What's new

Kathmandu to Kailash: Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn.

Nhân duyên với Kailash tự thuở nào?

Tôi bắt đầu có vài khái niệm về Tây Tạng cách đây khoảng mười năm. Có lẽ những thông tin đầu tiên lại xuất phát từ cuốn sách “Suối nguồn tươi trẻ” của Peter Kelder. Tôi vẫn khá kiên trì tập luyện năm thức tập của Tây Tạng theo hướng dẫn trong sách này và hẳn nhiên cảm nhận được sự tăng cường sức mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Từ đó tôi để ý đến hai chữ Tây Tạng nhiều hơn. Vậy là “Con đường mây trắng” của Anagarika Govinda do Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách dịch, “Người Tây Tạng nghĩ về cái chết” (Bardo Thodol), “Trong vòng tay Sambala”, “Chúng ta thoát thai từ đâu” của Erono Mundasep và rất nhiều cuốn sách viết về Tây Tạng, Ấn Độ, bắt đầu chiếm nhiều chỗ trong tủ sách của tôi.

Giáo sư Spalding với cuốn “Hành Trình về Phương Đông” đã làm “đảo lộn” suy nghĩ của tôi về con người và vũ trụ. Ông thường xuyên đề cập đến những vị Tôn Sư ngoài trăm tuổi vẫn đang ẩn tu trên những ngọn núi tuyết phủ trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Còn Govinda và Mundasep đều viết nhiều về một ngọn Núi Thiêng, nơi được xem là Núi Tu-Di trên quả địa cầu, là “tâm điểm của mọi xứ sở”, nơi trú xứ của Thần Shiva, của các vị Thiền Phật và Bồ Tát. Một ngọn núi mà theo Govinda là “không có núi nào có thể sánh”. Ngọn Núi Thiêng đó có tên là Kailash, mà trong tác phẩm của mình cũng như các bản dịch, anh Nguyễn Tường Bách gọi là Ngân Sơn.

Ước mơ gần như “hoang tưởng” được đến chiêm ngưỡng ngọn Núi Thiêng, nơi là “trung tâm của thế giới” có lẽ bắt đầu manh nha và lớn dần trong tôi từ những ngày tháng đó.

Và rồi, điều cần đến phải đến. Đầu tháng 6 năm 2010 tôi được gặp anh Nguyễn Tường Bách nhân dịp anh từ Đức về Việt Nam chịu tang bố. Tôi nhớ đã gặp anh tại nhà một người bạn thân của anh. Tôi vốn rất hâm mộ anh Bách sau khi đọc khá nhiều tác phẩm anh viết và dịch; vẫn mong một ngày được gặp anh. Trước đó, khi biết tin bố anh vừa mất, tôi chủ động google, tìm trên các diễn đàn được địa chỉ email của anh. Tôi gửi email chia buồn và anh cũng sớm phúc đáp với lời cảm ơn chân thành. Cuộc sống vốn diệu kỳ vậy đó. Biết tôi mê anh Bách, anh Trần Sỹ Chương, một người anh của tôi đã tạo điều kiện để tôi được gặp anh. Tôi còn nhớ khi vừa vào nhà anh Thu, cúi chào và giới thiệu tên mình, anh đã hỏi “hóa ra Tuấn này là Tuấn đã email cho anh à?”. Nhân duyên cho chuyến hành hương chiêm bái Kailash (Ngân Sơn) hẳn đã nảy mầm từ hôm ấy.

Topic đã được gởi đăng bởi BDK
 
Last edited by a moderator:
Vài gương mặt Nepal-Tibet

Bắt đầu bằng hình ảnh trẻ em các bạn nhé:

LocalPeople22.jpg


Em bé này là con của ông bà chủ "khách sạn" tại Hồ Manasarovar. Bác tài xế nhà mình hỗ trợ một tay để mình chụp ảnh bé. Nhìn lại tấm ảnh mới thấy bác ấy đeo tới 6 cái nhẫn vàng kìa. Từ nhỏ tới giờ mình mới thấy một người đeo nhiều vàng như vậy.. Mình rất ham trẻ con, cứ hễ thấy đứa nào là muốn lại "nựng" liền vậy đó.​

LocalPeople8.jpg


Một em bé đang chơi đùa gần Paryang.

