What's new

Kathmandu to Kailash: Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn.

Nhân duyên với Kailash tự thuở nào?

Tôi bắt đầu có vài khái niệm về Tây Tạng cách đây khoảng mười năm. Có lẽ những thông tin đầu tiên lại xuất phát từ cuốn sách “Suối nguồn tươi trẻ” của Peter Kelder. Tôi vẫn khá kiên trì tập luyện năm thức tập của Tây Tạng theo hướng dẫn trong sách này và hẳn nhiên cảm nhận được sự tăng cường sức mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Từ đó tôi để ý đến hai chữ Tây Tạng nhiều hơn. Vậy là “Con đường mây trắng” của Anagarika Govinda do Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách dịch, “Người Tây Tạng nghĩ về cái chết” (Bardo Thodol), “Trong vòng tay Sambala”, “Chúng ta thoát thai từ đâu” của Erono Mundasep và rất nhiều cuốn sách viết về Tây Tạng, Ấn Độ, bắt đầu chiếm nhiều chỗ trong tủ sách của tôi.

Giáo sư Spalding với cuốn “Hành Trình về Phương Đông” đã làm “đảo lộn” suy nghĩ của tôi về con người và vũ trụ. Ông thường xuyên đề cập đến những vị Tôn Sư ngoài trăm tuổi vẫn đang ẩn tu trên những ngọn núi tuyết phủ trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Còn Govinda và Mundasep đều viết nhiều về một ngọn Núi Thiêng, nơi được xem là Núi Tu-Di trên quả địa cầu, là “tâm điểm của mọi xứ sở”, nơi trú xứ của Thần Shiva, của các vị Thiền Phật và Bồ Tát. Một ngọn núi mà theo Govinda là “không có núi nào có thể sánh”. Ngọn Núi Thiêng đó có tên là Kailash, mà trong tác phẩm của mình cũng như các bản dịch, anh Nguyễn Tường Bách gọi là Ngân Sơn.

Ước mơ gần như “hoang tưởng” được đến chiêm ngưỡng ngọn Núi Thiêng, nơi là “trung tâm của thế giới” có lẽ bắt đầu manh nha và lớn dần trong tôi từ những ngày tháng đó.

Và rồi, điều cần đến phải đến. Đầu tháng 6 năm 2010 tôi được gặp anh Nguyễn Tường Bách nhân dịp anh từ Đức về Việt Nam chịu tang bố. Tôi nhớ đã gặp anh tại nhà một người bạn thân của anh. Tôi vốn rất hâm mộ anh Bách sau khi đọc khá nhiều tác phẩm anh viết và dịch; vẫn mong một ngày được gặp anh. Trước đó, khi biết tin bố anh vừa mất, tôi chủ động google, tìm trên các diễn đàn được địa chỉ email của anh. Tôi gửi email chia buồn và anh cũng sớm phúc đáp với lời cảm ơn chân thành. Cuộc sống vốn diệu kỳ vậy đó. Biết tôi mê anh Bách, anh Trần Sỹ Chương, một người anh của tôi đã tạo điều kiện để tôi được gặp anh. Tôi còn nhớ khi vừa vào nhà anh Thu, cúi chào và giới thiệu tên mình, anh đã hỏi “hóa ra Tuấn này là Tuấn đã email cho anh à?”. Nhân duyên cho chuyến hành hương chiêm bái Kailash (Ngân Sơn) hẳn đã nảy mầm từ hôm ấy.

Topic đã được gởi đăng bởi BDK
 
Last edited by a moderator:
Manasarovar

8-ManasarovartoDarchen6.jpg

Khách sạn Jangjin, ngay cạnh bờ hồ Manasarovar, nơi chúng tôi có một đêm dễ ngủ hơn nhờ có thêm ôxy từ mặt hồ.

