What's new

[Tổng hợp] Khám phá Sài Gòn

LỜI NÓI ĐẦU

Sài Gòn, tên gọi vừa thân thương, vừa quen thuộc.

Tôi không sinh ra tại vùng đất này, nhưng tuổi thơ tôi đã gắn liền với nó, đi cùng nhau biết bao kỷ niệm vui buồn!

“Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông”. Nhắc đến Sài Gòn, có lẽ mọi người đều cho rằng, đây là thành phố trẻ, thành phố của sự năng động, đổi thay, của thích nghi hoặc đào thải, của cái giàu trên đỉnh vinh quang, và cũng của cái nghèo tột cùng dưới đáy.

Đối với tôi, Sài Gòn không chỉ có thế; còn có buổi ban mai đầy sương sớm, các con đường đầy lá me bay, những tình người dấu kín như các di tích bạc màu thời gian bên dòng đời hối hả.

Vì tội làm bên du lịch, nên khi còn đi học, đọc được cuốn sách “Sài Gòn năm xưa” của Vương Hồng Sển sao tâm đắc quá, biết bao kiến thức học được qua cuốn sách của cụ.

Nhưng sách cụ lại viết về năm xưa, thế còn hôm nay thì sao?. Sách du lịch về Sài Gòn quá hiếm, cả như tôi, người trong ngành cũng còn tìm kiếm khó khăn. Chỉ thỉnh thoảng trên những tạp chí, báo mạng có những phóng sự nhỏ lẻ về một nơi nào đó ở Sài Gòn, như thế quả thật quá ít đối với nhu cầu thông tin hiện nay.

Cũng muốn làm được điều gì đó cho Sài Gòn, tôi xin mạn phép viết ra tập du khảo này, theo dạng online, đi đến đâu viết đến đấy; để cho những bạn nào quan tâm, cũng như cần tìm tài liệu, du lịch có thêm một nơi để tham khảo và hiểu hơn về vùng đất con người của xứ Sài Gòn hôm nay.


Gò Vấp, Sài Gòn
Đêm 9/9/2011​



khonganhsg1960.jpg

Nguồn: http://www.panoramio.com/photo/58524640


P/s: Vì đây là việc làm của cá nhân, nên chắc chắn sẽ có những sai lầm, thiếu sót, rất mong nhận được hồi âm của các bạn để tập du khảo được hoàn thiện hơn.
 
Last edited:
Trước khi kết thúc phần bản đồ Đô thành Sài Gòn, tôi xin gởi đến các bạn 2 tấm bảnh đồ Sài Gòn, Biên Hòa mà khi ráp lại sẽ cho thấy toàn vùng SG-BH vào những năm 1965-69.


27. Bản Đồ SÀI GÒN 1965, vẽ và in lại năm 1978


7.jpg

Nguồn: http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/5472396307/in/photostream/



28. Bản Đồ Biên Hòa 1969, vẽ và in lại năm 1978


bienhoa1969.jpg

Nguồn: http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/5472378853/in/photostream/
 
Bản đồ Sài Gòn sau ngày thống nhất


Sau 1975, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị xóa bỏ và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam - nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - quản lý miền Nam.

Đô thành Sài Gòn, tỉnh Gia Định và 2 quận Củ Chi và Phú Hòa kế cận dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa, được hợp nhất thành 1 đơn vị hành chính gọi là thành phố Sài Gòn - Gia Định.

Đầu năm 1976, Đảng bộ và Ủy ban Nhân dân thành phố bắt đầu hoạt động. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành "Thành phố Hồ Chí Minh"

Với tổng diện tích 2.095 km², Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị lớn nhất Việt Nam. 11 quận nội thành của Sài Gòn trước đây được chia lại thành 8 quận.

Bốn quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình được thành lập.

Khu vực ngoại thành gồm 5 huyện: Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè. Năm 1978, thành phố nhận thêm huyện Duyên Hải của tỉnh Đồng Nai.

