What's new

Kathmandu to Kailash: Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn.

Nhân duyên với Kailash tự thuở nào?

Tôi bắt đầu có vài khái niệm về Tây Tạng cách đây khoảng mười năm. Có lẽ những thông tin đầu tiên lại xuất phát từ cuốn sách “Suối nguồn tươi trẻ” của Peter Kelder. Tôi vẫn khá kiên trì tập luyện năm thức tập của Tây Tạng theo hướng dẫn trong sách này và hẳn nhiên cảm nhận được sự tăng cường sức mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Từ đó tôi để ý đến hai chữ Tây Tạng nhiều hơn. Vậy là “Con đường mây trắng” của Anagarika Govinda do Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách dịch, “Người Tây Tạng nghĩ về cái chết” (Bardo Thodol), “Trong vòng tay Sambala”, “Chúng ta thoát thai từ đâu” của Erono Mundasep và rất nhiều cuốn sách viết về Tây Tạng, Ấn Độ, bắt đầu chiếm nhiều chỗ trong tủ sách của tôi.

Giáo sư Spalding với cuốn “Hành Trình về Phương Đông” đã làm “đảo lộn” suy nghĩ của tôi về con người và vũ trụ. Ông thường xuyên đề cập đến những vị Tôn Sư ngoài trăm tuổi vẫn đang ẩn tu trên những ngọn núi tuyết phủ trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Còn Govinda và Mundasep đều viết nhiều về một ngọn Núi Thiêng, nơi được xem là Núi Tu-Di trên quả địa cầu, là “tâm điểm của mọi xứ sở”, nơi trú xứ của Thần Shiva, của các vị Thiền Phật và Bồ Tát. Một ngọn núi mà theo Govinda là “không có núi nào có thể sánh”. Ngọn Núi Thiêng đó có tên là Kailash, mà trong tác phẩm của mình cũng như các bản dịch, anh Nguyễn Tường Bách gọi là Ngân Sơn.

Ước mơ gần như “hoang tưởng” được đến chiêm ngưỡng ngọn Núi Thiêng, nơi là “trung tâm của thế giới” có lẽ bắt đầu manh nha và lớn dần trong tôi từ những ngày tháng đó.

Và rồi, điều cần đến phải đến. Đầu tháng 6 năm 2010 tôi được gặp anh Nguyễn Tường Bách nhân dịp anh từ Đức về Việt Nam chịu tang bố. Tôi nhớ đã gặp anh tại nhà một người bạn thân của anh. Tôi vốn rất hâm mộ anh Bách sau khi đọc khá nhiều tác phẩm anh viết và dịch; vẫn mong một ngày được gặp anh. Trước đó, khi biết tin bố anh vừa mất, tôi chủ động google, tìm trên các diễn đàn được địa chỉ email của anh. Tôi gửi email chia buồn và anh cũng sớm phúc đáp với lời cảm ơn chân thành. Cuộc sống vốn diệu kỳ vậy đó. Biết tôi mê anh Bách, anh Trần Sỹ Chương, một người anh của tôi đã tạo điều kiện để tôi được gặp anh. Tôi còn nhớ khi vừa vào nhà anh Thu, cúi chào và giới thiệu tên mình, anh đã hỏi “hóa ra Tuấn này là Tuấn đã email cho anh à?”. Nhân duyên cho chuyến hành hương chiêm bái Kailash (Ngân Sơn) hẳn đã nảy mầm từ hôm ấy.

Topic đã được gởi đăng bởi BDK
 
Last edited by a moderator:
Không muốn viết nữa...

Các bạn Cỏ dại, khonggiandoc, jennyho và nhiều bạn khác.. đã đọc "Đường xa nắng mới" chắc đã hình dung hết về chuyến hành hương của nhóm Kailash. Anh Bách đã viết một cuốn sách trên cả tuyệt vời; đặc biệt là phần II "Giấc mơ Ngân Sơn", anh viết khá chi tiết và rất hấp dẫn về chuyến đi từ những ngày đầu hình thành ý tưởng cho đến ngày hoàn thành ước nguyện. Đọc sách anh viết rồi thì chẳng muốn và cũng chẳng dám viết cái gì nữa, chỉ muốn search mấy cái bản đồ, post hình ảnh để minh họa thêm, khá hơn chút là sẽ có chú thích cho một số ảnh quan trọng. Mình sẽ tiếp tục đây..
 