IMG_2164.jpg

Mình sẽ nhớ mãi dãy phòng khách sạn này. Khách sạn nằm rất gần với bờ hồ nên không khí thoáng mát, dễ thở hơn nhiều so với ở Saga hay Nyalam. Các anh chị đã từng tu tập thì ra bờ hồ ngồi thiền định. Mấy bạn trẻ hơn thì đi dạo cạnh hồ, phía trước, phía sau khách sạn, và hễ thậy mỏi chân, hơi thấm mệt lại vòng ngay về khách sạn ngả lưng để nghỉ ngơi rồi lại đi tiếp.

DSC00147.jpg

Trước khi đến khách sạn, Lần đầu tiên mình đã nhìn thấy Hồ Thiêng từ xa.

7-ParyangtoManasarovar22.jpg

Và đây, Manasarovar "bằng da bằng thịt" đã hiện ra trước mắt mình chứ không phải là những mô tả của Govinda nữa. Hàng trăm hàng ngàn tấm ảnh đã được các thành viên trong đoàn thi nhau chụp. Đặc biệt Trung Toàn đã bỏ cả buổi chiều chỉ để mỗi chụp ảnh. Đến tối, Toàn đã bắt đầu bị ốm nặng hơn. Nhiều tấm ảnh về Manasarovar mình đành phải xin phép Toàn để post bổ sung vào đây vì không muốn bỏ tấm nào hết.

7-ParyangtoManasarovar25.jpg

Một góc Hồ Thiêng

7-ParyangtoManasarovar14.jpg

Mình vẫn chưa xác định được đây có phải là Thiên Nga hay Hải Âu. Buổi chiều, rất nhiều cánh chim bay lượn trên mặt hồ. Mình chợt nhớ một bài hát rất hay của Đức Huy..."Bay đi cánh chim biển hiền hòa...".

7-ParyangtoManasarovar23.jpg

Vỗ cánh bay đi, hỡi những cánh chim tự do..(tự do là từ đẹp nhất trong Tiếng Việt và freedom chắc chắn là từ đẹp nhất trong Tiếng Anh rùi...)
 
Last edited by a moderator:
Manasarovar

7-ParyangtoManasarovar24.jpg

Hồ đẹp quá, chẳng biết diễn đạt như thế nào bằng lời nữa. Cũng chẳng biết chú thích gì đây. Thôi cứ để hình ảnh nói thay vậy...

7-ParyangtoManasarovar13.jpg

1

7-ParyangtoManasarovar18.jpg

2

7-ParyangtoManasarovar17.jpg

3

7-ParyangtoManasarovar8.jpg

4

7-ParyangtoManasarovar9-1.jpg

Thảm cỏ ven bờ Hồ tuyệt đẹp.

Tiptclnng.jpg

Mình lang thang chụp hàng trăm tấm ảnh trước khi xuống tắm.
 
Last edited by a moderator:
Manasarovar(thăm Tu viện Chiu Gompa)

8-ManasarovartoDarchen1.jpg

Tu viện Chiu Gompa, một tu viện vô cùng nổi tiếng tọa lạc ngay gần Hồ Manasarovar. Người ta còn gọi Chiu Gompa là Tu viện Chim Sẻ(Sparrow Monastery). Tương truyền Ngài Liên Hoa Sinh có bảy năm thiền định ở nơi này. Chiu Gompa chỉ còn cách Kailash 33km nghĩa là chúng tôi đã bỏ xa Pharping cả ngàn cây số. Pharping nằm ở phía Tây Nam và cách Kathmandu 20km. Ngài đã từng tu tập tại Pharping rồi qua Tây Tạng để đến Chiu Gompa này. Mình kinh hoàng nghĩ tới quãng đường mà Ngài đã vượt qua. Kể ra các Ngài chọn chỗ tu tập cũng "khôn" quá chừng. Chỗ nào cũng có phong cảnh thiên nhiên đẹp đến mê hồn.

