What's new

Kathmandu to Kailash: Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn.

Nhân duyên với Kailash tự thuở nào?

Tôi bắt đầu có vài khái niệm về Tây Tạng cách đây khoảng mười năm. Có lẽ những thông tin đầu tiên lại xuất phát từ cuốn sách “Suối nguồn tươi trẻ” của Peter Kelder. Tôi vẫn khá kiên trì tập luyện năm thức tập của Tây Tạng theo hướng dẫn trong sách này và hẳn nhiên cảm nhận được sự tăng cường sức mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Từ đó tôi để ý đến hai chữ Tây Tạng nhiều hơn. Vậy là “Con đường mây trắng” của Anagarika Govinda do Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách dịch, “Người Tây Tạng nghĩ về cái chết” (Bardo Thodol), “Trong vòng tay Sambala”, “Chúng ta thoát thai từ đâu” của Erono Mundasep và rất nhiều cuốn sách viết về Tây Tạng, Ấn Độ, bắt đầu chiếm nhiều chỗ trong tủ sách của tôi.

Giáo sư Spalding với cuốn “Hành Trình về Phương Đông” đã làm “đảo lộn” suy nghĩ của tôi về con người và vũ trụ. Ông thường xuyên đề cập đến những vị Tôn Sư ngoài trăm tuổi vẫn đang ẩn tu trên những ngọn núi tuyết phủ trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Còn Govinda và Mundasep đều viết nhiều về một ngọn Núi Thiêng, nơi được xem là Núi Tu-Di trên quả địa cầu, là “tâm điểm của mọi xứ sở”, nơi trú xứ của Thần Shiva, của các vị Thiền Phật và Bồ Tát. Một ngọn núi mà theo Govinda là “không có núi nào có thể sánh”. Ngọn Núi Thiêng đó có tên là Kailash, mà trong tác phẩm của mình cũng như các bản dịch, anh Nguyễn Tường Bách gọi là Ngân Sơn.

Ước mơ gần như “hoang tưởng” được đến chiêm ngưỡng ngọn Núi Thiêng, nơi là “trung tâm của thế giới” có lẽ bắt đầu manh nha và lớn dần trong tôi từ những ngày tháng đó.

Và rồi, điều cần đến phải đến. Đầu tháng 6 năm 2010 tôi được gặp anh Nguyễn Tường Bách nhân dịp anh từ Đức về Việt Nam chịu tang bố. Tôi nhớ đã gặp anh tại nhà một người bạn thân của anh. Tôi vốn rất hâm mộ anh Bách sau khi đọc khá nhiều tác phẩm anh viết và dịch; vẫn mong một ngày được gặp anh. Trước đó, khi biết tin bố anh vừa mất, tôi chủ động google, tìm trên các diễn đàn được địa chỉ email của anh. Tôi gửi email chia buồn và anh cũng sớm phúc đáp với lời cảm ơn chân thành. Cuộc sống vốn diệu kỳ vậy đó. Biết tôi mê anh Bách, anh Trần Sỹ Chương, một người anh của tôi đã tạo điều kiện để tôi được gặp anh. Tôi còn nhớ khi vừa vào nhà anh Thu, cúi chào và giới thiệu tên mình, anh đã hỏi “hóa ra Tuấn này là Tuấn đã email cho anh à?”. Nhân duyên cho chuyến hành hương chiêm bái Kailash (Ngân Sơn) hẳn đã nảy mầm từ hôm ấy.

Topic đã được gởi đăng bởi BDK
 
Last edited by a moderator:
Kathmandu to Nyalam

Khởi hành đi Tây Tạng, bắt đầu từ Kathmandu(1300m), lên thị trấn biên giới Kodari-Nepal, qua cầu biên giới tới thị trấn Zhangmu-Tây Tạng(2300m) và bò lên Nyalam(3750m).

IMG_9099.jpg

Vừa ra khỏi thung lũng Kathmandu, ta sẽ bắt gặp những triền đồi thoai thoải, nơi người dân vẫn rải rác làm nhà sinh sống giống như rất nhiều ngọn núi khác ở Nepal. Cảnh vật thật bình yên. Mình cứ liên tưởng tới con đường từ Bảo Lộc lên Đà Lạt với những rừng chè xanh ngắt dọc đường đi.

3-KathmandutoNyalam0A.jpg

Thác Bhote Koshi nhiều đoạn chảy dọc the con đường Arniko từ thung lũng Kathmandu lên vùng cao biên giới.