Last edited:
Tắm Hồ Thiêng Manasarovar

Trở lại chuyện tắm trong Hồ Manasarovar. Trong suốt hành trình đến với Ngân Sơn, mình chỉ biết đến những tài liệu ủng hộ cho việc tắm Hồ, rằng dù nước hồ vô cùng lạnh lẽo và tắm Hồ là việc cực kỳ nguy hiểm, ít người dám thực hiện nhưng bù lại "uống nước đó và tắm trong đó sẽ rửa sạch những ô nhiễm và khóa cánh cửa phải tái sinh trong các cõi thấp kém". Mãi về sau này mình mới biết việc tắm hồ cũng là chuyện gây "tranh cãi" trong cộng đồng hành hương Ngân Sơn.

Luồng ý kiến thứ nhất ủng hộ việc tắm Hồ như đã nêu trên. Luồng ý kiến thứ hai lại "phản đối" việc tắm hồ và cho rằng Hồ Thiêng và Sông Thiêng...chỉ là nơi để tham bái và chiêm ngưỡng, không phải là nơi để tắm. Tắm Hồ sẽ làm ô uế, làm bẩn Hồ Thiêng và sẽ làm cho Núi Thiêng Kailash nổi giận và không xuất hiện...Nếu trước khi đến Hồ, mình biết những thông tin này hẳn mình cũng sẽ phải băn khoăn nhiều trước khi thả mình vào lòng Hồ Thiêng vĩ đại. Tuy nhiên, đó là chuyện biết thêm sau này, còn ngay bây giờ đây, trong cái đầu "rất thực dụng" của một kẻ "ngây thơ" như mình thì ngoài việc hưởng lợi lộc to lớn, việc tắm hồ còn là một thử thách lớn lao mà mình muốn tự mình vượt qua trước khi đến với thử thách cuối cùng là ba ngày Kora quanh Ngân Sơn, vượt qua đèo Dolma ở cao độ 5660m.

Hẳn nhiên mình cũng có chút e ngại khi post một vài hình ảnh(dù chụp khá xa) mô tả việc tắm Hồ. Tuy nhiên, dù sao thì cũng là chuyện "đã rồi", không sửa được nữa. Nếu có anh chị nào trong cộng đồng Phượt đã đi Kailash và "phản đối" việc tắm Hồ Thiêng thì cũng đừng "giận" mình vì vài bức ảnh "khiếm nhã' này nhé.

Trước khi xuống tắm, mình cũng cẩn thận khởi động khá kỹ với năm thức tập Tây Tạng. Và dù chẳng có chút hiểu biết gì về Thiền, mình cũng bắt chước một số anh chị khác ngồi xuống cạnh Hồ theo kiểu tọa thiền. Mình cố gắng để đầu óc không suy nghĩ gì hết, tận hưởng sự bình an, dễ chịu của những giây phút hiện tại nơi đây, bên mặt Hồ Thiêng; những giây phút mà mình nghĩ là quá hiếm hoi và ngắn ngủi, biết bao giờ mới có lại trong suốt cuộc đời.

Trời vẫn rất lạnh, hầu như anh chị nào cũng mặc tới ba bốn chiếc áo. Mình cũng vậy, với ba cái áo trong người mà hai hàm răng vẫn cứ va lập cập như những ngày đông lội ruộng bắt cua tuổi học trò trong cái rét căm căm ngày cận Tết. Làm sao mà xuống Hồ trong cái lạnh khủng khiếp thế này? Đã gần mười ngày rồi mình không tắm cũng chẳng đánh răng vì nước quá lạnh và cũng vì quá lười.

DSC00165.jpg

Dù chỉ biết đến "luồng ý kiến thứ nhất" ủng hộ nhiệt thành cho việc tắm Hồ, mình vẫn mơ hồ có một nỗi sợ hãi rằng mình sẽ sắp làm "ô uế" Hồ Thiêng sau 10 ngày nhịn tắm. Mình vái lạy chư Phật mười phương, quỳ lạy Ngân Sơn và Hồ Thiêng để "xin phép" rất đàng hoàng trước khi bước xuống Hồ.

