What's new

Kathmandu to Kailash: Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn.

Nhân duyên với Kailash tự thuở nào?

Tôi bắt đầu có vài khái niệm về Tây Tạng cách đây khoảng mười năm. Có lẽ những thông tin đầu tiên lại xuất phát từ cuốn sách “Suối nguồn tươi trẻ” của Peter Kelder. Tôi vẫn khá kiên trì tập luyện năm thức tập của Tây Tạng theo hướng dẫn trong sách này và hẳn nhiên cảm nhận được sự tăng cường sức mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Từ đó tôi để ý đến hai chữ Tây Tạng nhiều hơn. Vậy là “Con đường mây trắng” của Anagarika Govinda do Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách dịch, “Người Tây Tạng nghĩ về cái chết” (Bardo Thodol), “Trong vòng tay Sambala”, “Chúng ta thoát thai từ đâu” của Erono Mundasep và rất nhiều cuốn sách viết về Tây Tạng, Ấn Độ, bắt đầu chiếm nhiều chỗ trong tủ sách của tôi.

Giáo sư Spalding với cuốn “Hành Trình về Phương Đông” đã làm “đảo lộn” suy nghĩ của tôi về con người và vũ trụ. Ông thường xuyên đề cập đến những vị Tôn Sư ngoài trăm tuổi vẫn đang ẩn tu trên những ngọn núi tuyết phủ trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Còn Govinda và Mundasep đều viết nhiều về một ngọn Núi Thiêng, nơi được xem là Núi Tu-Di trên quả địa cầu, là “tâm điểm của mọi xứ sở”, nơi trú xứ của Thần Shiva, của các vị Thiền Phật và Bồ Tát. Một ngọn núi mà theo Govinda là “không có núi nào có thể sánh”. Ngọn Núi Thiêng đó có tên là Kailash, mà trong tác phẩm của mình cũng như các bản dịch, anh Nguyễn Tường Bách gọi là Ngân Sơn.

Ước mơ gần như “hoang tưởng” được đến chiêm ngưỡng ngọn Núi Thiêng, nơi là “trung tâm của thế giới” có lẽ bắt đầu manh nha và lớn dần trong tôi từ những ngày tháng đó.

Và rồi, điều cần đến phải đến. Đầu tháng 6 năm 2010 tôi được gặp anh Nguyễn Tường Bách nhân dịp anh từ Đức về Việt Nam chịu tang bố. Tôi nhớ đã gặp anh tại nhà một người bạn thân của anh. Tôi vốn rất hâm mộ anh Bách sau khi đọc khá nhiều tác phẩm anh viết và dịch; vẫn mong một ngày được gặp anh. Trước đó, khi biết tin bố anh vừa mất, tôi chủ động google, tìm trên các diễn đàn được địa chỉ email của anh. Tôi gửi email chia buồn và anh cũng sớm phúc đáp với lời cảm ơn chân thành. Cuộc sống vốn diệu kỳ vậy đó. Biết tôi mê anh Bách, anh Trần Sỹ Chương, một người anh của tôi đã tạo điều kiện để tôi được gặp anh. Tôi còn nhớ khi vừa vào nhà anh Thu, cúi chào và giới thiệu tên mình, anh đã hỏi “hóa ra Tuấn này là Tuấn đã email cho anh à?”. Nhân duyên cho chuyến hành hương chiêm bái Kailash (Ngân Sơn) hẳn đã nảy mầm từ hôm ấy.

Topic đã được gởi đăng bởi BDK
 
Last edited by a moderator:
@Chị Demen: Tuấn "đắc tội" với chị nhiều rồi. Nếu chị ở Sài Gòn thì Tuấn xin mời cafe và tặng luôn một cuốn DXNM để "tạ tội" nhé.=))(Số DT Tuấn: 0917495488). Nhưng chị không bỏ chủ thớt được đâu :)). Mỗi người Kora đều có những trải nghiệm riêng không ai giống ai cả, đặc biệt là Kora vào cuối tháng 8 trong mưa tuyết triền miên thì chẳng có bút nào tả được, máy ảnh hay máy quay phim cũng đành bó tay.

Hihi bạn chủ thớt thiệt là dễ thương và tốt bụng :)

Demen ở sg nè, nhưng thôi ko dám nhận ĐXNM của bạn đâu, đã hăm dọa :T bạn mà còn bắt bạn tốn tiền mua sách thì coi sao cho đặng hì hì, bạn tranh thủ sắp xếp thời gian up bài tiếp nhé, nói vậy chứ ko bỏ thớt này được đâu, vì Kailash mà, khổ vậy đó :shrug:
 
Chị Demen ơi, cứ ra mấy cửa hàng bán sách kinh phật là có DXNM thôi. Mình mua tại nhà sách Trí Huệ hay Trí Tuệ ( quên mất tên) , trên đường Nguyễn Đình Chiểu , góc Cmt8 quẹo xuống NDC ah, tiệm nhỏ thôi chuyên bán kinh sách. Chúc chị mua được sách, đọc xong lại giống mình hóng bài của chủ thớt. :D
 
Thị trấn Darchen

Chiều 14/8/11, đoàn đến Manasarovar, suốt buổi chiều tắm Hồ và thư giãn. Sau một đêm khá dễ chịu hơn so với ở Paryang và Saga, trưa hôm sau đoàn thẳng tiến về Darchen, một thị trấn nhỏ dưới chân Kailash, là điểm xuất phát của hành trình Kora.