IMG_2147.jpg

Phía bên trong Tu viện

IMG_2148.jpg

Người Tạng từ nhiều vùng quê vẫn thường đổ về Chiu Gompa hàng năm.

8-ManasarovartoDarchen4.jpg

Mình chụp ảnh cho gia đình này. Hẳn đây cũng là lần đầu tiên trong đời họ "được" chụp ảnh, được biết khuôn mặt của mình có hình hài ra sao(sau khi nhìn thấy ba người kia trong ảnh thấy giống với bên ngoài họ cứ ngẩn ngơ ra mãi, hy vọng họ đoán được người cuối cùng trong ảnh là chính bản thân mình?).

IMG_2155.jpg

Một vị Tu sĩ trong Tu viện.

8-ManasarovartoDarchen3.jpg

Kinh sách rất nhiều trong tu viện, tất cả đương nhiên đều viết bằng tiếng Tạng. Mình cứ hình dung ra cảnh Tàng Kinh Các trong phim võ hiệp. Liền ngay đó lại tưởng tượng ra cảnh hàng vạn Hồng vệ Binh Trung Quốc đã đốt sạch hơn 5000 tu viện cùng toàn bộ kinh sách trong những năm 59.(ở gần tu viện Zhadun, nếu mình nghe không nhầm thì anh chàng hướng dẫn viên người Tạng nói rằng trước năm 1959, Tây Tạng có hơn 6000 tu viện, sau đó chỉ còn lại khoảng 1000).

8-ManasarovartoDarchen5.jpg

Không biết mấy người còn đọc những kinh sách này??
 
Last edited by a moderator:
Chương 7: Manasarovar(thăm Tu viện Chiu Gompa)

ChiuGompa.jpg

Vị trí của Chiu Gompa trong tương quan với Hai Hồ Thiêng.

7-ParyangtoManasarovar2.jpg

Tu viện Chiu Gompa nhìn từ xa.

IMG_2138.jpg

Mình liều lĩnh leo lên tận đỉnh Chiu Gompa. Quãng đường đi bộ leo dốc từ Khách sạn đến chân Tu viện cũng đã là quá khó nhọc với nhiều người. Mình cũng vậy, tới chân Chiu Gompa thì phải dừng lại thở hồng hộc. Nhưng cơ hội khám phá Chiu Gompa đâu dễ dàng có được. Đành gắng hết sức mình đi cho hết một vòng.

IMG_2131.jpg

Hồ Manasarovar nhìn từ đỉnh Chiu Gompa...

IMG_2132.jpg

Những con đường vẫn tiếp tục dược xây dựng quanh khu vực này..Rồi chỉ mấy năm nữa thôi, khi quay lại nơi này hẳn mình sẽ phải ngạc nhiên nhiều vì sự thay đổi nhanh chóng của nó. Hễ ở đâu có dấu chân con người đặt đến thì rồi chính nó sẽ bị con người biến đổi, mà đa phần là theo chiều hướng xấu đi...

IMG_2126.jpg

Một nhà vệ sinh "lộ thiên" ngay bên hông Chiu Gompa. Đây là nơi mình cảm thấy "thoải mái" nhất trong tất cả các nhà vệ sinh trong suốt hành trình đi xuyên Hy Mã..

DSC00164.jpg

Còn hạng nhì ắt phải thuộc về cái này, tọa lạc gần khu vực bờ hồ..Ngoài việc sử dụng "khách sạn" hạng nhất phía trên và hạng nhì ở đây thì mình cũng tranh thủ xài thêm khách sạn thiên nhiên nữa. Tuy nhiên việc "thiên nhiên" là rất hồi hộp vì rất dễ bị chó Ngao vây hãm. Ở Hồ này. một buổi sáng nọ, không hiểu có chuyện gì. Hàng trăm con chó ngao rú lên và hàng loạt chạy lên đỉnh đồi phía bên phải tu viện Chiu Gompa, ngay trước lúc đoàn mình xuất phát lên tu viện. Mình đang "thiên nhiên", bơ vơ một mình ở khá xa khách sạn(tính mình vẫn vậy, lúc nào cũng muốn đi thật xa mới được là sao nhỉ??). Lòng cảm thấy hơn ớn lạnh. Nếu tụi Ngao đói này mà trăm con cùng vây lại thì hỡi ôi còn gì là tuanfreedom.
 
