What's new

Kathmandu to Kailash: Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn.

Nhân duyên với Kailash tự thuở nào?

Tôi bắt đầu có vài khái niệm về Tây Tạng cách đây khoảng mười năm. Có lẽ những thông tin đầu tiên lại xuất phát từ cuốn sách “Suối nguồn tươi trẻ” của Peter Kelder. Tôi vẫn khá kiên trì tập luyện năm thức tập của Tây Tạng theo hướng dẫn trong sách này và hẳn nhiên cảm nhận được sự tăng cường sức mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Từ đó tôi để ý đến hai chữ Tây Tạng nhiều hơn. Vậy là “Con đường mây trắng” của Anagarika Govinda do Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách dịch, “Người Tây Tạng nghĩ về cái chết” (Bardo Thodol), “Trong vòng tay Sambala”, “Chúng ta thoát thai từ đâu” của Erono Mundasep và rất nhiều cuốn sách viết về Tây Tạng, Ấn Độ, bắt đầu chiếm nhiều chỗ trong tủ sách của tôi.

Giáo sư Spalding với cuốn “Hành Trình về Phương Đông” đã làm “đảo lộn” suy nghĩ của tôi về con người và vũ trụ. Ông thường xuyên đề cập đến những vị Tôn Sư ngoài trăm tuổi vẫn đang ẩn tu trên những ngọn núi tuyết phủ trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Còn Govinda và Mundasep đều viết nhiều về một ngọn Núi Thiêng, nơi được xem là Núi Tu-Di trên quả địa cầu, là “tâm điểm của mọi xứ sở”, nơi trú xứ của Thần Shiva, của các vị Thiền Phật và Bồ Tát. Một ngọn núi mà theo Govinda là “không có núi nào có thể sánh”. Ngọn Núi Thiêng đó có tên là Kailash, mà trong tác phẩm của mình cũng như các bản dịch, anh Nguyễn Tường Bách gọi là Ngân Sơn.

Ước mơ gần như “hoang tưởng” được đến chiêm ngưỡng ngọn Núi Thiêng, nơi là “trung tâm của thế giới” có lẽ bắt đầu manh nha và lớn dần trong tôi từ những ngày tháng đó.

Và rồi, điều cần đến phải đến. Đầu tháng 6 năm 2010 tôi được gặp anh Nguyễn Tường Bách nhân dịp anh từ Đức về Việt Nam chịu tang bố. Tôi nhớ đã gặp anh tại nhà một người bạn thân của anh. Tôi vốn rất hâm mộ anh Bách sau khi đọc khá nhiều tác phẩm anh viết và dịch; vẫn mong một ngày được gặp anh. Trước đó, khi biết tin bố anh vừa mất, tôi chủ động google, tìm trên các diễn đàn được địa chỉ email của anh. Tôi gửi email chia buồn và anh cũng sớm phúc đáp với lời cảm ơn chân thành. Cuộc sống vốn diệu kỳ vậy đó. Biết tôi mê anh Bách, anh Trần Sỹ Chương, một người anh của tôi đã tạo điều kiện để tôi được gặp anh. Tôi còn nhớ khi vừa vào nhà anh Thu, cúi chào và giới thiệu tên mình, anh đã hỏi “hóa ra Tuấn này là Tuấn đã email cho anh à?”. Nhân duyên cho chuyến hành hương chiêm bái Kailash (Ngân Sơn) hẳn đã nảy mầm từ hôm ấy.

Topic đã được gởi đăng bởi BDK
 
Last edited by a moderator:
KailashVietnam Group

Không như khu vực Saga, đoạn đường từ thung lũng Kathmandu lên Kodari này, Anh Bách, Chị Vinh và Chú Dũng khuôn mặt còn rất hồng hào, khỏe mạnh. Người đẹp lồng trong cảnh đẹp mê hồn.

