dục Nepal tí. Nhìn tàn tạ quá, chắc giống nhiều cơ quan của Việt Nam những năm 80?

2-Kathmandu6.jpg

Buổi chiều ở Kathmandu, đặc biệt lúc gần tối. Quạ bay về rất nhiều, đậu dày đặc trên những cành cây ven đường.

2-Kathmandu7.jpg

Mình chụp được một tấm ảnh rất kỳ lạ. Các anh trong đoàn cho rằng đây là sự xuất hiện của một Mandala. Một số thành viên khác trong đoàn như chị Ngọc Anh, Anh Thu…cũng đã từng chụp được những tấm hình tương tự. Đặc biệt là anh Thu từng chụp được một tấm cực đẹp có xuất hiện Mandala ngay khi đi tập leo núi ở Langbiang báo hiệu chuyến đi Ngân Sơn lần này đoàn sẽ được bình yên. Sau này, trên đường hành hương, càng gần ở những khu vực linh thiêng thì càng dễ chụp được những tấm ảnh có xuất hiện Mandala. Càng phóng to hình lên nhìn càng thấy đẹp. Hình tròn đều, với hai viền tròn trắng đen bao bọc, bên trong là những dấu hiệu nhiều sắc màu như được in nổi. Nó trông giống như một dấu hiệu xuất hiện trên thân thể một Dị nhân quý tướng nào đó ta thường thấy trong Phim Mỹ, báo hiệu một cuộc đời khác thường của người mang nó, như tấm bản đồ trên người cậu bé trong phim Thế Giới Nước chẳng hạn..
 
Last edited by a moderator:
Đường xa nắng mới

@Các anh chị và các bạn cho mình xin một phút "quảng cáo" nhé. Mình nghĩ hẳn ai cũng vui khi biết được "sản phẩm" đặc biệt này:
Anh Nguyễn Tường Bách, trưởng đoàn đi Kailash của Tuấn vừa hoàn thành cuốn sách cực hay "Đường xa nắng mới" với trọng tâm(phần II) là chuyến tham bái Ngân Sơn vừa rồi. Tuổi Trẻ đã có bài giới thiệu sách ngày hôm qua. Xin trân trọng giới thiệu với mọi người.

ngxanngmi1.jpg

Bìa sách "Đường Xa nắng mới"

ngxanngmi2.jpg

Quyển "Đường Xa nắng mới" đầu tiên có chữ ký của anh Nguyễn Tường Bách đã nằm trên kệ sách của mình.
 
Last edited by a moderator:
Kathmandu

Ngày thứ hai tại Kathmandu, đoàn mình đi thăm động Pharping.

2-Kathmandu8.jpg

Pharping Ganesh and Saraswati Temple gần động Lang-Le-Sho, cách Kathmandu khoảng 20Km về phía Tây Nam.

2-Kathmandu9.jpg

Các nhà Sư Nepal tại Pharping Ganesh and Saraswati Temple gần động Lang-Le-Sho.

2-Kathmandu10.jpg

So dấu tay Ngài Liên Hoa Sinh(Padmasambhava) để lại trên vách đá trước cửa động Lang-Le-Sho từ thế kỷ thứ 8. Động Này nằm ở một địa danh tên gọi là Pharping cách Kathmandu khoảng 20Km về phía Tây Nam. Nơi đây tương truyền ngài Liên Hoa Sanh trên đường từ Ấn Độ qua Tây Tạng đã dừng lại tu tập và thành tựu diệu pháp Kim Cương Tát Đỏa.

2-Kathmandu10A.jpg

Đền thờ vị Kim cương không hành nữ Vajradakini, được xây dựng năm 1665 tại Pharping. Tầng trên cùng là nơi thờ vị Không hành nữ, thần của Mật Tông.

2-Kathmandu11.jpg

Một buổi hành lễ 1

2-Kathmandu12.jpg

Một buổi hành lễ 2

DSC09770.jpg
Nhưng càng về sau hẳn Động Pharping sẽ chẳng bao giờ còn được bình yên nữa khi hàng chục căn nhà vẫn đang mỗi ngày được xây cất với tốc độ khá nhanh như mình nhìn thấy hôm nay..
 
Last edited by a moderator:
Chương 1: Kathmandu

2-Kathmandu14.jpg

Nụ cười Nepal: Cô bé này đang có vài phút nghỉ ngơi sau khi vác gạch và xúc cát xây nhà, phụ nữ ở đây việc gì cũng làm được, đặc biệt các công việc nặng nhọc.

2-Kathmandu15.jpg

Tương lai nào chờ em phía trước? Hẳn chưa bao giờ em được đến trường như những bạn bè đồng lứa.

Sau này, hễ nhớ tới nỗi cơ cực của Phụ nữ Nepal, tôi không bao giờ quên được những hình ảnh phụ nữ khuân vác dọc đường phục vụ du khách. Cảm ơn Trung Toàn đã chụp thêm được nhiều tấm ảnh thể hiện nỗi vất vả của họ. Những ánh mắt thật buồn, lầm lũi đi trong nắng trong mưa.