LocalPeople6-1.jpg

Chú tiểu trong một ngôi chùa tại Pharping.

LocalPeople1.jpg

Những em bé Tạng tại khách sạn ở Paryang.

LocalPeople2.jpg

Tại Paryang

LocalPeople3.jpg

Lang thang..

LocalPeople14.jpg


Hai má các em không phải bị đen vì nắng táp mà vì cháy lạnh. Thương quá chừng. Mình chợt nhớ một câu chuyện người ta đồn rằng: Ở Tây Tạng, lúc mới được sinh ra, trẻ con được nhúng vào nước sông, hồ, suối lạnh trong một khoảng thời gian nhất định nào đó để nếu chết thì chôn mà sống thì mới nuôi. Lý do là để loại bớt những cá thể yếu ớt vì dù có nuôi thì sau này cũng không cầm cự được với cái khắc nghiệt của thời tiết và khí hậu vùng này. Mong rằng đó chỉ là một câu chuyện truyền thuyết kể chơi cho vui thôi.
 
Last edited:
Vài gương mặt Nepal-Tibet

LocalPeople11.jpg


Các bạn Nepali đang xếp hàng chờ gọi tên để được một suất mang hành lý cho khách trên những đoạn đường khó khăn.

LocalPeople23.jpg

Hai anh chàng bán đồ pháp khí tại Kathmandu

LocalPeople4.jpg

Hai vợ chồng trong Tu viện Chiu Gompa

LocalPeople5.jpg

Mua bán lông thú


LocalPeople7.jpg

Bác này hình như là CEO của nhóm buôn bán lông thú?

LocalPeople9.jpg

Cụ già

LocalPeople10.jpg

Một vị lạt ma theo giáo phái Chod(Chodpa) hay là còn gọi là phép "Đoạn giáo" với cái kèn Kangling bằng ống chân của người chết. Chúng tôi đã được nghe ông thổi cái kèn với âm thanh não nề này trên đường từ Saga tới Paryang. Bác Minh có vẻ rất háo hức với món này.
 
Last edited:
Vài gương mặt Nepal-Tibet

LocalPeople15.jpg

Không hiểu sao mình cứ mãi "đau đáu" về những hình ảnh này..Tất cả các chị đều dồn hết sực nặng lên đầu.

LocalPeople29.jpg

1

LocalPeople30.jpg

2

LocalPeople16.jpg

Ước mong nếu kiếp sau chưa được vãng sinh vào cõi Phật thì cũng tái sinh làm người đỡ vất vả cực nhọc hơn như cô gái Tây xinh xắn da trắng tóc vàng mỗi năm có vài tháng du lịch nghỉ ngơi kia. (mà nói vậy chứ cũng chưa biết ai hạnh phúc hơn ai nhỉ??, Phạm trù "hạnh phúc" khó nói lắm).

LocalPeople18.jpg

Cả mẹ trẻ lẫn con thơ đều lao vào cuộc chiến..

LocalPeople17.jpg

Nếu được đi học hẳn em là một Nữ sinh thanh lịch hay hoa khôi của trường. Nhiều khuôn mặt những em gái rất trẻ tham gia khuân vác suốt dọc hành trình cứ ám ảnh mình mãi không thôi.​

LocalPeople19.jpg

Thôi, vui lên một chút nào, để con đi Kora ngay bây giờ..
 
