What's new

Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ

Topic này dành tặng kilimangiaro, mong em sớm bình phục để có mặt trên những cung đường mới.
------------------------------------------------------------------------

Sau khi đọc mấy bài báo về loài trăn mắc võng khổng lồ ở Xuân Sơn, Phú Thọ, trí tò mò thôi thúc chúng tôi chuẩn bị hành trang lên đường tìm hiểu mảnh đất này, tự mình khám phá những bí ẩn của tự nhiên và con người nơi đây.
Ngày 5-12-2009, chúng tôi lên đường đi Xuân Sơn bằng xe máy với sự chuẩn bị khá chu đáo, sắn sàng cho những thử thách sắp tới.
 
Cửa hang đã hiện ra trước mắt, rất hoang sơ và bí hiểm.

Xuanson2009sony050.jpg


Chưa kịp tìm hiểu tên của hang là gì, tuy nhiên chúng tôi phát hiện ra một đặc điểm khá lý thú của hang nên tạm gọi là hang Tâm.

Xuanson2009sony056.jpg


Bên trong hang có một dòng suối trong vắt đầy sỏi cuội.

Xuanson2009187.jpg


Sau một hồi tham quan bên trong hang, cố gắng tìm kiếm những dấu vết của người xưa để lại trong hang, chúng tôi quay trở về bản Dù để nghỉ ngơi và chuẩn bị cho cuộc hành trình vào sáng ngày hôm sau, cuộc hành trình khám phá rừng già Xuân Sơn thú vị nhất của chuyến đi.
 
Last edited:
Sáng sớm ngày hôm sau, chúng tôi chuẩn bị hành trang lên đường với lương thực (1 cái bánh chưng), nước uống, túi cứu thương, bôi thuốc chống vắt và lên đường.
Đích đến lần này của chúng tôi là đỉnh núi Ten có độ cao trên 1000m so với mực nước biển.
Đường lên núi nằm ngay sau ngôi trường tiểu học rất khang trang của xã Xuân Sơn.

Xuanson2009sony098.jpg


Xuanson2009sony092.jpg
 
Mặc dù đã bôi thuốc chống vắt đầy người nhưng trước những bất trắc phía trước, tôi vẫn vũ trang một cách tối đa để có thể đối phó với rắn độc, nhện độc, ong, côn trùng trong rừng.

Xuanson2009200.jpg


Rừng Xuân Sơn vẫn giữ được nết hoang sơ của một khu rừng nguyên sinh với nhiều cây to và cao vốn là miếng mồi ngon của lâm tặc.

Xuanson2009209.jpg


Được biết có 1 đội nghiên cứu của Viện sinh học thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam đang ở sâu trong rừng để nghiên cứu. Chúng tôi cũng ao ước có thể tới lán của họ để chơi nhưng được biết muốn đi đến đó phải đi mất 2 ngày đường rừng nên đành chịu. Tuy nhiên chúng tôi cũng lần theo con đường họ đi theo những dấu vết trên thân cây để xuyên rừng.
Trong rừng hoàn toàn không có đường mà chỉ có thể lần theo dấu vết của những người đi rừng để lại và tự đánh dấu để còn biết lối về.

Xuanson2009215.jpg


Xuanson2009227.jpg


Con đường dốc ngược và rất khó đi nên chẳng mấy chốc tôi thở dốc, lưỡi vắt sang một bên.

Xuanson2009229.jpg
 
Một cây chuối rừng với buồng chuối rất to, thức ăn khoái khẩu của lũ khỉ trong rừng.

Xuanson2009234.jpg


Rất may có một chiếc lán cũ của người đi rừng để chúng tôi dừng lại nghỉ chân. Quả thực đi trong rừng, kiếm được một chỗ để ngồi thật không đơn giản chút nào.