0-KailashGroup5.jpg

Bây giờ thì cho mình show hàng và "chém gió" một tí nhé. Mình đã rất giỏi chịu đựng, tới post 81 này, sau hơn một tháng viết bài mới dám "khoe" ảnh chụp với anh Bách. Mấy lần tính post một cái(như sau phần giới thiệu cuốn DXNM chẳng hạn) để thêm phần hãnh diện nhưng rồi lại cố nhịn cho đến hôm nay. Bây giờ thì không nhịn nữa đâu(NO). Mình không bao giờ muốn làm một anh "Nhịn sĩ". Mình vốn mê Phượt nên tự phong là Phượt sĩ (5), suốt hành trình không ngủ, luôn "tỉnh thức" để nghĩ chuyện gì đó sau này về chém gió nên gọi là "Thức sĩ", vì chưa muốn thành Tu sĩ nhưng lại rất mê tìm hiểu triết lý Phật giáo nên muốn làm Phật sĩ và rồi thành Cư sĩ trước trong kiếp này. Ngày ngày vẫn nhìn vào bức tượng của Ngài Văn Thù Sư Lợi mình thỉnh được tại Văn Thù Sơn trong chuyến đi này với mong muốn Ngài sẽ giúp cho cái đầu u mê của mình sớm trở nên "trí tuệ" hơn nên suốt đời xin nguyện làm "Tuệ sĩ"=)). VKG đã có 5 sĩ:))(bây giờ người nào có nhiều hơn một chục cái cũng chỉ chọn 1 mà thôi. Mình còn một mớ "sĩ" nữa, sẽ bổ sung từ từ mỗi khi nhớ ra, đoạn này sẽ dài đây).

0-KailashGroup6.jpg

Một ngày sau đó, dù khá nhiều người bỏ cuộc vì lý do sức khỏe và "hội chứng độ cao", anh Bách vẫn khá nhẹ nhàng vượt qua 400m độ cao tuyệt đối với địa hình rất dốc từ cao độ 3700m của thị trấn Nyalam chinh phục cao độ 4100m của đỉnh ngọn núi này trong cuộc tập dượt chuẩn bị cho Kailash. Hẳn nhiều người nghĩ 400m là con số "nhỏ"; thực tế nó không nhỏ tí nào, nó cao hơn cả tòa nhà 100 tầng đấy nhé. Bạn thử hình dung mình đi thang bộ lên một tòa nhà 5 tầng thôi thì hơi thở sẽ thế nào nhé? Dù chỉ lên tầng 3 thôi, bạn cũng sẽ muốn chui vào thang máy cho khỏe rùi. Lên đến tầng 5 thì tim đã đập nhanh hơn 100 lần/phút(nếu không tin bạn thử một lần nhé, tự tay bắt mạch dễ ợt à). Hình dung xa hơn tí nữa, trong vài tiếng đồng hồ bạn phải leo một mạch lên đỉnh tòa nhà Sai Gon Trade Center 33 tầng hay Bitexco Financial Towner 68 tầng bằng thang bộ. Bây giờ nhịp tim sẽ là bao nhiêu nhỉ? Đó là leo trong điều kiện đủ dưỡng khí 100%, trời mát...Còn ở đây, gió lạnh thổi thốc vào mặt, dưỡng khí chỉ có khoảng 60% mức bình thường. Độ dốc núi cũng rất lớn. Mới những bước đầu tiên thôi là đã thấy nặng nề rồi. Ôi, nghĩ lại mà thấy ớn..Mình mà còn đuối thế này thì các bác lớn tuổi phải vất vả tới cỡ nào. Ngàn lần khâm phục các anh chị lớn tuổi trong đoàn, đặc biệt là các chị..Xin bái phục!!!

Mình rất yêu sách, đương nhiên rất mê sách anh Bách dịch và viết. Từ những năm 2000, vừa tốt nghiệp đại học, lúc các bạn đồng lứa đang bỏ tiền đi xem các hot girl, hot boy hay hot hifi gì đó... biểu diễn thì mình âm thầm "đầu tư" vào sách. Đọc sách anh từ 10 năm trước mà bây giờ mới được gặp anh. Được đi cùng anh tới Ngân Sơn quả là một nhân duyên lớn. Gần như mọi địa điểm anh đều có thể thuyết trình thật tỉ mỉ về địa danh, văn hóa, các nhân vật lịch sử...không chỉ những nơi anh đã từng đi qua trong các chuyến hành hương nhiều năm trước mà thậm chí còn cả những mảnh đất anh chưa hề đặt chân đến bao giờ. Anh gần như thuộc lòng mọi địa danh và những thông tin liên quan đến nó. Đời này mấy ai đi du lịch mà lại được anh Bách làm hướng dẫn viên cơ chứ?? Nếu không phải do nhân duyên đưa đến thì là do gì???
 
