What's new

Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ

Topic này dành tặng kilimangiaro, mong em sớm bình phục để có mặt trên những cung đường mới.
------------------------------------------------------------------------

Sau khi đọc mấy bài báo về loài trăn mắc võng khổng lồ ở Xuân Sơn, Phú Thọ, trí tò mò thôi thúc chúng tôi chuẩn bị hành trang lên đường tìm hiểu mảnh đất này, tự mình khám phá những bí ẩn của tự nhiên và con người nơi đây.
Ngày 5-12-2009, chúng tôi lên đường đi Xuân Sơn bằng xe máy với sự chuẩn bị khá chu đáo, sắn sàng cho những thử thách sắp tới.
 
Vừa ngồi được một lúc thì có một bác trắng trẻo, to béo, quần áo đầu tóc sạch sẽ phẳng phiu trông như một võ sĩ đạo người Nhật bước vào. Ông ta nhìn tôi từ đầu tới chân rồi hỏi tôi từ đâu đến, đến đây làm gì. Vì đã quen với những lần vào bản bị các anh công an hỏi thăm, tôi đoán bác này chắc là cán bộ xã hay công an gì đây đến để điều tra xem tôi là ai, sao lại vào bản này làm gì. Ông võ sĩ đạo vào nhà ngồi cạnh tôi, bắt đầu giở biện pháp nghiệp vụ điều tra, hỏi tôi ở đâu, làm nghề gì, có vợ chưa, sao lại đi lên cái chốn này làm gì, đi lên đây chắc có nhiều tiền lắm nhỉ... Với những câu hỏi nửa đùa nửa thật, ông ta cố gắng điều tra xem tôi có ý đồ gì xấu hay không, đòi xem cả chứng minh thư, giấy giới thiệu của tôi nữa. Tôi cũng thật thà trả lời các câu hỏi của ông võ sĩ đạo, đồng thời thêm thắt mấy câu khen ngợi thiên nhiên, con người nơi đây nên ông ta có vẻ cũng khoái. Tôi còn mới ông ấy nếu buổi tối không bận việc gì thì sang đây uống rượu với chúng tôi cho vui. Ông ta vui vẻ nhận lời và còn mời tôi sang nhà ông ấy chơi uống nước.
 
Ông võ sĩ đạo dẫn tôi leo ngược lên phía trên của bản Pa Cư Sáng một đoạn thì tới nhà của ông ấy, hóa ra chính là cái nhà mái phibro có hàng rào bằng gỗ pơ mu. Căn nhà khá kín cổng cao tường và rất rộng, trong lòng nhà tôi ước tính cũng phải rộng hơn 100m2. Trong nhà khá đông người, toàn là con cái, dâu rể của ông, họ chào hỏi tôi rất lễ phép và niềm nở mời tôi vào nhà.
Ông võ sĩ đạo mời tôi ra bàn ngồi uống nước, chiếc bàn nước nhà ông theo đúng kiểu bàn uống nước của các cơ quan chính quyền hình chữ nhật, với 4 cái ghế tựa đặt hai bên. Nhìn lên tường nhà cạnh bàn nước tôi thấy treo khoảng hơn 20 chiếc bằng khen đủ các lĩnh vực công tác của ông chủ nhà.
Ngồi uống nước một lúc, ông võ sĩ đạo mới chia sẻ, ông ta tên là Giàng Khua Nánh, nguyên Bí thư, Chủ tịch xã Hang Chú, đã nhiều năm công tác tại đây giờ đã về hưu. Ông Nánh này đã cũng vài lần về Hà Nội công tác và có khá nhiều người quen biết dưới Hà Nội. Giờ ông nghỉ hưu về cũng đi làm nương với mọi người, có lương hưu nên cuộc sống của gia đình ông khá thoải mái so với những người khác.
Ngồi uống nước, hàn huyên với ông Nánh một lúc thì tôi xin phép gia đình về tắm rửa để chuẩn bị ăn tối, tôi không quên nhắc ông Nánh chốc nữa sang uống rượu bên đó.
 