DSC00171.jpg

Khoảng 4h rưỡi chiều thì mình mới can đảm xuống hồ. Quả thật ngâm mình trong hồ trong điều kiện thời tiết thế này chẳng "dễ chịu" chút nào nhưng cũng không quá khủng khiếp như mình tưởng tượng. Mình lại nhớ về nhớ những cái Tết ở quê. Hồi nhỏ sống ở nông thôn thì chẳng mấy quan tâm tới việc tắm vì còn có nhiều nhu cầu khác khẩn thiết hơn(như ăn chẳng hạn..)nên chẳng mấy khi tắm vào mùa đông(có khi cả tháng không tắm). Sau này, khi đã trở thành công dân thị thành, ngày nào cũng một đến hai lần tắm. Mỗi lần về Tết, thói quen tắm hàng ngày không bỏ được. Bà nội mình vẫn thường nấu sẵn một nồi nước bưởi rất thơm vì cụ luôn sợ mình tắm nước lạnh. Ngặt một nỗi, hễ tắm nước nóng là da mặt mình nó bung ra trông rất khủng khiếp nên mình vẫn "lén" tắm nước lạnh khi nhiệt độ khoảng ngoài trời khoảng 8-12 độ. Cứ lấy gàu múc nước giếng lên và dội vào đầu. Thỉnh thoảng vì chuyện này mà mình bị cảm nặng nhưng như thế còn đỡ hơn là bị bóc da mặt bạc thếch để tối tối không dám cùng đám bạn trong làng đi "tán gái" :)). Biết đâu nhờ những ngày "liều mạng" này mà giờ đây mình "can đảm" xuống hồ thiêng lạnh giá?

Bờ hồ thoai thoải, giống nhiều bãi biển ở Việt Nam như Phan Thiết, Vũng Tàu. Phải lội rất xa mới ra được chỗ ngập đến bụng. Bên bờ hồ là một bãi cỏ dài rất sạch sẽ. Khi tắm biển, thường thì mình luôn bơi ra xa nhất và ở lại lâu nhất ngoài biển, thậm chí thỉnh thoảng còn bơi vượt hàng rào an toàn cho phép, bị mấy anh an ninh biển đi ca nô máy ra gom vào. Đôi khi bơi chạm được một cái thuyền thúng của ngư dân neo ở rất xa. Mình nghịch ngợm để lại một món gì đó như quần, áo... chẳng hạn để ngày hôm sau chủ thuyền(hoặc con gái của họ càng tốt) phải một phen ngạc nhiên.

Khác với ở biển, tại hồ này, mình không không dám ra quá xa. Lội đến phần quá bụng là tự nhắc nhở phải dừng lại. Dòng nước lạnh giá bọc lấy cơ thể. Mình có thể nhìn rõ "da gà" nổi hết trên hai cánh tay. Ngập đầu xuống nước thật sâu để lấy thêm ân phước từ Hồ Thiêng. Tuy không ra khá xa nhưng mình lại ngâm trong hồ khá lâu. Trước đó có mấy bạn đã tắm nhanh rồi vào. Mình nhớ có khoảng 4-5 người tắm chiều hôm ấy, cũng chỉ là người Việt trong đoàn mình. Trên bờ hồ, mọi người đang ngồi thiền, hoặc nằm trên bãi cỏ ngắm trời Ngân Sơn. Mỗi Trung Toàn là đang lang thang chụp ảnh hồ. Bầy Hải Âu vẫn đang ngay bên cạnh mình. Có rất nhiều Hải Âu trên mặt hồ chiều nay. Mình đã hỗ trợ Toàn khá nhiều trong việc đuổi Hải Âu bay lên để Toàn chụp được thêm nhiều tấm ảnh cực đẹp.

DSC00160.jpg

"Hải Âu" rất nhiều trên mặt Hồ

7-ParyangtoManasarovar20.jpg

Và mình phải đến thật gần đuổi chúng mới bay..