Last edited:
KailashVietnam Group

0-KailashGroup7.jpg

Đây là chị Ngọc Anh, Bác sĩ(6) của Đoàn. KVG có 6 sĩ nhé:). Hôm nay, 14-08-011 là ngày sinh nhật của chị. Trên xe từ Paryang về Hồ Manasarovar, Đoàn đã tổ chức ăn mừng sinh nhật và tặng quà và hát mừng sinh nhật chị. Chị Ngọc Anh cùng mình hẳn là hai người đầu tiên(???) được anh Bách nói cho nghe về ý tưởng đi chiêm bái Ngân Sơn. Anh Bách có nhắc chuyện này trong DXNM(trang 153). Hôm đó có Anh Bách, Chị Vinh, Trung Toàn(Nhóm tổ chức), Sư cô Huệ Tín, Chị Ngọc Anh và Tuấn. Sau này chị Ngọc Anh đã hỗ trợ cho đoàn rất nhiều về việc chăm sóc sức khỏe, thuốc thang..Điều đặc biệt nhất là chị gần như không ăn gì suốt trong mười mấy ngày, chỉ uống nước là chủ yếu. Mình không để ý lắm tới chi tiết này nhưng các chị đều xác nhận hầu như không thấy chị ấy ra ăn cùng đoàn bữa nào cả, hoặc có ra thì cũng cho vui thôi(??). Mình thì ngược lại, hầu như không ngủ suốt hành trình(các anh chị trong đoàn vẫn hay nhắc tới hai nhân vật này về chuyện ăn và ngủ).

Các bạn sherpa rất tinh tế. Biết có sinh nhật của chị, họ âm thầm làm sẵn bánh sinh nhật và ngay chiều ngày 14-8, đúng vào ngày Vu lan, Rằm Tháng 7, họ mang bánh sinh nhật lên mời cả đoàn. Chị Ngọc Anh đã rất xúc động khi anh Bách gọi lên nhận quà trên xe, được cả đoàn hát mừng sinh nhật, nay lại thêm một lần dâng trào cảm xúc trước sự quan tâm của nhóm anh em Sherpa người Nepal này. Mọi người cũng đều hết sức bất ngờ. Họ kiếm đâu ra nguyên liệu để làm được chiếc bánh sinh nhật "chuẩn" như thế này? Bên trái ảnh chính là bác Krishana(1), Bếp trưởng của Đoàn, là thành viên âm thầm ít nói nhất nhưng cũng vô cùng tình cảm và tinh tế.

Chị Ngọc Anh đã nói rằng hôm nay đúng là ngày lễ sinh nhật đáng nhớ nhất cuộc đời của chị ấy.

Riêng với Đoàn, dù không hề sắp xếp trước nhưg lại có một nữ bác sĩ tận tụy đi cùng trong hành trình gian nan này âu cũng lại là một nhân duyên lớn.
 
Last edited:
KailashVietnam Group

0-KailashGroup8.jpg

Chị Bình, Anh Nhân(phu quân chị Bình) và anh Thu, "ba lão đạo sĩ" đang ngồi thiền bên Hồ Manasarovar. Trước khi xuống hồ tắm mình đã "bắt chước" các anh chị ngồi như thế này đây. Đằng sau lưng ba vị là Tu viện Chiu Gompa. Hẳn các vị cứ muốn ngồi đây mãi? Mình còn nhớ 4h sáng hôm sau, anh Thu đã dậy gọi mọi người ra tranh thủ ngồi thiền tiếp. Mình thì nghe tiếng bà con lục đục, đang nằm tỉnh như sáo trên giường, lại vui mừng lọ mọ dậy vì có "bạn" cùng thức. Trời sáng, mặt hồ cũng sáng màu bạc. Trời và Hồ như hai tấm gương bạc phản nhiếu vào nhau. Cảnh đẹp lạ thường. Ngoài trời gió lạnh quá nên mình cũng không dám theo anh Thu ra bờ hồ, lại mò vào giường nằm chờ trời sáng. Dù buổi chiều, sau khi tắm, mình đã được anh Thu xoa dầu và bắt gió cho một hồi thật lâu, có đỡ hơn thật nhưng cũng không ngủ được bao nhiêu. Mất ngủ chính là điểm đáng sợ nhất của mình khi ở độ cao này. Mình rất sợ trời tối. Chỉ mong nó cứ sáng cả ngày như vậy để đoàn cứ ở trên xe thôi. Buổi tối khó ngủ, khó thở, trới quá lạnh, cổ họng lại nghẹn cứng không nuốt nước bọt được, cả người cứng đơ vì áo quần mang dày kịt.

