What's new

Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ

Topic này dành tặng kilimangiaro, mong em sớm bình phục để có mặt trên những cung đường mới.
------------------------------------------------------------------------

Sau khi đọc mấy bài báo về loài trăn mắc võng khổng lồ ở Xuân Sơn, Phú Thọ, trí tò mò thôi thúc chúng tôi chuẩn bị hành trang lên đường tìm hiểu mảnh đất này, tự mình khám phá những bí ẩn của tự nhiên và con người nơi đây.
Ngày 5-12-2009, chúng tôi lên đường đi Xuân Sơn bằng xe máy với sự chuẩn bị khá chu đáo, sắn sàng cho những thử thách sắp tới.
 
IMG_0113.jpg


Điện lưới quốc gia chưa về đến đây nhưng nhà nào cũng có thủy điện mini để thắp sáng.

IMG_0123.jpg
 
Sau khi dạo một vòng quanh bản, chúng tôi trở về nhà bác Đích, nhờ bác bắt cho một con ngan trong chuồng rồi xoay ra làm thịt. Loay hoay mất 1 tiếng đồng hồ với con ngan, chúng tôi cũng làm xong và mang vào bếp nấu nướng.

Bếp của người Dao chính là nơi để tiếp khách, bếp cũng gần như không bao giờ tắt lửa bất kể là mùa hè hay mùa đông. Vào trong bếp, chúng tôi ngạc nhiên vì thấy khá đông người đang ngồi bên trong. Nói chuyện với nhau một lúc sau khi họ hỏi chúng tôi là ai, công tác ở đâu, lên đây làm gì, tôi mới vỡ lẽ ra là dân làng đã báo với công an xã là có người lạ vào bản, trưởng công an xã cử ngay anh Hồng (người mặc áo trắng) là công an viên xuống tận nơi kiểm tra xem chúng tôi là ai. Khi biết chúng tôi chỉ là những vị khách ham chơi muốn tới đây để du lịch, khám phá, anh Hồng vui vẻ ngồi trò chuyện, giúp chúng tôi luộc ngan và rau. Anh cho biết địa phương phải cẩn thận vì có chỉ đạo của cấp trên phòng chống những kẻ xấu, về đây để truyền đạo trái phép, lừa bịp người dân nơi đây vốn còn kém hiểu biết.

IMG_0154.jpg


Chúng tôi mời anh Hông ở lại uống rượu, dùng cơm tối với chúng tôi và anh vui vẻ nhận lời.
Trong bữa rượu, anh Hồng cũng chia sẻ những kinh nghiệm của anh trong công việc cũng như trong cuộc sống nơi đây, chính anh là người cung cấp thông tin cho các nhà áo để viết về loài trăn mắc võng khổng lồ và những Hang động huyền bí của bến Thân.
Khi biết chúng tôi có ý định ngày hôm sau sẽ đi vào hang để tham quan và vào rừng chơi, anh rất nhiệt tình giới thiệu người thông thạo để dẫn chúng tôi đi.
Hôm đó là ngày 16 tháng chạp âm lịch, trời quang mây và trăng rất sáng. Giữa núi rừng Xuân Sơn ngắm trăng thật là tuyệt.

IMG_0153.jpg


Sau khi cơm no rượu say, chúng tôi đi ngủ sớm lấy sức sáng mai lên đường khám phá núi rừng bến Thân.
 
Sáng hôm sau, chúng tôi dậy từ sớm, bác Đích gái đã chuẩn bị sẵn cơm nếp và nửa con ngan của tối hôm qua để cho chúng tôi ăn sáng. Sau khi đánh chén no nê, chúng tôi chuẩn bị hành trang, vẫn là bánh chưng và nước uống, túi cứu thương để lên đường. Người dẫn đường cho chúng tôi chính là ông em trai của anh Hồng và rủ thêm cậu cháu bác Đích đi cho vui.