Về nhà của Giàng A Di, tôi thay quần áo, thu xếp đồ đạc sau đó thấy di Bắt ở đâu 1 con gà về, mang ra sân làm thịt. Tôi lấy đèn pin ra soi cho Di thịt gà, anh ta làm thịt gà rất thạo và nhanh, nhoắng một cái đã xong và cho vào nồi luộc. Tôi tranh thủ đi tắm một cái cho mát. Bản ở đây rất hay, có một khu để cả bản tắm và ngày nào họ cũng tắm không như người Mông trên Hà Giang, cả năm chắc tắm một hai lần. Tuy nhiên nếu vào cái nhà tắm đó thì phải đợi rất lâu vì nhiều người đang tắm nên tôi tắm luôn ở sân cho nhanh, nước suối trong vắt dẫn từ trên mỏ nước về lạnh như nước đá, nhưng tám xong thì thấy sảng khoái dễ chịu, tỉnh cả người.
Tắm xong một lúc thì rượu thịt cũng đã được bày ra và ông võ sĩ đạo Giàng Khua Nánh cũng đã sang. Tất cả cùng ngồi xuống, rót rượu thóc thơm nồng ra bắt đầu đánh chén. Các món ăn của người Mông nơi đây khác hẳn người Mông trên Hà Giang, họ ăn ngon hơn, mặn hơn với thịt lợn kho rất ngon, măng rừng luộc, măng rừng muối, măng rừng xào thịt gà rất ngon. Ở đây người Mông không còn ăn mèm mén, thịt muối, đậu chúa nữa, họ ăn xôi gạo nếp là chính và cơm tẻ. Sau mấy chén rượu, lão võ sĩ đạo trở thành con người rất vui tính, lão pha trò, bông đùa, trêu chọc mọi người rất vui. Giàng A Di thì ngược lại, rất hiền chu đáo và cười theo mọi người, luôn tay rót rượu. Tôi thì kể lại về phong tục tập quán của những nơi tôi đã đi qua, so sánh với phong tục tập quán nơi đây khiến mọi người rất hào hứng trao đổi.
Người Mông ở đây uống rượu cũng có rất có chừng mực, chỉ uống chừng mươi chén rượu là dừng, ăn cơm, sau đó tất cả ra bếp lửa ngồi nói chuyện, uống nước. Bếp lửa gần tàn thì Di cũng sắp xếp chỗ ngủ cho tôi xong, sau đó cả nhà tắt đèn đi ngủ, kết thúc một ngày rất vui vẻ và hòa đồng.
 
Đêm hôm đó trời mưa rất to, con đường ngày mai tôi đi mà dính trận mưa này chắc sẽ rất khó đi. Sáng sớm tôi thức dậy đã thấy mọi người dậy thổi một nồi xôi rất to.

IMG_1982.jpg


Cái nồi này rất hay, được làm nguyên bằng một cây gỗ pơ mu tròn, khoét rỗng ruột, hẳn để làm được cái nồi này cũng không phải đơn giản. Giàng A Di lấy cho tôi một bát xôi to để ăn sáng, trước khi chia tay, cậu ta còn chắt cho tôi một chai rượu thóc tặng tôi để mang về nhà uống. Tôi cảm ơn gia đình Di, buộc hành lý và chia tay Pa Cư Sáng, lên đường thẳng hướng đi Tà Hốc.

IMG_1983.jpg


IMG_1984.jpg


Cơn mưa đêm hôm trước đã biến con đường trở nên rất trơn và nguy hiểm, đường từ Hang Chú đi Tà Hốc là một con đường gần như bị bỏ quên, có rất ít người đi, mưa gió làm cho nó bị hủy hoại dần, cỏ cây mọc um tùm, nền đường trơ toàn đá tảng đi rất khó.
 