3-KathmandutoNyalam16.jpg

Những đoạn này còn nhìn thấy thác nước, rất nhiều đoạn khác vách núi dựng đứng có cảm giác như động không đáy..

3-KathmandutoNyalam1.jpg

Arniko Highway là đây. Nếu chỉ đọc sách báo và nghe chữ Arniko Highway hẳn mọi người sẽ hình dung ra một đại lộ thênh thang nhỉ. Đây có lẽ là con đường tệ nhất mà mình từng đi qua(dĩ nhiên không bàn tính đến cảnh đẹp hai bên đường bạn nhé). Arniko Highway là con đường độc đạo từ Kathmandu lên biên giới Tây Tạng với đa số đoạn là một bên là vách núi gần như dựng đứng, một bên là thác sâu không thấy đáy. Thác chảy từ trên cao xuống dội ngang qua đường. Đoàn mình đã đi bộ mấy km liền qua những đoạn lầy lội như thế này. Khổ cho một số chị em khi phải dò dẫmđể tìm đúng hòn đá đặt chân mà vượt qua "suối ngang đường". Một số bạn khuân vác Nepal không tốt đã tranh thủ kiếm tiền khách ở những nơi như thế này.

DSC09828.jpg

Khâm phục những nữ du khách Phương Tây đã vượt qua những cung đường lầy lội này

DSC09830.jpg

Công nhân Cầu đường Việt Nam hẳn không đến nỗi khổ thế này. Việc đảm bảo cho tuyến đường được thông suốt là điều quá khó khăn với họ.

IMG_9089.jpg

Sắp vượt qua được đoạn đường gian khó này rồi.
 
Last edited by a moderator:
Kathmandu to Nyalam

3-KathmandutoNyalam10.jpg

Cuối cùng thì cũng vượt qua được những cung đường đau khổ. Mọi người lại thở phào nhẹ nhõm và hồ hởi lên đường..

IMG_9096.jpg

Thêm những đoạn đường nguy hiểm. Qua cầu rồi mình vẫn thấy ớn lạnh sống lưng..

IMG_1576.jpg

Phải vượt qua nhiều vách núi, những thác nước nhỏ này mới hòa mình vào với Suối mẹ Bhote Koshi sâu thẳm dưới kia.

3-KathmandutoNyalam8.jpg

Những vách núi dựng đứng..

3-KathmandutoNyalam7.jpg

Trên đoạn đường này, chúng tôi đi qua một địa điểm khá nổi tiếng dành cho dân ưa nhảy Bungy. Trước kia, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe đến loại hình thể thao mạo hiểm này nhưng nay mới tận mắt chứng kiến. Trên tivi tôi đã từng xem người ta nhảy Bungy từ các cây cầu xuống sông hoặc biển. Người nhảy được buộc dính vào một đầu dây có độ đàn hồi cao, đầu day bên kia cố định vào thành cầu. và thế là họ thực hiện một cú nhảy rơi tự do hàng trăm mét. Hẳn cảm giác có được phải tuyệt vời làm sao. Người ta nói nhảy Bungy còn hồi hộp hơn cả nhảy dù với đoạn đường đầu rơi tự do chưa mở dù. Vì nhảy Bungy có vẻ nguy hiểm hơn nhiều. Các chàng trai cố gái thả mình tự do cho thậm chí cho đến lúc đầu ngập vào trong nước rồi mới kéo lên. Ngay vào buổi sáng sớm xuất hành đi Tây Tạng, ghé một quán ăn sáng bên đường, mình đã được gặp nhiều bạn từ Châu Âu, bỏ ra mấy ngàn đô la để đến thác nước Bhote Koshi này chỉ để thực hiện mấy cú nhảy Bungy rồi lại đáp máy bay về nước. Trên đời quả là có nhiều chuyện thú vị và ngạc nhiên. Tại đây, độ cao nhảy ước chừng hơn 160m, một độ cao đáng kể để đảm bảo tạo ra “khoái cảm” cho người nhảy.

IMG_9148.jpg

Một cú nhảy Bungy(photo)

IMG_9149.jpg

Làm thêm cú nữa rồi bỏ nghề bungy thôi, đã tốn tiền quá trời còn phải giành nhau xếp hàng nữa chứ..Bực
 
Last edited by a moderator:
Kathmandu to Nyalam

3-KathmandutoNyalam12.jpg

Bữa cơm trưa tại một nhà hàng gần thị trấn Biên giới Kodari. Người ta thường ăn cơm(chan) với Yagourht. Ăn xong khoảng 15 phút sau lại thấy đói rùi.