IMG_0174.jpg


IMG_0187.jpg


Dọc đường, tôi cũng tranh thủ chộp lại một số hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu.

lon1.jpg


IMG_0172.jpg


Đầu nguồn của dòng suối, đẹp như trong tranh

IMG_0177.jpg


Dọc đường, nhiều chỗ phải trèo qua những mỏm đá lởm chởm.

IMG_0184.jpg


Đã từng bất ngờ về vẻ đẹp của những cô gái Hà Nhì ở Apachai, giờ đây tôi lại bị bất ngờ vì sắc đẹp của con gái dân tộc Dao ở bến Thân.

gai1.jpg
 
IMG_0189.jpg


Bà con người Dao ở đây sống chủ yếu bám vào rừng. Chúng tôi gặp trên đường rất nhiều đàn ông, đàn bà vào rừng kiếm củi, hái rau rừng, đào củ mài về ăn. Mùa này là mùa khô nên nương rẫy bỏ không, người dân phải sử dụng gạo dự trữ và tranh thủ chăn nuôi bò, lợn.

IMG_0195.jpg


IMG_0199.jpg
 
Đi được khoảng 2 giờ thì đã nhìn thấy cửa hang đầu tiên. Nhìn thì gần nhưng để trèo được đến nới cũng khá vất vả.

IMG_0203.jpg


Lối vào hang đá lởm chởm và vô cùng trơn, chỉ sơ sảy là ngã.

IMG_0205.jpg


Những tảng đá lớn mọc đầy rêu.

IMG_0215.jpg


Cuối cùng thì tôi cũng trèo được vào trong.

IMG_0226.jpg


Đứng ở trong hang nhìn ra ngoài rất đẹp và kỳ thú.

IMG_0228.jpg


Chúng tôi đi vào sâu trong hang nhưng đến chỗ nước ngập thì phải dùng lại, phải mang theo phao bơi thì mới có thể tiến sâu vào nữa.

IMG_0232.jpg


Thôi đành chụp tạm 1 tấm hình làm kỷ niệm

IMG_0235.jpg
 
Ra khỏi hang, đường đi lại dốc ngược lên núi.

IMG_0244-1.jpg


Dọc đường, người dẫn đường cho chúng tôi rất nhiệt tình giới thiệu về các loài cây, thú nơi đây. Rừng núi đã gắn liền với họ chắc từ thuở lọt lòng.

Họ thuộc từng vết chân của chuột rừng.

IMG_0248.jpg


Và tổ của nó

IMG_0247.jpg


Dọc đường, chúng tôi bắt gặp 1 con suối cạn đẹp thiên thần, như lối đi vào chốn bồng lai dài tít tắp.

IMG_0260.jpg


IMG_0257.jpg
 
Đi hết con suối cạn, chúng tôi gặp một vạt rừng mới bị phạt bằng để làm nương.

IMG_0249.jpg


IMG_0252.jpg


Một nương khác đang bỏ không vì chưa đến mùa mưa. Nương này rất rộng và bằng phẳng, chắc mấy chục năm trước đây vẫn còn là một vạt rừng nguyên sinh.

IMG_0266.jpg


Chúng tôi nghỉ chân trong một chiếc lán, chỗ này mà ngồi uống rượu thì tuyệt.

IMG_0276.jpg
 
Chúng tôi đi tiếp đến một khu vực khá bằng phẳng, những nương của người Dao san sát, giờ đang bỏ không, chỉ có vài con trâu đang gặm cỏ.

IMG_0302.jpg


Mỗi nương lớn thường có 1 cái nhà sàn để canh nương, là chỗ ăn nghỉ cho người dân khi canh tác, kho thóc.

IMG_0295.jpg


IMG_0297.jpg


Bạn người Dao này ở đây canh nương 1 mình

IMG_0298.jpg


Bếp lửa ở đây cũng ít khi tắt, kể cả lúc ko đun nấu gì

IMG_0300.jpg


IMG_0305.jpg


Trẻ em cũng lên nương

IMG_0304.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,288
Bài viết
1,174,894
Members
192,024
Latest member
MienPham
Back
Top