Nếu không có tiếng gọi của chú Dũng "Tuấn ơi, vào đi, nguy hiểm lắm, vào ngay đi" thì mình vẫn cứ mãi miết đuổi theo bầy Hải Âu như vậy. Quả thật, mình quên mất cái lạnh, quên mất sự nguy hiểm rằng có thể ngã bệnh bất cứ lúc nào ở độ cao khủng khiếp này. Mình tranh thủ lấy nước Hồ Thiêng vào chai cho chú Dũng, thành viên cao tuổi nhất của đoàn, người đã đi dọc sông Amazon, lên đỉnh Phú Sĩ và nhiều đỉnh núi khác trong suốt một thời trai trẻ. Đó cũng là chai nước duy nhất. Mình đã quên mất rằng trước khi ra đi, chú Sơn(Thanh Liên), dịch giả của rất nhiều cuốn sách về Phật giáo Tây Tạng đã nhờ mình lấy giúp một chai nước Hồ Thiêng. Sau này mình vẫn áy náy mãi, đành "bù" cho chú bằng những viên thuốc của Ngài thánh tăng Trulshik Rinpoche đã tặng.

Lên bờ, anh Thu đã "trách" mình "liều mạng". Dẫu vậy, cũng như những lần trước ở Nyalam, Saga anh vẫn ân cần bấm huyệt xoa dầu cho mình cũng như nhiều thành viên khác trong đoàn để đảm bảo sức khỏe cũng nhưng giúp cho mọi người ngủ tốt hơn. Những tình cảm quý báu của mọi người dành cho nhau trong suốt hành trình mình không bao giờ quên được. Tất cả thành viên trong nhóm Kailash giờ như người trong một gia đình.
 
Last edited by a moderator:
Mặc dù đã xem xong ĐXNM, nhưng vẫn rất mong bài viết của bác Tuấn. Bác đã đi cora Ngân Sơn, một trải nghiệm không phải ai cũng thực hiện được. Ngưỡng mộ vì bác đã can đảm vượt lên chính bản thân mình, ngưỡng mộ vì cái duyên lành của Bác Tuấn.
 
Mặc dù đã xem xong ĐXNM, nhưng vẫn rất mong bài viết của bác Tuấn. Bác đã đi cora Ngân Sơn, một trải nghiệm không phải ai cũng thực hiện được. Ngưỡng mộ vì bác đã can đảm vượt lên chính bản thân mình, ngưỡng mộ vì cái duyên lành của Bác Tuấn.
Cảm ơn bạn đã "động viên" nhé. Đọc những câu thế này thì dù bận, dù mệt cũng lo tranh thủ dậy sớm để post bài thôi.
 
Thật ngưỡng mộ và thích thú khi đọc hành trình của đoàn anh. Phải đi tìm Đường xa nắng mới ngâm cứu thôi.
Cám ơn rất nhiều những chia sẽ. Em cũng đợi Kora ở Kailash đây.
 
Chài ơi chài, mãi vẫn chưa tới 3 ngày kora là sao là sao là sao :T :T

Mà "Đường xa nắng mới" mua ở đâu dzị các bạn? Hôm qua lượn Xuân Thu THĐ ko thấy bán, mà ở vinabook cũng chưa có luôn.

Tớ mà mua được ĐXNM rùi thì tớ bỏ bạn chú thớt luôn, ko thèm đợi 3 ngày kora của bạn nữa :LL
 
Vẫn theo topic và rất ngưỡng mộ anh.

Mong anh dành thời gian tiếp tục ghi lại những điều quý giá này.
 
Cảm ơn những lời động viên..

@bạn ptndiep90, Demen, lymy và các bạn khác: Sẽ nỗ lực hết sức mình để không phụ lòng các bạn.
@Chị Demen: Tuấn "đắc tội" với chị nhiều rồi. Nếu chị ở Sài Gòn thì Tuấn xin mời cafe và tặng luôn một cuốn DXNM để "tạ tội" nhé.=))(Số DT Tuấn: 0917495488). Nhưng chị không bỏ chủ thớt được đâu :)). Mỗi người Kora đều có những trải nghiệm riêng không ai giống ai cả, đặc biệt là Kora vào cuối tháng 8 trong mưa tuyết triền miên thì chẳng có bút nào tả được, máy ảnh hay máy quay phim cũng đành bó tay.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top