IMG_1987.jpg


Thỉnh thoảng con đường đi qua những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp.

IMG_1989.jpg


Một con dốc toàn đá dựng đứng, rất trơn.

IMG_1992.jpg


Đường mỗi lúc một xấu.

IMG_1993.jpg


Con đường tôi vừa đi qua bé tý như sợi chỉ men theo sườn núi.

IMG_1994.jpg


Phong cảnh rất hùng vĩ.

IMG_1995.jpg


Lại ruộng bậc thang.
 
IMG_2007.jpg


Có một ngôi nhà nhỏ nằm sâu tít trong rừng, ước gì được chui vào đó ngủ một đêm.

IMG_2009.jpg


Đến đây thì tôi mắc một sai lầm nghiêm trọng, đi nhầm đường. Đáng nhẽ rẽ phải thì tôi lại rẽ trái, đi một đoạn thì cứ thấy đường dốc xuống thăm thẳm và ngày càng nhỏ lại. Tôi nghĩ bụng, bỏ mẹ, đường này xuống thì được chứ lên thì chết, y như rằng đi thêm một lúc nữa thì nó cắm thẳng xuống chân núi. Tôi dừng xe lại và không biết làm thế nào để quay được xe lên đây. Chiếc DR650 này cộng cả xăng dầu, hành lý là khoảng 200kg, đường thì vừa nhỏ, vừa dốc làm sao mà quay.

IMG_2010.jpg


Dốc xuống thăm thẳm
 
May thay có 2 bố con người Mông đi làm nương bước tới, tôi nhờ ông bố giúp tôi một tay đẩy bánh sau xuống vệ đường rồi nhấc quay đầu lại, loay hoay một hồi cũng quay được xe, sau đó lại phải đẩy xe lên phía trên dốc vì đường quá dốc không thể ngồi trên xe đi ngay được.

IMG_2011.jpg


Hai người vừa nổ máy vừa đẩy một lúc mới tới chỗ đất tương đối bằng phẳng tôi mới trèo lên xe đi tiếp được. Quả là một phen toát mồ hôi hột.

IMG_2013.jpg
 
IMG_2014.jpg


Một vạt rừng rậm.

IMG_2015.jpg


Con đường một bên là núi, một bên là vực sâu hàng trăm mét.

IMG_2017.jpg


Đường mỗi ngày một khó đi, có những đoạn như bị bỏ hoang, mưa lũ xói lở khiến đường chỉ còn trơ lại toàn đá, giữa đường là những rãnh sâu do nước chảy. Nhiều đoạn tôi tưởng như đang đi dưới lòng một con suối cạn chứ không phải là đường. Có những đoạn thì cây cối mọc um tùm, chỉ còn hở ra một vệt đường nhỏ. Chiếc xe của tôi nhảy chồm chồm trên những hòn đá sắc cạnh, bánh sau văng lung tung sang hai bên. Lúc này thì tôi chỉ tập trung vào lái xe, chẳng còn tâm trí nào để dừng lại chụp ảnh, mà cũng không dám dừng vì dừng lại là ngã.

IMG_2020.jpg


Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng có chỗ đẹp như thế này.

IMG_2021.jpg
 
Rốt cuộc thì sông Đà cũng hiện ra trước mắt.

IMG_2022-1.jpg


Con đường dọc sông Đà vẫn còn dài tít tắp

IMG_2023.jpg


Sang bên kia sông là đường đi Tà Hốc. Tôi phải kiếm được một chiếc thuyền để qua sông.

IMG_2024.jpg


Một dòng suối đổ vào sông Đà vắt ngang đường đi

IMG_2028.jpg


Chỉ đạt vừa đủ một bánh xe, sơ xảy một chút là có thể lăn xuống khe sâu gần chục mét.

IMG_2030.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,294
Bài viết
1,174,937
Members
192,025
Latest member
369
Back
Top