Không biết anh Thu còn ngồi thiền tới mấy giờ. Anh Thu vẫn khá khỏe, hầu như không mất ngủ, ăn uống được. Anh mang khá nhiều đồ ăn và các loại thuốc mua từ nhà. Thậm chí anh còn cung cấp cho mọi người thêm mật ong pha với nước và một ít muối để bổ sung nhanh năng lượng. Anh còn cho mình thêm mấy viên thuốc để đưa ôxy lên não. Anh góp sức rất lớn cho mình cũng như mọi người chiến đấu đến ngày Kora xong và trở về. Anh thường cười vui rằng "sứ mệnh của Thu là làm tôi tớ cho Đoàn". Kiến thức về y khoa, đặc biệt là về vấn đề chăm sóc sức khỏe, phòng chữa bệnh của anh Thu cao thâm vô cùng nên mình luôn coi anh là một Bác sĩ(7) dù anh vốn là một doanh nhân-nhà đầu tư. Có được như một người như anh làm "tôi tớ", há chẳng phải là đại nhân duyên?.

Chị Bình gần như là người cung cấp thực phẩm "bổ sung" cho đoàn. Chị mang theo không biết bao nhiêu là đồ ăn khô căng đầy trong một ba lô riêng. Bữa nào mọi người cũng được chị cấp bổ sung cho bữa ăn vốn đã vô cùng khó nuốt, dù các bạn Sherpa đã rất tận tình. Chị cũng mang khá nhiều các thứ linh tinh khác phục vụ thêm cho Đoàn. Chị là Thạc sĩ (8)nhé, chưa kể các sĩ khác nữa(NO). Chị ngủ rất tốt, cũng hầu như không bị mất ngủ bao giờ. Ước gì mình ngủ khỏe được như anh Thu và Chị Bình nhỉ, "ghen tị" quá.

Anh Nhân lại là người có kiến thức sâu rộng về Lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị...của các quốc gia trên thế giới. Anh cũng có rất nhiều năm nghiên cứu về Phật giáo nên hiểu rất sâu về triết lý nhà Phật. Có gì liên quan đến Phật giáo mình có thể hỏi anh Bách, anh Nhân hay anh Cường ngay. Anh là người bắt bài hát cho cả đoàn hoặc mở đầu cho một bài tụng niệm trên xe khi bắt đầu khởi hành. Và mình vẫn luôn chờ đợi cái chất giọng trầm ấm của anh cất lên câu "Om Ma Ni Pad Me Hum" để được hòa mình vào một trạng thái vô cùng bình an và hỷ lạc với cả gia đình Kailash. Anh hẳn là nhiều "sĩ" trong một nhưng mình biết chọn sĩ nào hay nhất đây. Thôi tạm chọn là Phật sĩ(9)vậy=)). Chắc ảnh không giận mình đâu.:))

Vậy là KVG có 9 sĩ rồi nhé.. Vừa được chị Bình cho món ăn bổ cho thể chất lại được anh Nhân cho các món ăn tinh thần, đó cũng là nhân duyên lớn.

Ôi mệt quá, mình đi ngủ đây. Khuya quá rùi...Viết tí nữa coi chừng viết bậy thì nguy to....Viết quả là một "nghề" vô cùng cực nhọc nên mình chưa bao giờ mơ làm "Văn sĩ" cả. Nghĩ mà thương anh Bách biết nhường nào. Để ra được một cuốn như DXNM cho các bạn đọc vèo trong mấy ngày là xong thì hẳn anh phải thức đêm thức hôm cả mấy tháng trời cặm cụi...

P/S: Cho đến hôm nay, hầu như Tuấn chỉ "nhớ gì viết nấy" chưa hề hỏi thông tin chính xác về các "sĩ". Nếu có chút nhầm lẫn mong anh chị "mách nước" để Tuấn chỉnh sửa ngay cho kịp nhé.
 
Last edited:
Được đi là một nhân duyên lớn.
Được viết và được chia sẻ cũng là một nhân duyên nữa. Những người đọc chia sẻ của bạn cũng là đã có một cái duyên với bạn rồi. Vậy thì bạn cứ tự do viết những điều mình thấy, những điều mình cảm nhận để mọi ng có thể đi cùng cuộc hành trình này nhé. Đừng ngần ngại để mối duyên này được dài và được phát tán :).
Thật là một vinh dự và hạnh phúc được đi với những thành viên như thế, chuyến đi sẽ không chỉ còn dừng lại ở một chuyến du hành. Một chuyến đi không lớn nhưng mang lại quá nhiều điều lớn lao. Chúc mừng bạn.
 