IMG_7065.jpg

Nào cùng xuất phát.

IMG_7066.jpg

Vững bước lên đường.

IMG_7068-1.jpg

Hàng nặng trên lưng.

IMG_7069.jpg

Nhưng mình chẳng ngại.

IMG_7070.jpg

Dù hai mươi chuyến rồi...
 
Last edited by a moderator:
Kathmandu

DSC09774.jpg

Trên đường từ động Pharing trở về Kathmandu để ghé thăm Bảo tháp Boudhanath nằm ở vùng ngoại ô Thủ đô Kathmandu(sẽ giải thích ở phần sau), đoàn mình đã lần đầu tiên nếm mùi kẹt xe ở Kathmandu. Kẹt xe hẳn là một “đặc sản” của Kathmandu.
Giao thông ở đây thật là kinh khủng. Gần như lúc nào cũng kẹt. Tài xế ở đây hẳn là giỏi nhất thế giới chứ không phải là lái xe ở Sài Gòn hay Hà Nội như người phương tây vẫn bầu chọn và người Việt cũng đồng ý suốt mấy thập niên qua. Đường sá ở đây khá nhỏ, xấu. Những con lươn bê tông dùng làm dải phân cách chỉ là một vài đoạn bê tông được đúc xấu xí, nằm rải rác, không thẳng hàng, cũng không kết nối liền lạc với nhau, trông rất lộn xộn. Xe máy và xe bus chạy rất ẩu. Bụi đường mù mịt. Có một điều đáng ngạc nhiên nhất là dù kẹt xe hàng nhiều giờ đồng hồ nhưng khuôn mặt của các bác tài lúc nào cũng có vẻ rất điềm tĩnh, không hề tỏ vẻ nóng nảy, sốt ruột, bóp còi inh ỏi..hay thậm chí là nổi khùng rồi chửi bới lung tung như các bác tài tôi vẫn gặp khi kẹt đường ở Việt Nam. Đoàn chúng tôi phải thường xuyên xuống xe đi bộ mấy cây số liên tục là chuyện thường ngày. Lúc kẹt nặng có hẳn 5-6 chiếc xe nằm dàn ngang cả mặt đường, tệ hơn Sài Gòn nhiều lần.

DSC09777.jpg

Kẹt xe 1

DSC09775.jpg

Kẹt xe 2

DSC09776-1.jpg

Kẹt xe 3

2-Kathmandu16.jpg

Một Ngôi Làng Nepal trên đường từ Kathmandu đi Pharping thăm động lang-Le-Sho nơi Đức Liên Hoa Sinh đã từng tu tập.

2-Kathmandu17.jpg

Một kiểu nhà của người Nepal dọc đường đi..(hẳn nhiều gia đình cùng sống chung ở đây?)

IMG_6923.jpg

Trở lại với phố phường Kathmandu.
 
Last edited by a moderator:
Kathmandu

Buổi chiều ngày thứ hai tại Kathmandu, sau khi đã thoát được nạn kẹt xe đoạn Pharping, cả đoàn háo hức đến thăm ngài Drupon Sonam Jorphel Rinpoche, một vị lạt ma cao quý thuộc dòng Drikung Kagyu. Một số thành viên trong đoàn đã có nhiều năm tu tập Kim Cương Thừa nên họ đã bố trí cuộc gặp này ngay những ngày đầu chuẩn bị cho chuyến đi. Ở Việt Nam người ta hẳn thường chỉ biết đến mỗi Ngài Đạt lai Lạt Ma của Tây Tạng vì Ngài quá nổi tiếng nhờ các phương tiện truyền thông khắp thế giới. Sau khi đọc nhiều tác phẩm viết về Tây Tạng, Ấn Độ như “Hành trình về Phương Đông”..mình mới hiểu thêm rằng dọc theo suốt chiều dài dãy Hymalaya này với các xứ sở như Nepal, Tây Tạng, Ấn Độ, Bhutan..có hàng ngàn vị Lạt ma cao quý khác. Mỗi vị đều là những bậc thầy tâm linh vĩ đại với một sứ mệnh cao cả dù họ không nổi tiếng, không được nhiều người biết đến như Đạt Lai Lạt Ma. Thậm chí những vị đã từng là Thầy của Dalai Lama thứ XIV như Ngài thánh tăng Trulshik Rinpoche, một bậc thầy vĩ đại của thời đại, người được coi là người thừa kế tinh thần của một vài vị Lạt ma cao cấp phái Nyingma như Dilgyo Khentse Rinpoche. Ngài Dilgyo Khentse Rinpoche cũng là thầy dạy của rất nhiều những vị thầy lớn bao gồm cả đức Dalai Lama thứ XIV, Đức Karmapa thứ XVI. Ở Việt Nam, nay người ta đã biết đến Ngài qua tự truyện “Trăng Kim Cương”. Mới đây khi gặp anh Nhân-Chị Bình mình còn biết thêm Ngài là thầy dạy của vị Matthieu Ricard qua tác phẩm ảnh đẹp mê hồn về xứ sở Bhutan huyền thoại với những ảnh chụp chân dung Ngài rất sinh động. Matthieu Ricard thì khá được biết đến ở Việt Nam qua các tác phẩm “Cái vô hạn trong lòng bàn tay” viết chung với giáo sư Thiên văn học nổi tiếng Trịnh Xuân Thuận.