Last edited:
Kora Day 1(Nhìn lại đích đến)

Cuối cùng thì cũng "phải" chuẩn bị để bắt đầu cho vòng Kora(*) lịch sử. Tỉnh dậy đi các bạn. Đừng mải mê ngắm ngúi ngắm hồ, ngắm sông, ngắm suối. Cũng đừng nhìn những người phụ nữ mang vác dọc đường khổ cực lại xót xa mà chần chừ. Cũng đừng tưởng mình đang nằm trong chăn ấm nệm êm ở khách sạn hay đang trêu đùa các em bé dễ thương trên thảo nguyên...Dậy đi nào...Đừng ngủ nữa...Mình sẽ giúp các bạn trong phút chốc nhìn lại chặng đường đã qua và hành trình sắp tới. Dừng lại một chút nhé, bắt đầu với những tấm bản đồ "có một không hai" này, chúng ta sẽ "chụp" từ xa tới gần nhé.

9-KoraDay100A.jpg

Hãy xem chúng ta đang ở đâu. Người từ Mỹ, người từ Đức, người từ Hồng Kông, kẻ từ Sài Gòn, người từ Hà nội, tất cả cùng đến nơi đây. Đây là đâu? Nhìn lại bản đồ đi nhé. Phía tít dưới cùng của bản đồ là mũi Cà Mau, phía trên tí nữa là chín cửa sông Cửu Long xa tít tắp. Qua bao nhiều ngày gian nan khổ cực, nay chúng ta đã tụ về tại Darchen này, một thị trấn nhỏ bé nằm dưới chân Kailash, là điểm mà mọi khách hành hương phải ghé qua trước khi đi Kora. Vậy là chúng ta đã lên tới gần điểm cao nhất của nóc nhà thế giới, nơi khởi nguồn của những con sông thiêng vĩ đại. Hãy nhìn quãng đường chúng ta đã đi qua. Khủng khiếp chưa. Nhìn năm dòng sông tụ lại quanh Kailash kìa.

9-KoraDay10.jpg

"Chụp" gần hơn một tí. Cái bản đồ này có in sai tỷ lệ hay không mà hai cái Hồ nhìn to quá vậy? Đi máy bay sao mà không thấy được Ngân Sơn và hai Hồ Thiêng cơ chứ ?

9-KoraDay10A.jpg

Nhìn gần hơn tí nữa này, Ngân Sơn ngay trước mặt bạn rồi đó, vẻ đẹp lộng lẫy uy nghi. Ngân Sơn như mời gọi. Hãy chuẩn bị những bước đầu tiên để nhập vào vòng Kora. Trong ba ngày tới, chúng ta sẽ đi nhiễu(Kora) một vòng quanh ngọn núi này, theo chiều kim đồng hồ. Bạn hãy nhìn lại Ngọn núi Thiêng. Đây chính là niềm mơ ước của hàng triệu triệu người trên thế giới. Mình còn nhớ Tsering, anh bạn hướng dẫn viên du lịch người Tạng đã từng nói trên đường về: "Hơn sáu triệu người Tây Tạng(?), có mấy người được hạnh phúc như tụi mày(you)?".
 
Last edited by a moderator:
Kora Day 1(Bản đồ Lộ trình Kora)

9-KoraDay10D.jpg

Sát hơn tí nữa, ta thấy không chỉ là 2 mà là có 3 đường đi Kora. Lạ nhỉ, từ lâu mình vẫn chỉ biết đến cái Outer Kora. Sau này biết thêm Inner Kora(mình và hầu như mọi thành viên đều hiểu Inner Kora chính là cái đường Nandi Kora, đường đi dành cho các vị chân sư hoặc cho những ai đã đi đủ 13 lần Outer Kora). Sao nay lại xuất hiện thêm cái "Inner Kora" kiểu mới này nữa? Lại phải tốn thời gian sục sạo nữa đây??