Darchen.jpg

Vị trí của Thị trấn Darchen trong tổng thể khu vực Núi Kailash.

9-Darchen1.jpg

Khách sạn Shang Shong nơi đoàn đã ở ba ngày ba đêm.

9-Darchen2.jpg

Một góc thị trấn Darchen

9-Darchen3.jpg

Darchen dường như vẫn đang được mở rộng ra sát chân núi, dù với tốc độ khá chậm. Chỉ lác đác một vài căn nhà đang được xây dựng như thế này trong trị trấn.

9-Darchen4.jpg

1
 
Last edited by a moderator:
Thị trấn Darchen

9-Darchen5.jpg

Dù còn rất mệt, mình cũng tranh thủ dạo một vòng quanh Darchen. Khắp nơi đều có bán thịt bò Yak.

9-Darchen6.jpg


1

9-Darchen7.jpg

Darchen, nhìn từ đoạn đường cuối cùng của ngày Kora thứ 3.
 
Last edited by a moderator:
Điểm lại một số sự kiện quan trọng, vài chuyện quên kể trước Kora

Tuấn để dành cái Post này cho một số chuyện chưa kịp nhắc tới từ Kathmandu tới Darchen. Sau khi đi Kora là Tuấn sẽ "quên" sach mọi thứ...Hu hu hu.
 
Last edited:
Chị ơi chỉ có Fahasa mới bán nhé chị, sách độc quyền mà, em đặt qua mạng mà gần nửa tháng nó mới báo "chị ơi chịu khó ra Fahasa mua dùm", bó tay luôn.

Chài ơi chài, mãi vẫn chưa tới 3 ngày kora là sao là sao là sao :T :T

Mà "Đường xa nắng mới" mua ở đâu dzị các bạn? Hôm qua lượn Xuân Thu THĐ ko thấy bán, mà ở vinabook cũng chưa có luôn.

Tớ mà mua được ĐXNM rùi thì tớ bỏ bạn chú thớt luôn, ko thèm đợi 3 ngày kora của bạn nữa :LL
 
Chị ơi chỉ có Fahasa mới bán nhé chị, sách độc quyền mà, em đặt qua mạng mà gần nửa tháng nó mới báo "chị ơi chịu khó ra Fahasa mua dùm", bó tay luôn.

Jenny ơi bữa t2 chị ra Fahasa Xuân Thu mà chưa thấy bán, ko biết đến hôm nay thì có chưa nữa :gun

Sáng nay ngồi search lung tung tìm ra 1 mối bán rồi, nhà sách Quang Bình j j ở 416 đường NTMK í, khi nãy gọi hỏi, nó biểu sẽ giảm 20% trên giá bìa nữa cơ, để chiều ghé lụm luôn:)

Sorry chủ thớt vì đã làm loãng topic này chút vì ĐXMN
 
Về "Đường xa nắng mới"

@Chị Demen và các bạn đang tìm "Đường xa nắng mới": Đã lỡ "loãng" rồi thì mình cho loãng thêm tí nữa cũng không sao. Có một số bạn cũng gửi private message cho mình hỏi về ĐXNM. Mình cũng đã trả lời riêng cho từng bạn. Nay mình post lên đây để các bạn dễ tìm. Ở Sài Gòn mình thường mua tại nhà sách Nguyễn Huệ-Quận 1 và nhà sách Phương Nam(2A-Lê Duẩn, ngay góc Đinh Tiên Hoàng). Ở Hà Nội thì mình chịu nhưng rất may sáng hôm qua có một anh bạn mách nước cho là hiện DXNM có bán tại Nhà sách Fahasa Hà Nội tại Địa chỉ ở 338 Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội... Nhà sách Hà Đông, Nhà sách Vĩnh Phúc..Chúc các bạn mau có sách để theo chân anh Bách về Kailash, xứ sở của thánh thần.
 