Last edited by a moderator:
Manasarovar (thăm Tu viện Chiu Gompa)

Không giống như những khu vực khác trên suốt hành trình chỉ có mỗi cỏ bụi thấp là có thể sống và thích nghi được với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, quanh Manasarovar cây cỏ mọc xanh tươi hơn và cao to hơn hẳn. Có một điều khá đặc biệt, bao quanh Tu viện Chiu Gompa cây cỏ lại tập trung nhiều hơn, cao hơn khu vực sát hồ.

IMG_2161.jpg

1

8-ManasarovartoDarchen2.jpg

Cây lá trông thật nõn nà. Chỉ muốn làm một nồi canh bốc khói cho đã thèm thôi.

IMG_2162.jpg

Khu vực sát bờ hồ thì lại có nhiều hoa bụi màu tím nhỏ li ti thế này..
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn bạn chủ topic, tớ ra vào hàng ngày để đọc topic này

Nhưng đợi mãi bạn vẫn chưa "đi" tới Kailash :))

Năm ngoái tớ đi Tibet-Nepal rồi nhưng ko đi Kailash, nên rất thích bài về Kailash, chúc bạn sắp xếp được thời gian và post bài, coi chừng để lâu nguội mất cảm xúc thì uổng cho bạn đọc quá ;)
 
Mau mau đi Kora thôi Tuấn ơi.

Cám ơn bạn chủ topic, tớ ra vào hàng ngày để đọc topic này

Nhưng đợi mãi bạn vẫn chưa "đi" tới Kailash :))

Năm ngoái tớ đi Tibet-Nepal rồi nhưng ko đi Kailash, nên rất thích bài về Kailash, chúc bạn sắp xếp được thời gian và post bài, coi chừng để lâu nguội mất cảm xúc thì uổng cho bạn đọc quá ;)
Cảm ơn chị Demen đã ủng hộ Topic nhiều như thế. Chủ topic cảm thấy áy náy vô cùng. Phần vì khá bận, phần nữa cũng vì mới tập viết nên hay phải quay lại sửa thông tin cho chính xác, sắp xếp ảnh cho logic.., cập nhật bổ sung bản đồ sao cho người đọc nhìn vào là hình dung ngay vị thế vô song của quần thể Kailash... Tuấn sẽ nỗ lực vừa tăng tốc để nhanh đến vòng Kora nhưng cũng vừa đảm bảo để mọi người theo dõi thật liền mạch câu chuyện tránh bớt phải chỉnh sửa vì sau này muốn sửa những phần đã "khóa" thì lại phải phiền nhiều tới moderator.:). Ngoài ra Tuấn lại còn cái bệnh la cà, tham lam, cảnh dọc đường thì đẹp, chuyện dọc đường lại hay nên cứ loay hoay mãi hôm nay mới bò lên tới Tu viện Chiu Gompa cạnh Hồ Manasarovar. Chuẩn bị dưỡng sức một tí rồi chạy vèo về Darchen và "đi" Kora thôi chị ơi. Mong chị vẫn cứ ủng hộ nhé, đừng "giận" mà say good bye luôn thì tội nghiệp. Phần Kora 3 ngày là phần quan trọng nhất, hồi hộp nhất chị ạ.
 
Re: Mau mau đi Kora thôi Tuấn ơi.

