What's new

Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ

Topic này dành tặng kilimangiaro, mong em sớm bình phục để có mặt trên những cung đường mới.
------------------------------------------------------------------------

Sau khi đọc mấy bài báo về loài trăn mắc võng khổng lồ ở Xuân Sơn, Phú Thọ, trí tò mò thôi thúc chúng tôi chuẩn bị hành trang lên đường tìm hiểu mảnh đất này, tự mình khám phá những bí ẩn của tự nhiên và con người nơi đây.
Ngày 5-12-2009, chúng tôi lên đường đi Xuân Sơn bằng xe máy với sự chuẩn bị khá chu đáo, sắn sàng cho những thử thách sắp tới.
 
IMG_1877.jpg


2 cậu bé dẫn tôi theo lối mòn của người dân vào sâu trong rừng.

IMG_1885.jpg


Càng vào sâu lối đi càng rậm rạp.

IMG_1883.jpg


2 cậu bé Mông đi thoăn thoắt.

IMG_1881.jpg


Tôi có dịp mang con dao Karbar Kukri ra dùng thử để phát cây. Quả là danh bất hư truyền.

IMG_1886.jpg


Nơi đây cũng là xứ sở của lá ngón, nhìn những lá cây xanh mướt thế này nhưng chỉ nhai một nửa cái lá là sẽ sùi bọt mép mà đi ngay. Lá ngón ở đây thấy mọc rất nhiều, khắp mọi nơi. Tuy nhiên ở đây ai cũng biết cách nhận biết lá ngón, kể cả những đứa trẻ như 2 cậu bé Mông này.
 
IMG_1892.jpg


Khu rừng này xưa kia hẳn là một rừng pơ mu bạt ngàn, nay đã bị chặt phá hết, chỉ còn toàn cây nhỏ.

IMG_1893.jpg


Thỉnh thoảng cũng có những gốc pơ mu to mới bị đốn hạ

IMG_1894.jpg


Những cành cây và gỗ bìa sót lại được dùng làm củi đun dần.

IMG_1895.jpg


Giờ đây chỉ còn những cây tái sinh.

IMG_1899.jpg


Càng đi sâu, rừng càng rậm, lối đi nhỏ dần, cheo leo sát mép vực.

IMG_1949.jpg



Có những chỗ vướng đá chặn lối đi, người dân phải lấy cây buộc làm đường đi vòng qua trên miệng vực nhìn rất ghê.
 
Last edited:
IMG_1900.jpg


Thỉnh thoảng cũng có những cây to với dây leo um tùm.

IMG_1902.jpg


IMG_1904.jpg


Một gốc pơ mu rất to vừa mới bị đốn hạ.

IMG_1905.jpg


Thân cây vẫn còn nằm dưới vực sâu, chưa mang lên được.
 
Tôi tò mò muốn xuống xem tận nơi để sờ tận tay cây gỗ đó. Sau một hồi bám dây leo tụt xuống vực, tôi cũng tới được chỗ thân cây bị cưa. Cây pơ mu này chắc cũng cỡ hàng trăm năm tuổi, đường kính gốc cây khoảng 1,1 m, cây rất thẳng và đẹp.

IMG_1910.jpg


Phần ngọn đã được cắt bỏ.

IMG_1911.jpg


Phần thân bị cắt làm 3 đoạn để vận chuyển cho tiện.

IMG_1912.jpg


Phải nói những người đốn hạ cây cũng tài, thân cây này nặng ít cũng phải 4 - 5 tấn, thế mà họ dựng sàn chống cheo leo trên bờ vực và đưa được cây lên để cắt xẻ. Chỗ gỗ này mà mang về Hà Nội chắc bán được cả núi tiền.
 
Chia tay với cây pơ mu xấu số, chúng tôi lại tiếp tục đi sâu hơn vào rừng.

IMG_1906.jpg


Đến đoạn này gnhe tiếng suối chảy rất to nhưng không nhìn thấy gì vì cây cối chằng chịt và suối thì ở rất sâu so với đường chúng tôi đi.

IMG_1907.jpg


Đi mãi vẫn chưa nhìn thấy con suối, nghe tiếng nước chảy ầm ầm mà không nhìn thấy gì khiến tôi rất tò mò.

IMG_1908.jpg


Con suối chắc nằm dưới khe này đây.

IMG_1915.jpg



Xung quanh cây cối um tùm rậm rạp.

IMG_1917.jpg


Cây pơ mu này chết yểu, bị chặt để làm củi.

IMG_1919.jpg


Đầu nguồn con suối đây rồi.

IMG_1922.jpg


Nước trong vắt và mát lạnh, dưới đáy suối toàn sỏi cuội. Chúng tôi tranh thủ nghỉ chân cạnh dòng suối mát, rửa chân tay mặt mũi cho đỡ mệt.
 
Trời cũng đã về chiều và cũng không muốn dẫn 2 đứa trẻ đi quá xa, tôi quyết định trở về bản, định là đi dọc suối về xem sao.

IMG_1927.jpg


Bờ suối toàn đá, rêu trơn nhẫy, nước chảy cũng khá xiết nên phải rất cẩn thận đặt từng bước chân.

IMG_1933.jpg


Cảnh dưới suối rất đẹp và hoang sơ, không thấy mấy dấu chân con người.

IMG_1935.jpg


2 chú bé nhìn thấy một cái tổ chim, định trèo lên nghịch, tôi phải can mãi mới thôi.


IMG_1937.jpg
 
IMG_1938.jpg


Đi một lúc nữa thì đến một cái vũng rất sâu, xung quanh đá dựng đứng và trơn nhẫy. Biết trình độ mình chưa được như BEAR GRYLLS của chương trình Man vs Wild nên tôi đành trèo ngược lên miệng vực để tìm đường về.

IMG_1941.jpg


Đánh vật với bờ vực không có lối đi, phải bám dây leo đu lên. Rất may là ở đây không thấy có rắn rết gì chứ không thì nó mổ cho một phát là rơi tòm xuống suối.

IMG_1945.jpg


Leo mất khoảng 45 phút thì chúng tôi quay lại được con đường cũ, thở phào nhẹ nhõm.

IMG_1946.jpg
 
Về đến nhà bác người Mông thì trời bắt đầu nhá nhem tối. Hai anh con giai của bác với 2 cô vợ trẻ cũng vừa ở trên nương về, gồng gánh theo mình rất nhiều thứ. Mọi người trong bản nhìn chiếc xe máy của tôi dựng giữa sân nên cũng biết là có người lạ về bản, họ tò mò ngó tôi rất lạ, được cái khi thấy tôi cười chào hỏi thì họ cũng rất vui vẻ đáp lại, không có gì e ngại. Bác chủ nhà giới thiệu tôi với anh con trưởng tên là Giàng A Di, trông anh này trắng trẻo, đẹp trai, nói năng nhỏ nhẹ thân thiện và dễ mến sau đó bác đi lên nương để canh mấy con cáo chuyên bắt gà trên đó. Giàng A Di sinh năm 1980, mới lấy vợ, 2 anh chị chưa có con. Cậu em trai của Di sinh năm 93 cũng đã có vợ, chưa có con, cả 2 cô gái nhà này đều còn rất trẻ và không nói được chút tiếng Kinh nào.

IMG_1981.jpg


IMG_1980.jpg


Tôi nhờ Giàng A Di đi mua hộ một con gà để buổi tối uống rượu và ăn cơm, Di vui vẻ đồng ý.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,673
Bài viết
1,135,002
Members
192,357
Latest member
pvausashop765654
Back
Top