KailashVietnam Group

Cảm ơn sbn vẫn luôn theo dõi và động viên, điều này sẽ làm người viết có thêm nhiều năng lượng để "Phượt" tiếp..(wait)
Đã định chương này chỉ viết về Con Người trong thiên nhiên thôi thế mà nhìn tấm ảnh "ba lão đạo sĩ" này lại nhớ về Hồ Manasarovar trong buổi chiều tà hôm ấy, ngày Lễ Vu Lan 15/07/2011 âm lịch và là 14-08-2011 dương lịch.
Hiu.jpg
Không hiểu có phải do mình tắm và đuổi chim để Trung Toàn chụp ảnh không mà có một bạn Hải Âu hốt hoảng bay đến đậu một mình lẻ loi nơi này(xin nhắc lại, mình vẫn tạm gọi là Hải Âu thôi nhé). Anh Thu không chịu tập trung Thiền hay sao mà lại nhanh tay chộp được cảnh này vậy?

0-KailashGroup10.jpg

Mình không còn nhớ "ba lão đạo sĩ" ngồi tới lúc nào nhưng khi trời vừa chập choạng tối thì gần như các anh chị đều có mặt để ngắm Cầu Vồng Ngũ Sắc xuất hiện phía chân trời.

0-KailashGroup11.jpg

Có phải Cầu vồng ngũ sắc xuất hiện để chào đón KVG? =))

0-KailashGroup12.jpg

Mặt Trời lặn trên Manasarovar

0-KailashGroup12B.jpg

Vẫn là những đám mây ngũ sắc với sắc màu sặc sỡ.
 