Năm 1979, các đơn vị hành chính cơ sở được phân chia lại, toàn thành phố có 261 phường, 86 xã. Sau đợt điều chỉnh tiếp theo vào năm 1989, thành phố còn 182 phường và 100 xã, thị trấn.
Theo wikipedia


29. Bản đồ Sài Gòn năm 1995
sg1995.jpg


Đến năm 1997, phân chia hành chính của thành phố lại thay đổi, gồm 17 quận, 5 huyện với 303 phường xã, thị trấn.
Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với 322 phường, xã và thị trấn.


30. Bản Đồ Sài Gòn lúc chưa tách Tân Bình, Bình Chánh
sgchuatachtanbinh.jpg



Bản đồ của khách sạn Caravelle
sgofcaravelle.jpg



Đến đây là hết phần một "Khám phá Sài Gòn qua các bản đồ xưa" của tập du khảo "Khám phá Sài Gòn". Thời đại bây giờ có thể nói vị trí độc tôn của bản đồ giấy đã kết thúc, nhường chỗ cho bản đồ số, cho GPS, ipad, google map. Nhưng mà với tôi, khi cầm tấm bản đồ trên tay tại một vùng đất xa lạ, được nó chỉ dẫn, được vẽ nghệch ngoạc những thông tin, chú thích... rồi thời gian trôi đi, khi xem lại tấm bản đồ ngày xưa có cảm giác như được nói chuyện với một người bạn cũ...

Xin được mượn lời của anh manhhai, người mà đa phần các bản đồ Sài Gòn xưa tôi đều lấy nguồn của anh ấy trên trang flickr.com để kết thúc cho phần một bài viết này: "Ngày nay chúng ta có rất nhiều bản đồ rõ và chính xác hơn ngày xưa, nhờ ảnh vệ tinh và hệ thống định vị toàn cầu GPS, nhưng các bản đồ xưa lại có giá trị đặc biệt khi nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử của một vùng đất, vì các bản đồ ngày nay, dù chính xác hay rõ ràng bao nhiêu cũng không thay thế được cho những bản đồ xưa với những địa danh hay địa hình mà ngày nay đã nhiều thay đổi hoặc không còn nữa."


sgkhonganhgoogle.jpg
 
Phần hai: Sài Gòn giai đoạn 1945 - đến nay (2011)


1945 - 1975

Lịch sử Sài Gòn những năm 1945 - 1975 nói riêng và của cả Việt Nam nói chung đầy biến động, vô số đảng phái, chỉnh phủ ra đời. Đối với các bạn ham thích lịch sử thì không nói, còn nếu ai ít nhiều bị vòng xoay bạc tiền lôi kéo, hoặc không chịu tìm hiểu nhiều về lịch sử như tôi thì quả thật nó như một mớ bòng bong rối rắm!

Có vẻ như lịch sử buổi giao thời nào cũng lộn xộn, như loạn 12 sứ quân thời Đinh Bộ Lĩnh, rồi thời Trịnh Nguyễn, Lê Mạc phân tranh.

Để các bạn hiều rõ hơn về lịch sử đất nước, cũng như Sài Gòn vào thời gian này, tôi xin chia phần thứ nhất ra làm 6 thời kỳ của 6 chính phủ theo từng giai đoạn, cũng như thông tin chủ yếu theo các bức hình minh họa, điều ấy có vẻ dễ nhớ và lôi cuốn hơn so với những con số khô khan, những dòng chữ tràng giang đại hải trên các cuốn sách giáo khoa!