2-Kathmandu18.jpg

Đây là con hẻm dẫn vào nhà Ngài Sonam Rinpoche..Dù mức sống ở Nepal còn khá thấp, học sinh Nepal luôn mặc đồng phục rất đẹp, đặc biệt là thắt Cravat.

2-Kathmandu19.jpg

Đố bạn biết ai đang đảnh lễ Ngài Drupon Sonam Jorphel Rinpoche

Khác với trong trí tưởng tượng của mình, Ngài Sonam lại sống trong một căn hộ chung cư cao tầng rộng nhưng khá cũ gần khu Bảo tháp Boudhanath. Ngài tiếp đón chúng tôi một cách khá thân tình với bánh ngọt, trà, và trái cây. Trông Ngài quá đỗi hiền từ và thân thiện. Ngài trò chuyện với đoàn bằng tiếng Anh với phát âm khá rõ. Chính Ngài đã 3 lần đi Kora quanh Ngân Sơn. Ngài đã tặng chúng tôi các câu thần chú để đọc khi lên đường và cũng không do dự khuyên ai nên ở lại vì rằng không nhất thiết phải đi trọn Kora nếu sức khỏe không cho phép. Ngài làm phép cho những chiếc khăn, các loại Pháp khí mà anh chị em mang theo. Mình chẳng chuẩn bị mua được gì nên liều lĩnh mở chiếc đồng hồ đeo tay lên để Ngài ban phước thế mà cũng được. Ngài không quên tặng thêm mỗi người một nhúm hạt thuốc gọi là “Dharma pills” và dặn dò cách dùng kỹ lưỡng.

2-Kathmandu20.jpg

Bảo tháp Boudhanath nằm ở vùng ngoại ô Thủ đô Kathmandu-Nepal. Boudhanath là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo quan trọng nhất tại Nepal và là một trong bảy kỳ quan của Phật giáo thế giới. Bốn cặp mắt Phật luôn được nhìn thấy từ bốn hướng Đông-Tây-Nam Bắc và gần như là biểu tượng của Đất nước Nepal.Sau năm 1959, nhiều người dân Tây Tạng đã đến định cư ở khu vực xung quanh bảo tháp Boudhanath. Và ngày nay, cộng đồng người Tây Tạng phát triển khá lớn mạnh ở khu vực lân cận bảo tháp Boudhanath tại Kathmandu, cùng với đó là sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng, nhiều tu viện và các trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng được thành lập Mình đã cùng hàng ngàn hàng tín đồ từ khắp nơi trên thế giới đổ về để đi nhiễu thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ xung quanh bảo tháp, cùng nhau trì chú "Om Mani Padme Hum" và quay bánh xe cầu nguyện. Người ta nói rằng ai đi nhiễu được nhiều vòng xung quanh Bảo Tháp này thì sẽ được công đức vô lượng. Mình chợt nghĩ, công đức hẳn nếu có mình sẽ được hưởng trong tương lai. Nhưng hiện tại, với những người dân sống quanh bảo tháp với rất nhiều cửa hàng ăn uống, khách sạn, tiệm bán những tác phẩm nghệ thuật, đồ trang sức và hàng thủ công mỹ nghệ của Tây Tạng...thì họ được hưởng "công đức" quá nhiều rồi vì ngày nào cũng có hàng ngàn hàng vạn du khách từ khắp mọi miền của Nepal, Ấn Độ, Tây Tạng và nhiều nước khác trên thế giới đổ về đây tham quan, chiêm bái thánh tích Phật Giáo này. Ngay tới hàng vạn con bồ câu sống ở đây cũng được hưởng quá nhiều phước đức nữa là..

DSC00559.jpg

Hàng quán quanh khu vực Tháp.

DSC00445.jpg

Một cửa hàng bán đồ Pháp khí cạnh Bảo Tháp.

DSC09803.jpg

Một ngôi chùa lớn gần khu Bảo tháp.

2-Kathmandu22.jpg

Và Nụ cười Nepal 2(lai Tây??), Xin tạm biệt Kathmandu...Mai mình lên đường đi Tây Tạng. Khuya quá rùi. Đói bụng nữa. Ngủ một giấc để mai còn sức leo núi..Sau khi đến Ngân Sơn mình sẽ còn trở lại Kathmandu và đi thăm Cố đô Patan.
 
Last edited by a moderator:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,774
Bài viết
1,137,870
Members
192,684
Latest member
bigwin29com
Back
Top