Last edited:
KailashVietnam Group

0-KailashGroup13.jpg
Anh Trịnh Thanh Cường đang hướng dẫn bổ sung cho KVG về lịch sử của Tu viện Zhadun. Thường thì ngay khi bước chân vào đất Tạng, KVG đã được một hướng dẫn viên người Tạng tên là Tsering(ngoài cùng bên phải) thuyết minh về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, con người Tạng...Nhưng Tsering không phải quá vất vả vì đã có anh Cường hỗ trợ rất nhiều, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến Phất giáo Kim Cương Thừa(Mật Thừa). Ngoài ra KVG còn có anh Bách, anh Nhân, Chị Bình, Thầy Viên Định, Chị Ngọc Anh, Chị Tuyết, Trung Toàn, Danh, anh Trung...đều là những người có hiểu biết nhiều về Phật giáo.
Anh Cường trước đây từng là hướng dẫn viên du lịch kỳ cựu của Saigontourist, phải nói là một hướng dẫn viên "đặc biệt" hay "ngoại hạng" gì đó.. mới đúng. Giớii du lịch tâm linh hẳn ít ai không biết đến anh Sư Cường. Anh nói được nhiều ngoại ngữ và có kiến thức uyên thâm về Phật giáo và lại là người "có lối sống theo hướng chân tu". Anh là một Tu sĩ(10) thực thụ. Anh có thể dịch chuyên sâu nhiêu ngôn ngữ về những chủ đề liiên quan đến Phật giáo. Anh đã từng hành hương đến rất nhiều thánh tích Phật giáo khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal, Tây Tạng, Myanmar, Sikkim..Thoáng nghe danh sách những nơi anh đã đến viếng thăm và tu tập mà mình lại "thèm" dễ sợ. Theo tư liệu của Saigontourist thì "Mỗi năm, anh thường dành từ 1- 2 tháng đến sống ở Khu di tích Phật giáo tại bang Bihar và Utta Pradesh (Ấn Độ). Bahir là nơi còn lưu giữ khu phế tích ĐH Phật giáo Nalanda- trường đại học phật giáo đầu tiên trên thế giới và tháp Bồ Đề Đạo Tràng (Mahabodhi) - nơi Đức Phật Thích Ca Mầu Ni tu hành đắc đạo cách đây hơn 2.500 năm, khu di tích này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 2002."
Mình thì biết anh thường dành vài tháng trong năm để tu tập tại "mật thất" của anh ngay tại tư gia ở Đà Lạt. Sau Kailash,mình cũng đã có một dịp ghé qua nhà anh chơi. Lại thêm một lần phải ngỡ ngàng về "bộ sưu tập" các tượng Phật và pháp khí với đủ mọi loại chất liệu, hình dáng, kích cỡ mà anh mang về được từ nhiều quốc gia anh đã đến. Anh đã từng được Đài Truyền hình TPHCM(HTV) và Saigontourist "chọn mặt gửi vàng", để đồng hành cùng đoàn làm phim ký sự “Huyền bí sông Hằng” của HTV đi xuyên 3000Km qua 3 quốc gia Ấn Độ, Nepal và Bangladesh.
Mình rất thích chuyện trò cùng anh ấy. Thích quan sát anh ấy ngồi thiền mỗi đêm trong Phòng. Anh luôn an nhiên tự tại, vui vẻ, dễ gần. Khi nói chuyện đạo hay chuyện đời đều rất dễ hiểu. Anh là một trong những người mà mình nghĩ có thể hỏi chuyện chi cũng được, kể cả chuyện ấy. :)).
Về truyền thuyết của những nhân vật lịch sử Phật giáo như Đức Phật, Ngài Liên Hoa Sinh, các đại đệ tử của Đức Phật, hoặc Ngài Marpa, Milarepa....anh đều thuộc lòng.
Anh đã ba lần đi Kora(Outer Kora-Ngoại Kora) và dự định sẽ còn đi thêm mỗi năm cho đến lúc đủ 13(?) vòng Outer Kora để sau đó(mới được phép?) đi Nội Kora(Inner Kora), đường Kora của các vị chân sư.
Mình cần thêm nhiều trang nữa mới kể hết chuyện về anh Cường dọc đường đi Ngân Sơn nhưng tạm thời như vậy đã. Đi Ngân Sơn với anh hẳn cũng đã có một số người và sẽ còn nhiều người được đi cùng anh sau này nữa. Tuy nhiên chuyến đi lần này chắc cũng là môt chuyến đi "đặc biệt nhất", đáng nhớ nhất, nhiều "nhân duyên" nhất của anh trên nhiều phương diện khác nhau, theo như lời anh từng bộc bạch. Riêng với KVG, có anh Cường đi cùng là một "phước báo" lớn lao. Với nhiều kinh nghiệm hành hương nơi hiểm trở, khắc nghiệt ở Tây Tạng, đặc biệt là khu vực Ngân Sơn, anh chính là chỗ dựa vững chắc cho KVG, là người hỗ trợ về mặt tinh thần, trấn an mọi người trước những hiểm nguy sắp phải đối mặt. Nhân duyên nối tiếp nhân duyên.
Tuấn đã đếm được Mười(10) Sĩ rồi đó các bạn, viết về con người mệt nhọc quá các bác ơi...Hu hu. Nhiều chuyện lắm mà kể loáng thoáng thì khó chịu vô cùng..Chuyện anh Cường tạm kể vậy, mai mốt nhớ thêm sẽ kể tiếp, chắc chắn còn nhiều chuyện hay mà vì qua đèo Dolma nên Tuấn đã quên nhiều quá..=))
 