3-KathmandutoNyalam14.jpg

Kodari đây rồi. Vậy là mình chuẩn bị được vào đất Tây Tạng. Mình sẽ kể chi tiết hơn về vấn đề làm thủ tục xuất nhập cảnh ở hai bên cửa khẩu này vài hôm sau. Có nhiều chuyện thú vị để kể lắm.

3-KathmandutoNyalam11.jpg

Bộ đội biên phòng Nepal tại cửa khảu biên giới Kodari.

3-KathmandutoNyalam2.jpg

Cây cầu nối hai nước Nepal và Tây Tạng(Trung Quốc).

3-KathmandutoNyalam3.jpg

Đặt chân lên đất Tây Tạng. Hình ảnh đầu tiên vẫn là những người phụ nữ khuân vác dồn hết sức nặng vào đầu và lặng lẽ di chuyển. Có những cô bé mình ước đoán chỉ chưa đầy 15 tuổi.

IMG_1574.jpg

Thị trấn Zhangmu(2300m)-sẽ viết bổ sung thông tin về Zhangmu sau..

IMG_7114.jpg

Đoạn đường từ Kodari đến Zhangmu dù chỉ mấy chục km nhưng hẳn là đoạn gây cảm giác hồi hộp nhất cho du khách. Hồi nhỏ, tối tối mình vẫn hồi hộp chờ xem “Tây Du Ký” với hành trình gian nan khổ ải của Thầy trò Đường Tăng. Họ cũng trèo đèo vượt suối qua những cung đường cực kỳ nguy hiểm. Họ từng vượt qua những cái “động không đáy”. Giờ này đi mình cũng đang đi trên miệng của những cái động không đáy này. Có điều dù không phải đi bộ, mệt mỏi như Thầy trò đường tăng, nhưng đoàn mình lại đang chịu sự nguy hiểm gấp bội phần vì đang giao hẳn sinh mạng cho một bác tài Nepal trên chiếc xe bus. Bên phải là một những vách núi dựng đứng, cao ngất. Bên trái là vực sâu không nhìn thấy đáy. Đường lại quanh co, uốn lượn. Chỉ cần xe chạy quá tốc độ một chút, bác tài ngủ gật vài giây hay một biến cố nhỏ bất thường xảy ra…, xe sẽ rất dễ dàng lao ngay xuống vực và như thế thì giấc mơ Ngân Sơn vẫn mãi mãi chỉ là một giấc mơ thôi.
 
Last edited by a moderator:
Thị trấn Nyalam

Chúng tôi đến Thị trấn Nyalam vào một buổi chiều muộn. Nyalam là nơi bắt đầu cho chúng tôi cảm nhận rõ nét về Tây Tạng. Không như sự thoáng đãng, dễ chịu ở Zhangmu, mọi thứ ở Nyalam đều khác hẳn, mang một đặc trưng rất Tạng. Thời tiết khó chịu vô cùng. Nhiều anh chị em trong đoàn đã bắt đầu cảm thấy khó thở, mệt mỏi, đau đầu và gần như kiệt sức. Các chị hầu hết đều nằm vật lên giường trong trạng thái mệt mỏi rã rời. Không khí lạnh kéo về rất nhanh khi trời sẩm tối. Đây là đêm đầu tiên của một chuỗi ngày dài(10 ngày) mất ngủ triền miên của mình. Mỗi đêm khá nhất mình chợp mắt được khoảng vài tiếng. Dù đã được cảnh báo là hầu như mọi người khi lên đến độ cao trên 3000m đều gặp phải triệu chứng khó ngủ nhưng tôi không thể hình dung nổi nó lại đáng sợ đến thế này. Dù(ước tính) là chợp mắt được vài giờ nhưng hầu như giấc ngủ không sâu. Đầu cứ nghe ong ong suốt đêm. Cổ họng mình đặc cứng lại đến mức khó nuốt nổi nước bọt. Áo mặc đến ba bốn lớp đủ mọi chủng loại và đắp thêm hai cái chăn lên rồi mà đêm mình vẫn cảm thấy lạnh buốt đến tận xương tủy. Không khí loãng khiến người ta rất khó thở. Hít vào thở ra quả thật là nặng nhọc.

DSC09926.jpg

Một góc phố tại Nyalam.