Xuanson2009248.jpg


Ngả lưng cái nào

Xuanson2009238.jpg
 
Một vấn đề lớn khi đi rừng đó là nước uống. Vì sức người có hạn do vậy hành trang để đi càng nhẹ càng tốt, cứ mỗi lít nước là 1 kg hành trang, ngoài ra còn đồ ăn và các vật dụng khác, do vậy chúng tôi chỉ mang đi 2 lít nước cho cả chặng hành trình dự kiến mất 9 tiếng đồng hồ trong rừng. Đi trong rừng mất sức, mồ hôi ra nhiều nên cổ lúc nào cũng khô, uống nước không biết đã khát là gì. Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng không uống nhiều, chỉ uống từng ngụm nhỏ, để dành nước cho lúc về vì biết chắc đường về là gian nan nhất, nếu thiếu nước thì nguy to.

Mặc dù trời nắng nhưng ánh sáng trong rừng rất yếu, thỉnh thoảng mới có chỗ những tia nắng có thể lọt xuống dưới tán lá rừng.

Xuanson2009252.jpg


Chúng tôi tìm thấy một cây gỗ mục. Bên trong hoàn toàn rỗng nhưng vẫn đứng vững giữa rừng.

Xuanson2009255.jpg


Có thể đứng thẳng người trong lòng thân cây.

Xuanson2009258.jpg


Đi trong rừng thì gần như không nhìn thấy mình dẫm chân lên cái gì, do vậy nguy cơ dẫm phải một con rắn là rất cao, tôi phải luôn lấy gậy khua khoắng trước khi bước chân để xua rắn nếu có, rất may là chưa gặp phải con rắn nào.

Xuanson2009266.jpg


Dưới lớp lá mục cũng là nơi trú ngụ của loài vắt nơi đây, to khủng khiếp. Rất may là chúng tôi có một loại thuốc đặc trị, bôi vào bọn vắt không dám bám theo nữa nên không bị phát nào.

Xuanson2009278.jpg
 
Mặc dù được bảo vệ khá nghiêm ngặt, tuy nhiên thật đáng buồn khi chúng tôi vẫn phải chứng kiến cảnh phá rừng nơi đây. Một cây gỗ hàng trăm năm tuổi đã bị đốn hạ, đang bị xẻ thịt chờ chuyển xuống núi. Dấu vết còn rất mới nhưng không thấy bóng dáng các bạn lâm tặc đâu cả, chắc hết thức ăn phải quay về nhà lấy.

Xuanson2009267.jpg


Xuanson2009268.jpg


Chúng tôi cũng quyết định dừng lại đây nghỉ ăn trưa với khẩu phần là bánh chưng, sữa tươi.

Xuanson2009272.jpg


Cuối cùng thì chúng tôi cũng đặt chân lên đỉnh núi Ten, quang cảnh rất đẹp và hoang sơ như chưa từng có dấu chân người.

Xuanson2009284.jpg
 
Từ đỉnh núi Ten này nếu đi tiếp sẽ đi sâu vào rừng về phía Đà Bắc, Hòa Bình. Khu vực này hứa hẹn rất nhiều điều thú vị để khám phá tuy nhiên cần có nhiều thời gian và trang bị đầy đủ để có thể ngủ lại trong rừng mới có thể đi tiếp được.
với kinh nghiệm trong rừng, trời tối rất nhanh, nếu không ra khỏi rừng trước 5 giờ chiều thì sẽ không thể tìm thấy đường về, chúng tôi khẩn trương xuống núi, kết thúc cuộc hành trình lần này tại đây.

Mặc dù đã rất cẩn thận đánh dấu đường đi qua nhưng chúng tôi vẫn bị lạc đường do trời tối nhanh. Mỗi lần lạc đường là một lần mất sức rất nhiều do phải quay ngược lại đồng thời giảm sút tinh thần. Chặng về thật sự là rất gian nan vì đã quá mệt, chân cẳng mỏi rã rời, nước thì cũng đã cạn và trời thì sắp tối đến nơi.

Xuanson2009302.jpg


Mừng rỡ khi tìm lại được đường về.

Cuối cùng thì chúng tôi cũng xuống được tới chân núi đúng 5 giờ chiều. Mặc dù mệt nhưng rất vui vì đã vượt qua được chính mình vào những lúc khó khăn nhất.