Last edited:
Thanks Anh Tuấn vì những chia sẻ về hành trình đặc biệt này, đặt biệt là tấm hình "Ngài" Kailash - Núi Tu Di, Vua của cac ngọn núi, trung tâm của Vũ Trụ - Hình đoàn anh chụp "Ngài" có vẻ đẹp rất riêng, khác hẳn những tấm khác mà em search trên mạng.
Giờ hình ảnh "Ngài" đã luôn hiện diện trong em, trong tâm trí và trên màn hinh laptop :D

Hy vọng nhanh chóng đến vòng Kora, rồi đến Dolma pass, nơi giao nhau của "Tây Ngưu Hóa Châu và Bắc Câu Lư Châu", nơi mà có câu nói truyền rằng "khi những ai đã qua đèo Dolma nghĩa là đã tái sinh làm 1 con người mới", em nhớ như vậy không biết có chính xác không ?!

Xin phép A.Tuấn cho sử dụng tấm hình anh chụp Ngài Kailash cho em sử dụng làm avatar nhé, thanks so much!
 
Rakastal-Hồ Mặt Nguyệt

Mãi sau này, trên đường về lại Paryang sau khi đã hoàn thành chuyến Kora, chúng tôi mới được chiêm ngưỡng Rakastal. Mình vẫn muốn "Kora" xong là "nghỉ ngơi" và kết thúc topic luôn nên sẽ post hết hình ảnh của Rakastal-Hồ Mặt Nguyệt ngay sau phần Darchen này. Hơn nữa, việc post ảnh vẫn "nhẹ nhàng" hơn việc viết. Mà Hồ Mặt Nguyệt thì mình chẳng cần phải viết gì nhiều. Chỉ mỗi hình ảnh không cũng đã đủ làm cho người ta phải lịm dần đi và "chết". Với mình, Rakastal còn đẹp hơn cả Manasarovar dù người ta có gọi nó là Hồ Dạ Xoa đi chăng nữa. Cặp Manasarovar-Rakastal hay Hồ Mặt Nhật-Hồ Mặt Nguyệt, Hồ Dương-Hồ Âm... mà người đời đặt cho cặp tình nhân này đều hợp lý. Riêng mình mình vẫn đang cố tìm thêm một cặp từ nào hấp dẫn hơn nữa để ngợi ca mối tình bất tử này.

Manasarovar-RakastalMap.jpg

Chúng tôi được ngắm Rakastal khi đi dọc theo con đường 207 chạy xuyên giữa hai Hồ Thiêng. 207 hẳn là một anh chàng lưỡng tính. Sau một vài giờ ôm "ĐẦU" và chạm vào NGỰC của anh chàng đẹp trai Manasarovar, hắn đột ngột đổi hướng bỏ chạy và quay sang như ôm sát vòng EO và cái sờ cái MÔNG to tướng đầy mời gọi của cô nàng Rakastal. Nàng trông giống như một con rồng cái đang cố chìa cái MÔNG hộ pháp ra chờ đợi. Đầu nàng vẫn quay lại mời gọi thiết tha. Hẳn nàng đã ngồi theo kiểu khiêu khích như vậy hàng vạn năm nay cạnh Manasarovar vẫn lạnh lùng, điềm tỉnh ngay sau lưng nàng. Ngồi trên xe mình luôn nóng ruột không hiểu vì sao anh Bách không cho xe dừng lại để ngắm Rakastal. Vì chỗ này gần quá, thò tay là chạm được mặt Hồ. Mình lại ao ước được xuống tắm thêm một lần nữa. Đúng ra thì mình phải tắm Hồ Âm mới đúng chứ, còn các chị em phải nên tắm trong Hồ Dương. Mình đã "thân mật" với bạn tình của nàng gần cả tiếng đồng hồ mấy ngày trước. Hẳn nàng oán giận nên tìm cách gây khó dễ để đuổi mình đi nhanh. Lần tới nếu quay lại nơi này mình sẽ không chịu bỏ lỡ được một lần tắm trong lòng nàng để được nàng ôm ấp, vỗ về.

Nhìn kỹ, trong lòng Rakastal có một số hòn đảo, trong đó có hai hòn đảo mà cũng là hai ngọn núi khá lớn có hình thù rất kỳ dị, giống như một cặp song sinh trong TỬ CUNG của Rồng Mẹ Rakastal. Mình đã tranh thủ chụp được bao nhiêu là hình ảnh đẹp mà bây giờ đã nằm trên destop của nhiều bạn bè.

Chỗ có cắm cây cờ chính là vị trí của "chàng trẻ tuổi" Chiu Gompa, một chứng nhân thầm lặng cho mối tình Manasarovar-Rakastal bất tử.

12-HMtNguyt1.jpg

Các vị chư thiên vẫn còn bú sữa mẹ hay lại giành nhau uống sữa mà để sữa đổ thành những mảng lớn loang lổ trên những đỉnh núi này?

12-HMtNguyt2.jpg

Và nữa, vị nào giận quá mất khôn đổ luôn cả ca sữa lên đầu mấy anh em tôi??

12-HMtNguyt3.jpg

Mình gắng ra thật sát để chụp cảnh Hồ.
 
Last edited by a moderator:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,773
Bài viết
1,138,027
Members
192,686
Latest member
LenexITSolution
Back
Top