4-Nyalam1.jpg

Mỗi phòng được bố trí cho bốn người ngủ chung. Việc đi vệ sinh thì quả là đáng sợ. Bạn nào mà bụng dạ không ổn định thì đi Tây Tạng sẽ khổ sở vô cùng. Đêm lạnh lẽo, lọ mọ một mình dậy mở cửa phòng hướng về nhà vệ sinh bẩn thỉu cách phòng khá xa làm mình hễ nghĩ tới lại thấy ớn lạnh. Cũng may tại Nyalam này, Nhà vệ sinh vẫn được bộ trí chung trong một dãy nhà và vẫn còn có nước để sử dụng. Đây là điểm cuối cùng của hành trình mà khách còn được xài nước khá thoải mái. Kể từ Saga nước rất hiếm, điện cũng chị có mỗi đêm vài giờ. Đến tận bây giờ tôi cũng không thể hiểu nổi tại sao thân thể mình lại chịu đựng giỏi như vậy. Trời rất lạnh, không khí loãng, điều kiện vệ sinh rất tồi tệ, nước quá lạnh nên tôi cũng bỏ luôn việc đánh răng và tắm từ hôm này.

4-Nyalam1C.jpg

Hành lý gọn gàng. ba lô thì mình tự mang, còn túi lớn đựng đồ thì được chất lên xe tải chạy trước, đến khách sạn mới mang vào. Mình sẽ nhớ mãi con số 1808 này..

Chúng tôi được nghỉ thêm một ngày tại Nyalam để làm quen với thủy thổ Tây Tạng và tập leo núi. Sau một đêm vật vã vì mất ngủ thì sáng sớm hôm sau mình vẫn phải cùng đoàn theo chân các bạn Sherpa để tập leo núi. Thử thách đầu tiên chính là ngọn núi ngay sau lưng khách sạn có độ cao tuyệt đối khoảng 400m(leo từ Nyalm-3700m lên đỉnh núi-4100m). Khá nhiều anh chị em đã phải bỏ cuộc trong lần thử thách này vì không đủ sức. Núi khá dốc và chúng tôi nặng nhọc nhấc từng bước chân, động viên nhau vượt qua cuộc tập dợt này nhằm chuẩn bị cho chuyến Kora lịch sử trong những ngày tới. Dù khá mệt nhọc cuối cùng cũng khá đông anh chị em đã lên tới đỉnh, hạnh phúc vì đã chiến thắng trận đầu.

4-Nyalam10.jpg

Thị trấn Nyalam(3750m) nhìn từ đỉnh núi gần bên(4150m). Nyalam là một thị trấn nhỏ với hơn trăm nóc nhà. Trong suốt hành trình từ Kathmandu lên Kailash đoàn cũng chỉ đi qua 6 thị trấn, Không kể Kodari và Zhangmu ở sát biên giới, thì còn bốn thị trấn là Nyalam, Saga, Paryang và cuối cùng là Darchen. Saga và Darchen khá sầm uất hơn tí. Dọc đường từ biên giới lên tới Darchen hầu như không thấy người dân sinh sống. Xe chạy rất ít gặp người, thậm chí cũng hiếm gặp cả xe chạy cùng chiều hay ngược chiều. Sau này trên đoạn đường từ Nyalam đi Saga ta sẽ thấy đường đi thăm thẳm, chỉ có núi, tuyết. Cây cối hầu như rất ít. Thú vật chim muông cũng ít gặp.

4-Nyalam2.jpg

Hoa bụi trên đỉnh Hymalaya 1

4-Nyalam3.jpg

Hoa bụi trên đỉnh Hymalaya 2

4-Nyalam8.jpg

Hoa bụi trên đỉnh Hymalaya 3
 
Last edited by a moderator:
Nyalam(3750m) to Saga(4600m)

Sau một buổi sáng tập leo núi, một buổi chiều tự do dạo phố và mua sắm ở Nyalam và đặc biệt là thêm một đêm mất ngủ nữa, sáng hôm sau mình cùng đoàn khởi hành đi tới một nơi còn khắc nghiệt hơn nhiều lần so với Nyalam. Đó chính là thị trấn Saga ở cao độ 4600m. Đây là chặng đường dài nhất giữa các đợt nghỉ ngơi của hành trình:375km. Một chặng đường quá dài trong một điều kiện khí hậu quá ư là khắc nghiệt, nhưng đổi lại khách hành hương được ngắm gần như toàn cảnh cao nguyên Tây Tạng với mọi vẻ đẹp diệu kỳ của nó. Mình như bị mê hoặc suốt hành trình này. Chẳng còn cách nào tốt hơn để cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ của Hy Mã Lạp Sơn bằng cách tự mình đi xuyên qua nó, để cho mọi giác quan của mình được ngất ngây vì nó.