Xuanson2009305.jpg


Kết thúc chuyến đi, chúng tôi lại lên kế hoạch cho chuyến đi sau: Khám phá hang động và núi rừng bản Thân, bản nghèo nhất của vùng Xuân Sơn được ví như một ốc đảo giữa rừng.
 
Bản Thân hay còn gọi là bến Thân là một bản người Dao thuộc xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Nơi đây, người dân còn giữ được những nét hoang sơ về văn hóa và tập quán làm ăn từ hàng nghìn năm nay.
Bến Thân cũng là nơi mà thiên nhiên còn tương đối nguyên vẹn với rừng già cổ thụ, động vật hoang dã và sở hữu đỉnh núi cao nhất của vùng Xuân Sơn - núi Cẩn.
Bến Thân cũng nổi tiếng vì có những hang động tuyệt đẹp chờ đợi những du khách dũng cảm tới khám phá và chiêm ngưỡng, nổi tiếng với huyền thoại có quái thú nuốt bò là những con trăn mắc võng khổng lồ.

Ngày 30-1-2010, chúng tôi lại gói ghém hành trang, lên đường tới bản Thân để được tận mắt khám phá những bí ẩn nơi đây.

Theo quốc lộ 32 tới sát Thu Cúc, chúng tôi rẽ trái đi về bến Thân. Đường về xã Đồng Sơn đã được trải nhựa đẹp đẽ tuy nhiên đường vào bản Thân thì vẫn còn nguyên như nó vẫn tồn tại hàng chục năm nay.
Bản Thân cũng là một bản mới thành lập nhằm định cư cho người Dao vốn sống trên núi xuống đây lập nghiệp xây dựng cuộc sống ổn định.

Đường vào bến Thân

IMG_0077.jpg


Lâu lắm mới được offroad

IMG_0081.jpg


Trường tiểu học có sân rất rộng và phẳng phiu.

IMG_0080.jpg
 
Vốn tính cẩn thận, tôi đã chủ động liên hệ chỗ ăn ngủ từ trước, đó là nhà bác Đích, bác ruột của anh Lâm xóm Dù.
Chúng tôi để xe ở sân trường, trèo qua một cái thang gỗ nhỏ vào nhà bác Đích

IMG_0083.jpg


Nhà bác Đích khá rộng rãi, làm bằng gỗ, nền đất. Tuy nhiên có một điều là nhà của người Dao rất tối vì ít cửa và đóng suốt ngày không hiểu tại sao.

IMG_0086.jpg


IMG_0088.jpg


Bác Đích trai đi vắng, chỉ còn bác Đích gái ở nhà niềm nở cho chúng tôi vào ngủ nhờ. Bác ở nhà một mình nên cũng buồn, có chúng tôi tới chơi bác cũng rất vui.

IMG_0090.jpg
 
Sau khi sắp xếp đồ đạc vào nhà bác Đích, thay quần áo, rửa ráy chân tay, chúng tôi tranh thủ đi một vòng quanh bản Thân để tìm hiểu cuộc sống của bà con nơi đây.
Chúng tôi rất bất ngờ về tinh thần hiếu khách của bà con dân tộc Dao, mặc dù lúc đầu họ thấy chúng tôi đi một chiếc xe máy rất lạ, quần áo ăn mặc cũng lạ nên rất tò mò, nhưng sau đó họ rất nhiệt tình mời chúng tôi vào chơi.

IMG_0097.jpg


Người Dao ở đây bây giờ hầu như không còn mặc trang phục dân tộc nữa, họ chỉ mặc trong các ngày lễ hội, cưới xin hoặc ma chay.

IMG_0108-1.jpg


Những ngôi nhà vẫn được làm kiểu truyền thống.

IMG_0109.jpg


Đường trong bản

IMG_0111.jpg


Một cửa hàng tạp hóa

IMG_0110.jpg


Bản Thân nằm bên cạnh một dòng suối, đến mùa mưa, lũ về, bản thân bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài như một hòn đảo nhỏ.

IMG_0122.jpg


IMG_0114.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,861
Bài viết
1,175,920
Members
192,155
Latest member
huyxuhao
Back
Top