1. Việt Nam Quốc (Chính phủ Trần Trọng Kim) (03/1945 – 08/1945).
Quốc ca: Đăng Đàn Cung



2. Việt Nam Dân Chủ Công Hòa (1945 – 1976)
Quốc ca: Tiến Quân Ca
Khẩu hiệu: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



3. Nam Kỳ tự trị (1946 – 1948).
Quốc ca: Chinh phụ ngâm



4. Quốc gia Việt Nam (1949 – 1955).
Khẩu hiệu: Dân vi quý
Quốc ca: Thanh niên hành khúc



5. Việt Nam Công Hòa (1955 – 1975).
Bao gồm: Đệ Nhất Công Hòa (1955 – 1963), Thời ký quân quản (1963 – 1967), Đệ Nhị Công Hòa (1967 – 1975)
Khấu hiệu: Tổ quốc – Danh dự - Trách nhiệm
Quốc ca: Tiếng gọi công dân



6. Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (1969 – 1976)
Quốc ca: Giải phóng miền nam





Sau ngày thống nhất 1976 - nay (2011)

Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khấu hiệu: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quốc ca: Tiến quân ca


Phần này tôi chia làm 3 thời kỳ:

1. Thời bao cấp: 1975- 1986
2. Đổi mới: 1986-1995
3. Phát triển: 1995- nay (2011)
 
Last edited:
Ở phần hai này, tôi định đi sâu vào chi tiết hơn, nhưng chỉ nên dừng lại ở phần tổng quát này thôi! Các bạn nào muốn tìm hiểu thêm, có thể vào google search. Phần này có khá nhiều vấn đề nhạy cảm, có lẽ ở một thời điểm nào đó trong tương lai thảo luận về giai đoạn này sẽ không còn bị gò bó, khó khăn nữa.

Lịch sử ư, không có chỗ cho người về nhì!

Và chúng ta sẽ đi vào phần ba, phần chính của tập du khảo này: "Khám phá Sài Gòn - Tp. HCM".
 
Phần thứ ba: "Khám phá Sài Gòn"



Các bạn muốn tìm hiểu về Sài Gòn, thế nhưng làm cách nào để đến, rồi ăn ở, đi lại... như thế nào?


Phương tiện:

Điều đầu tiên khi các bạn muốn tham quan tp này, là phải có xe máy!
Tôi cũng muốn giới thiệu cho các bạn về xe bus, nhưng với những bạn mới đến đây không quen đường xá, rồi thời gian không linh hoạt, giờ cao điểm, kẹt xe thì tôi e những thiện cảm của các bạn sẽ bay mất, rồi khăn gói rời Sài Gòn sớm thôi!
Xe máy là phương tiện chính của mọi người, rất thích hợp khi tham quan các hang cùng ngỏ hẻm.
Ngoài ra với bạn nào không ngại mệt, yêu thích bảo vệ môi trường thì xe đạp cũng là một phương tiện tốt.


Nơi ở

Ông bà ta thường nói: "An cư, lạc nghiệp". Trước khi đến Sài Gòn, lời khuyên của tôi là các bạn hãy tìm trước cho mình chỗ ở đã.
Hãy mặc định là các bạn sẽ ở tham quan Sài Gòn một tháng.

Bạn có nhà người thân? Quá dễ rồi, ngại gì mà không nhờ vả!

Còn nếu không? Đối với bạn nào rủng rỉnh tiền bạc, khách sạn là lựa chọn tốt nhất. Bạn có thể là "ta balô" ở khu vực Đề Thám, Phạm Ngũ Lão, làm quen với các người bạn đến từ khắp nơi trên thế giới, hoặc tìm hiểu văn hóa người Hoa ở khu Chợ Lớn. Khách sạn ở Sài Gòn có rất nhiều, và nếu thuê trong 1 tháng, luôn có giá ưu đãi dành cho bạn.

Bạn cũng có thể kiếm cho mình 1 phòng trọ riêng, giá khoảng 1tr - 2tr. Nhưng phòng trọ ở khu vực nội thành khá hiếm, khu ngoại thành như Thủ Đức, Q.12, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Chánh sẽ dễ hơn.