Hãy một lần rong ruổi trên những nẻo đường Tây Tạng bạn mới có thể cảm nhận hết vẻ đẹp linh diệu của xứ sở lạ kỳ này. Mỗi cung đường đều khiến bạn phải bật kêu lên thành tiếng trong vẻ phấn khích đến cực độ “Trời, đẹp quá…, lạ quá chừng..”. Bạn đang ngồi bên này, đang chìm đắm trong một giấc mơ dài với những gì bạn chưa bao giờ thấy trong đời thực, chợt bạn giật mình tỉnh giấc khi nghe tiếng kêu ú ớ, thất thanh của những người cũng đang “mê ngủ” xung quanh. Cả xe lại nháo nhào lên, đổi chỗ cho nhau. Lúc nào bạn cũng muốn xe chạy chậm lại, chậm lại để nuốt trọn từng hình ảnh, từng khoảnh khắc. Nhưng làm sao bạn có thể ôm trọn hết mọi thứ của cuộc đời này. Cảnh quan quanh bạn biến đổi liên tục. Bạn sẽ chẳng bao giờ đoán trước được những gì sắp xuất hiện phía trước. Bạn đã từng xem phim hành động Mỹ và luôn phải hồi hộp vì diễn biến của nó. Cho đến phút cuối cùng bạn mới biết được ai là ai, không như bạn nghĩ trong suốt quá trình theo dõi. Thiên nhiên Tây Tạng cũng làm bạn luôn phải ngạc nhiên. Bạn đang thấy dãy núi có màu xanh, chỉ ít giây sau, nó chuyển sang màu vàng, nâu, nâu đỏ rồi đỏ sẫm, xám, xám đen trong cự ly chỉ vài km. Xa xa là những đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa quanh năm, mà hầu hết trong số đó hẳn chưa bao giờ có bàn chân con người đặt tới. Những dòng suối nhỏ trông như một dải lụa trắng dài xuất hiện bất ngờ giữa những hẻm núi rồi thả mình vào dòng Yarlung Tsangpo vĩ đại mà người ta ví là “Everest của những con sông”. Bạn như đang đi trên một nơi nào đó bình yên ngoài vũ trụ chứ không phải ở Trái đất suốt ngày âm ỉ với khói lửa chiến tranh này. Và ai cũng mong một ngày được trở lại …

5-NyalamtoSaga36.jpg

Núi đang màu xanh,

5-NyalamtoSaga3.jpg

chuyển sang vàng nâu,

5-NyalamtoSaga5.jpg

rồi tới màu nâu đỏ,

5-NyalamtoSaga5.jpg

rồi màu đỏ sẫm

5-NyalamtoSaga6.jpg

Và màu xám với cấu trúc như khối than tổ ong.

5-NyalamtoSaga7.jpg

Những cung đường quanh co được thảm bê tông nhựa rất đẹp. Còn một đoạn nữa là tới đèo Thong Lao.

5-NyalamtoSaga9.jpg

Đèo Thong La ở cao độ 5200m, điểm cao nhất của cung đường này. Qua đèo này khoảng mấy chục km nữa là chúng tôi rẽ vào một con đường đi tắt bằng đất chứ không còn là đường nhựa nữa.
 
Last edited by a moderator:
Nyalam(3750m) to Saga(4600m)

IMG_7563.jpg

Con đường tắt đi nhanh tới Saga không có tên trên bản đồ chính là nó đây. Đường xa tít tắp.

5-NyalamtoSaga35.jpg

Con đường tắt đi nhanh tới Saga không có tên trên bản đồ chính là nó đây. Hết qua thung lũng lại bắt đầu lên đèo.

IMG_7844.jpg

Hết đường đất rồi lại vào đường nhựa. Chúng tôi(dù ghét) vẫn phải cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã bỏ cả núi tiền để xây dựng những siêu con đường chạy xuyên Tây Tạng. Nhờ đó mà cuộc hành hương của chúng tôi cũng đỡ nhọc nhằn hơn.

5-NyalamtoSaga33.jpg

Núi tuyết trập trùng.