9-KoraDay10B.gif

Nhìn thêm cái Bản đồ Kora theo kiểu 3D này nữa để dễ hình dung đoạn đường trường chinh sắp tới. Biết ngay mà, cái Inner Kora trong bản đồ này mới đúng là cái như mình từng biết. Không biết tác giả của bản đồ trên với "Inner Kora" mới và Nandi Kora là ai đây? Và ai đúng ai sai? Mình không muốn làm chuyên gia về Kailash đâu:)). Mất nhiều thời gian kinh khủng. Để "leo" tới điểm xuất phát này mình đã mất cả hơn tháng trời rùi. Lại còn phải bỏ mất mấy trận bóng hay như trấn Đức-Hà Lan đêm qua vậy. Bạn hãy nhìn kỹ những đường màu xanh nhé. Đó chính là đầu nguồn những con sông thiêng vĩ đại của Châu Ấ đây. Trên đường đi Kora nhiều đoạn ta sẽ phải đi dọc theo những con sông.

Thôi, hãy "quên" cái Inner Kora đi, tập trung nhìn kỹ vào cái Outer Kora nhé. Đó là "nhiệm vụ" và cũng là "quyền lợi" của chúng ta trong ba ngày sắp tới. Bạn nhìn vào đường màu vàng nhé. Đó là đường đi của KVG. Chúng ta sẽ bắt đầu tại Thị trấn Darchen, nằm phía dưới chân núi, đi theo chiều kim đồng hồ mà người ta gọi là Milarepa Kora(đường đi của tín đồ Phật Giáo), chứ không phải đi theo chiều ngược lại gọi là Bon-Po Kora(đường đi của tín đồ đạo Bon) đâu bạn nhé. Sau này trên đường đi mình cũng gặp một số người đi theo chiều ngược lại, gặp rải rác nhiều nơi, kể cả trên đỉnh đèo Dolma.

Toàn bộ lộ trình Kora dài 52km được chia làm ba ngày kinh hành. Ngày thứ nhất đi 22Km(con số có thể xê dịch chút ít tùy theo tài liệu) từ Darchen đến Tu viên Dirapuk. Ngày thứ hai đi khoảng 18 Km từ Dirapuk vượt đèo Dolma về gần Tu viện Dzutrulpuk. Và ngày thứ ba đi 12 Km còn lại từ đây về Darchen. Như vậy là trọn một vòng Kora. Có hai đêm ngủ trên núi, đêm đầu tiên tại một nhà khách ngay Tu viện Dirapuk và đêm thứ hai, khác với nhiều đoàn, KVG sẽ ngủ trong lều tại một bãi cỏ (chắc là) gần với Tu viện Dzutrulpuk.

Bạn có thể đi bộ một mình, tự mang theo hành lý cá nhân cần thiết nhất như áo mưa, máy ảnh, nước uống, thuốc men, thức ăn nhẹ bổ sung...Hành lý nặng hơn đã có đoàn bò Yak hỗ trợ. Bạn cũng có thể thuê ngựa để hoàn thành chuyến đi. Bạn cũng có thể thuê một hay vài người Sherpa đi cùng nếu bạn muốn.
 
Last edited by a moderator:
Cảm ơn bác Tuấn đã bắt đầu chia sẻ thông tin về đoạn đi Cora của đoàn, hồi hộp lắm rồi đó. Lót dép chờ nghe bác Tuấn kể chuyện.
 
@Tuanfreedom : Bài viết của bạn rất lý thú và hấp dẫn. Tôi đang "đồng hành" cùng bài viết của bạn từng ngày. Bạn thật hạnh phúc đã đi Kora núi thiêng Kailash. Xin được chia sẻ cùng bạn. Tôi đã đi Tibet vào tháng 8 năm 2010, vì đi theo tour nên có những điểm tham quan xa không đến được. Tôi đang ấp ủ ước muốn sẽ quay lại nơi đây vào một ngày không xa.

Tôi đã đọc "Đường Xa Nắng Mới" của Anh Bách. Rất Hay. Cám ơn Tuan đã giới thiệu.
 
Bạn Tuấn cố gắng viết tiếp nhé, rất nhiều người trong đó có mình đang chờ đón hành trình Kora 3 ngày quanh núi Kailash của nhóm bạn đấy (c)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,117
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top