Last edited:
KailashVietnam Group

Đoàn đông quá mà cũng nhiều "sĩ" quá nên mình kể hơi chi tiết một sĩ nữa cho đúng con số 11 là số năm(2011) và cũng là bằng 1/2 của 22 người trong KVG nhé. Các sĩ sau mình sẽ nói nhanh rồi sẽ còn đề cập thêm sau. Đúng là "mỗi người một vẻ năm phân vẹn mười" mà. Ai cũng quá đặc biệt và có quá nhiều chuyện để mình kể nhưng nếu cứ đà này chắc mùa Quýt mới tới đèo Dolma các bác nhỉ.
0-KailashGroup14.jpg
Nhóm trẻ KVG giữa cao nguyên Tây Tạng. Giữa là Trung Toàn, người mình vẫn nhắc rất nhiều lần trong bài viết. Anh vừa là một Thạc sĩ(Phật học?)(11) vừa là một Cư sĩ. Toàn từng là hướng dẫn viên du lịch gạo cội của Saigontourist. Hiện anh đang là chủ một công ty du lịch(Công ty Hoa Thiền-Zen Flower) chuyên tổ chức các chuyến du lịch tâm linh, hành hương đến các thánh tích Phật giáo Ấn Độ, Nepal, tây Tạng, Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan...Anh rất trẻ nhưng có kiến thức Phật giáo khá uyên thâm, đang tham gia giảng dạy tại nhiều trường Phật học tại TPHCM. Toàn cùng anh Bách, Chị Vinh là ba thành viên đầu tiên tổ chức nên chuyến đi này. Anh và Công ty anh đã hỗ trợ đoàn rất nhiều trong công tác tổ chức ban đầu như lo vé máy bay...Toàn đi Ấn Độ như đi chợ vậy, gần như thời gian Toàn ở nước ngoài nhiều hơn ở nhà.
Trung Hiếu(ngoài cùng) là Tiến sĩ(12), là con trai trưởng của anh Nhân và Chị Bình(thật là một gia đình có ân phước lớn), hiện Hiếu đang là một giảng viên trẻ giảng dạy Toán học tại đại học Michigan(Mỹ). Anh bay từ Mỹ về Việt Nam để tháp tùng cùng bố mẹ mình trong chuyến đi này. Anh Minh(con trai chị Ngọc Anh), thành viên trẻ nhất đoàn hiện cũng đang học ở Mỹ. Minh cũng bay về Việt nam để đi cùng mẹ. Ai đang học đại học, đặc biệt lại du học Mỹ thì ít nhất cũng có một vài lần làm Khất sĩ.. Minh có là ngoại lệ không?:LL

Hữu Danh đang là chủ một nhà hàng chay tại TPHCM, anh ăn chay trường nhiều năm nay nên hẳn gọi là Chay sĩ cũng không ngoa.:))

Ngoài ra KVG còn có chị Bích Hà lo trọn vẹn phần tài chính kiêm thủ quỹ, Anh Trung cũng là một Cư sĩ ăn chay trường. Chị Tuyết(Nguyễn) là một nữ Tu sĩ đã có nhiều năm tu tập Kim Cương Thừa và cũng đã khá quen thuộc với Nepal và Ấn Độ. Chị Kim Sơn cũng là người rất mến mộ Phật Giáo và thường thăm viếng nhiều thánh tích. Anh Hồng Minh và bạn Tuyết(Phạm) là hai chủ doanh nghiệp trẻ từ Hà Nội bay vào sài Gòn đi cùng đoàn. Nhã Thanh là một bạn nữ trẻ đã từng du học ở Ấn Độ bay thẳng từ Hà Nội đi và nhập đoàn ở Bangkok trong lúc Trọng Lý bạn cô lại bay trực tiếp từ Hồng Kông qua Kathmandu để gặp trước anh Bách-Chị Vinh bay từ Đức tới. Cuối cùng là Thầy Viên Định hiện đang tu tập Kim Cương Thừa tại Kathmandu. Thầy chờ sẵn tại Kathmandu khi mọi người đến. KVG đúng là một đoàn "phượt" International.

0-KailashGroup15.jpg

Khoảng trời riêng của bốn anh em cùng phòng Toàn, Danh, Tuấn và Anh Minh. Nhiệm vụ rất quan trọng mỗi đêm là quên gì quên chứ không được quên đi múc một xô nước đầy để đêm còn có ô xy mà thở. Dù lạnh, cửa vẫn phải nhớ để hở tí nếu không thì "tắt thở" lúc nào chẳng ai hay.
 
Last edited:
KailashVietnam Group(mấy tấm ảnh vui vui)

Vậy là về cơ bản Tuấn đã tạm giới thiệu xong KVG với các bạn. Bây chừ chỉ post thêm vài ảnh vui vui về sinh hoạt của các thành viên KVG trong suốt hành trình, không theo một thứ tự thời gian nào hết nhé. Sắp xong rồi các bác ơi.

0-KailashGroup14B.jpg

Trọng Lý đóng phim buồn. Nhã Thanh làm gì mà xơi một mình, không ngó ngàng gì bạn bè hết vậy? Mình mà là Trọng Lý thì mình nghỉ chơi luôn.

0-KailashGroup14C.jpg

Vừa nghe Lý hát trên xe, bây giờ lại được nghe Lý đi dạo và hát giữa cao nguyên bao la của tây Tạng.

0-KailashGroup15-1.jpg

Tối về lại được nghe Lý hát "trên giường":)).

0-KailashGroup16.jpg

Làm ơn nhìn vào hai bác hai bên đang cười kiểu gì nhé. Không thể bỏ đăng ảnh này được. Ai cười đểu hơn ai nhỉ??