Cảm ơn chị Demen đã ủng hộ Topic nhiều như thế. Chủ topic cảm thấy áy náy vô cùng. Phần vì khá bận, phần nữa cũng vì mới tập viết nên hay phải quay lại sửa thông tin cho chính xác, sắp xếp ảnh cho logic.., cập nhật bổ sung bản đồ sao cho người đọc nhìn vào là hình dung ngay vị thế vô song của quần thể Kailash... Tuấn sẽ nỗ lực vừa tăng tốc để nhanh đến vòng Kora nhưng cũng vừa đảm bảo để mọi người theo dõi thật liền mạch câu chuyện tránh bớt phải chỉnh sửa vì sau này muốn sửa những phần đã "khóa" thì lại phải phiền nhiều tới moderator.:). Ngoài ra Tuấn lại còn cái bệnh la cà, tham lam, cảnh dọc đường thì đẹp, chuyện dọc đường lại hay nên cứ loay hoay mãi hôm nay mới bò lên tới Tu viện Chiu Gompa cạnh Hồ Manasarovar. Chuẩn bị dưỡng sức một tí rồi chạy vèo về Darchen và "đi" Kora thôi chị ơi. Mong chị vẫn cứ ủng hộ nhé, đừng "giận" mà say good bye luôn thì tội nghiệp. Phần Kora 3 ngày là phần quan trọng nhất, hồi hộp nhất chị ạ.

Oài, demen vẫn lót dép chờ 3 ngày kora của bạn nè hihi, cố lên nhé

Mà bạn cảm xúc tới đâu viết & post hình luôn đi, sau này khi nào rãnh thì edit lại cũng đc, chứ loay hoay edit liên tục thì coi chừng cảm xúc bay mất vì edit cực quá :))

Như cái bản đồ phía trên bạn rinh nó về trang 1, nhưng cũng nên để ở chỗ cũ 1 cái sẽ hay hơn vì người đọc ko phải click về trang 1 ec ec

Mà thôi ko dám ý kiến ý cò gì đâu, bạn cứ làm việc của mình & rãnh thì update nhé, chỉ vì kailash huyền bí quá nên tớ nôn nóng hehe, sorry
 
Bom ô xy

7-ParyangtoManasarovar26.jpg

Đây là "quả bom ô xy" mà một vài thành viên của đoàn đã phải dùng tới trong hành trình. Nhìn nó giống như nhiều quả bom khác còn rải rác trên đất Việt Nam mà lâu lâu ta lại thấy xuất hiện trên mặt báo(sau khi mất thêm vài mạng người nữa). Nó cũng giống như cái Bình ô xy trong các tiệm Hàn Gió đá dễ gặp ở Sài Gòn.

DSC00338.jpg

Anh Nguyễn Tường Bách từng lãnh nhiệm vụ "ôm bom" trong suốt một chặng đường dài từ Paryang trở về Zhangmu sau này. Trên đường trở về, vài thành viên trong đoàn ở trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm nên đoàn mình đã không còn thời gian thẩn thơ bên bờ Hồ Manasarovar thêm một ngày đêm như dự kiến ban đầu nữa. Trước đó, khá nhiều anh chị đã dự định sẽ thả mình vào nguồn nước thiêng ở hồ nhưng vì e ngại cho ba ngày Kora sắp tới nên họ đành "để dành" khi về sẽ tắm vì lúc đó sẽ an toàn hơn(vì đã đi Kora rồi, lỡ có đổ bệnh thì cũng bớt nguy hiểm??). Nhưng quả thật, ở độ cao 5000m này thì mọi thứ đều không thể nào lường được. Kora xong và được ngắm nhìn Kailash hiện ra hơn 15 phút, đoàn phải gấp rút khởi hành trở về và bỏ qua nhiều điểm dừng trong kế hoạch ban đầu để gắng hạ độ cao càng nhanh càng tốt. Mình(và vài bạn trẻ nữa) thì hẳn là "điếc không sợ súng" nên vẫn liều lĩnh tắm Hồ.
 
Last edited by a moderator:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,063
Members
192,338
Latest member
senrilamaha74com
Back
Top