5-NyalamtoSaga32.jpg

Một đoạn sông Yarlung Tsangpo(Brahmaputra) một trong bốn con sông lớn bắt nguồn từ Kailash, chảy từ "hàm ngựa".

5-NyalamtoSaga29.jpg

Xung quanh đều là những đỉnh núi tuyêt trắng bao phủ quanh năm.

5-NyalamtoSaga24A.jpg

Bắt đầu xuất hiện vài ngôi nhà.
 
Last edited by a moderator:
Vẫn đều đặn vào đọc topic của bạn, mong bạn dành nhiều thời gian để mọi người được xem chia sẻ của về hành trình hấp dẫn này :)(wait)
 
Nyalam(3750m) to Saga(4600m)

5-NyalamtoSaga42A.jpg

Hiếm hoi lắm mình mới thấy được một cảnh đàn cừu bình yên gặm cỏ thế này. Suốt hành trình gần cả ngàn cây số, lâu lắm mới thấy được bóng người hoặc vật nuôi, thú hoang.

5-NyalamtoSaga37.jpg

Cũng dễ nhận thấy, hễ đoạn nào có xuất hiện màu xanh thì mình mới hy vọng được thấy thú và người.

5-NyalamtoSaga40.jpg

Bò Yak, loại vật nuôi phổ biến ở Tây Tạng.

5-NyalamtoSaga41.jpg

Đường vẫn đang bám dọc theo dòng Yarlung Tsangpo.

5-NyalamtoSaga42.jpg

Yalung Tsangpo đoạn này khá rộng.

5-NyalamtoSaga43.jpg

Và phía trên vẫn luôn là núi tuyết

5-NyalamtoSaga47A.jpg

Hồ Peiku-Tscho luôn có màu xanh nước biển. Hồ ở cao độ 4591m, dài 27 km, chỗ hẹp nhất đo được 6km. Đây là một trong những hồ rất đẹp trên cao nguyên Tây Tạng.
 
Last edited by a moderator:
Nyalam(3750m) to Saga(4600m)

5-NyalamtoSaga55.jpg

Lâu lâu cũng có những đỉnh núi tuyết phủ vằn vện thế này, tuyết phủ theo khe, rãnh chứ không phủ đều.

5-NyalamtoSaga54.jpg

Những đỉnh núi tuyết từ rất xa

5-NyalamtoSaga51.jpg

Vẫn ngoái lại nhìn hồ Peiku thêm lần nữa.

5-NyalamtoSaga52.jpg

Và vẫn không quên thò máy ảnh ra ngoài bấm thêm mấy tấm dù gió lạnh thổi ào vào xe làm các chị phải kêu lên.

5-NyalamtoSaga48.jpg

Sắp chia tay peiku.

5-NyalamtoSaga47.jpg

Peiku xa dần ngoài tầm mắt.

5-NyalamtoSaga46.jpg

Thêm một đoạn khác nữa của Yarlung Tsangpo hiện ra rồi..
 
Last edited by a moderator:
Nyalam(3750m) to Saga(4600m)

5-NyalamtoSaga26.jpg

Sắp tới điểm dừng chân nghỉ ngơi và ăn trưa rồi.

5-NyalamtoSaga453.jpg

Những bữa ăn trưa được tổ chức ngay dọc đường đi. Vừa ăn vừa chuyện trò, ngắm cảnh và đương nhiêu là chụo ảnh..

5-NyalamtoSaga49.jpg

Gần tới Saga rồi đây. Bầu trời mây đen vần vũ kéo về.

5-NyalamtoSaga44.jpg

Thị trấn Saga đã dần hiện ra.

5-NyalamtoSaga43A.jpg

Chỉ cần qua chiếc cầu này nữa thôi là chúng tôi sẽ được nghỉ ngơi sau 375 km dài đằng đẵng.

5-NyalamtoSaga13A.jpg

Khu nhà hoành tráng nhất Saga đây rồi. Thị trấn Saga nằm ở độ cao 4640m, là thủ phủ của Quận Shigatse, Hạt Saga ở phía Nam Tây Tạng. Chữ Saga trong ngôn ngữ Tạng nghĩa là hạnh phúc, dễ thương, nên Saga Town còn được gọi là "happy land" hay "lovely place"..

5-NyalamtoSaga12.jpg

Và cái gọi là "khách sạn" của chúng tôi là như thế này đây..
 
Last edited by a moderator:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,774
Bài viết
1,137,871
Members
192,684
Latest member
bigwin29com
Back
Top