0-KailashGroup17.jpg

Đây nữa này. Thật là những khoảnh khắc hạnh phúc đáng nhớ. Các bác mau xem chứ nếu mai hai bác này thấy lại kêu mình "gỡ" xuống khẩn cấp thì có mà tiếc cả đời.

0-KailashGroup18.jpg

Bác Thu cũng không chịu thua nhỉ?
 
Last edited:
KailashVietnam Group(mấy tấm ảnh vui vui)

0-KailashGroup18A.jpg

Bác Bách cũng "hiếu động" đâu thua gì lớp trẻ nào. Không biết bác "trốn" bác Vinh lúc nào mà "lọ mọ" lên lên làm diễn viên ảnh ở đây. Chỗ này là khu nhà sinh hoạt ngay phía sau Tu viện Chiu Gompa, ở một vị trí rất cao, gần sát với đỉnh Tu viện. Đứng ở đây có thể ngắm rất xa ra hồ Manasarovar và khu vực phía sau lưng Tu viện. Nghịch ngợm như mình mà vẫn cứ đi vòng tới vòng lui, nhìn đi nhìn lại cái thang, dòm qua cái cửa căn nhà thấy có mấy vị Tu sĩ trong đó nên cuối cùng hổng dám leo lên. Thế mà bác Bách vèo một cái đã ngồi "chễm chệ" nơi này. Bái phục bác quá thôi.

0-KailashGroup19.jpg

Cười cùng một kiểu luôn. Ngạc nhiên chưa?

0-KailashGroup20.jpg

Bốn Đạo sĩ đã chinh phục xong đỉnh 4100m(vượt cao độ tuyệt đối 400m).

0-KailashGroup21.jpg

Bác Thu "vô tình" lượm được bí kíp trong Tu viện Chiu Gompa.

0-KailashGroup22.jpg

Bữa cơm trưa của KVG, lại là bác bếp trưởng Krishna xuất hiện.

0-KailashGroup23.jpg

Sư Cường ngồi thiền bên Hồ Manasarovar.
 
Last edited:
KailashVietnam Group(các bạn phục vụ)

Nhóm sherpa người Nepal gồm 5 thành viên gồm: Moti(nhóm trưởng), Durga(em ruột Moti), Lazman(em họ Moti), Hasta và Krishna(bếp trưởng).
Đây là năm con người tận tụy nhất mà mình từng gặp. Mặc dù KVG đã rất thất vọng ngay từ đầu vì những rắc rối, không tuân thủ các điều khoản của Hợp đồng từ đối tác Samrat mà đại diện là tay giám đốc Tiwari rất khó xơi. Mình cũng đã cùng nhiều anh em đóng "phẫn nộ thân" để hòng đòi lại quyền lợi cho đoàn nhưng thất bại. Hắn đã đổi 6 chiếc Landcruiser của đoàn bằng một chiếc xe bus mà vẫn giữ nguyên giá tiền và đổ lỗi hoàn toàn cho đối tác Tây Tạng. Ngược với tay Giám đốc lươn lẹo thì 5 nhân viên này lại quá tuyệt vời. Trong suốt hành trình các bạn đã phục vụ đoàn vô cùng chu đáo từ việc ăn uống đến ngủ nghỉ. Dẫu phải làm việc vô cùng vất vả nhưng mình chưa hề thấy một tiếng than vãn nào từ họ. Buổi tối thường họ ngủ ngay trên sàn bếp ẩm ướt trong cái lạnh khủng khiếp. Nhiều lần mình vẫn một mình âm thầm mò xuống bếp để động viên các bạn. Lo cho 22 con người trong một điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt là điều quá vất vả. Mãi sau này, mình vẫn thường xuyên email thăm hỏi Moti và mời các bạn sang thăm Việt Nam.

0-KailashGroup24.jpg

Từ trái qua, Moti, Durga, Lazman. Cả ba đều rất đẹp trai, đặc biệt là Moti, trông anh giống như diễn viên điện ảnh Bolywood vậy. Nhiều bạn nữ của KVG cứ chép miệng khen Moti mãi. Bác bếp trưởng Krishna thì chúng ta đã gặp hai lần. Mình đang tìm hình của Hasta.

0-KailashGroup26.jpg

Từ trái qua: ngoài cùng là bác tài xế(mình chưa nhớ tên), Thứ ba là Tsering, hướng dẫn viên người Tạng.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,669
Bài viết
1,171,084
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top