Bạn muốn tiết kiệm chi phí? Cách thường nhất là nếu bạn có bạn bè ở trọ trong thành phố này, hãy gọi cho họ, share chung tiền trọ và lên đường. Ngoài ra còn có thể ở ghép, bạn coi trên mạng, hoặc bạn bè nào ở Sài Gòn biết chỗ có người cần ghép, thỏa thuận chi phí xong (khoảng 400-600k/tháng), và lại lên đường! Nhu cầu ở ghép nhằm giảm tiền trọ ở Sài Gòn khá nhiều, bạn không phải lo.

Còn muốn tiết kiệm nữa? Vẫn có cách, hơi phiêu tí, thích hợp với các bạn trai.

Đó là Bệnh viện! Sài Gòn không chỉ là trung tâm văn hóa, kinh tế mà có lẽ là cùa người bệnh, nuôi bệnh khắp nước!
Bệnh viện ở Sài Gòn khá nhiều, hãy đóng vai người nuôi bệnh nào, điều kiện duy nhất là bạn có một chút kinh nghiệm về nuôi bệnh nhằm ứng phó với trường hợp bào vệ hỏi (điều này khá hiếm).
Bệnh viện thì ngủ ở đâu? Ghế đá, hành lang! Tắm giặt? Đã có nhà vệ sinh 2k/lần. Gởi xe? Bệnh viện nào cũng có bãi giữ xe 2-3k/lần (4k - 5k/đêm). Bệnh viện thì có bảo vệ nên cũng đỡ lo phần nào về an ninh, tuy nhiên cũng chỉ một phần nào thôi, điều quan trọng nhất là không tốn tiền trọ!
Một số địa chì tham khảo!!! Muốn thành người chồng mẫu mực? Từ Dũ, Hùng Vương (2 bệnh viện này khá an ninh, cũng đỡ xô bồ như các bệnh viện khác);
Chợ Rẫy, Gia Định, Ung Bướu, 175.

Cách nữa: bốn bể là nhà. Cứ như các bác xe ôm, dựng chống giữa, đầu gác lên balo, hai chân thì vắt lên tay lái, cứ thế mà ngủ thôi. Vệ sinh thì đã có toilet công cộng. Chú ý chọn chỗ ngủ tốt nhất là ở nơi đông người, hoặc ngay chốt dân phòng, công an! Tiền thì hãy bỏ vào thẻ, rút ngày nào xào ngày ấy. Còn các thứ hơi đắt tiền như máy ảnh, điện thoại? Hên xui thôi!

Ngoài ra các bạn cũng có thể xin ở nhà Thờ, Chùa, Tòa thánh. Điều này thì tôi chưa thử ở Sài Gòn, nhưng năm 2008 khi đạp xe đạp xuyên Việt cũng đã làm qua, kết quả hơn cả sự mong đợi. Chỉ cần mình giấy tờ đầy đủ, nói năng lễ phép, mặt nhìn hiền hiền tí! Như tôi khi ngủ lại cũng chỉ xin bắc võng ở ngoài khuôn viên mà ngủ, đồ đạc, xe đạp thì cứ để ngay kế bên mình. Nhiều lúc còn được Cha Sở, Sư thầy mời vô trong ngủ, dọn cơm cho ăn nữa. Chuyến đi ấy thật nhiều kỷ niệm!!

"Hãy đi, sẽ được. Hãy gõ cửa, cửa sẽ mở cho".
 
Last edited:
Tiếp theo nào, có chỗ ở rồi, vậy hãy dành thời gian tìm hiểu sơ qua về Tp Sài Gòn - Hồ Chí minh hiện nay.


Tìm đường

Trước tiên các bạn phải kiếm được tờ bản đồ giấy của Tp 2 mặt, một mặt là phần bản đồ các quận nội thành, mặt sau là toàn bộ các quận, huyện của Tp. Tốt nhất là có thêm phần mục lục các con đường kèm tọa độ.

Bản đồ giấy rất cần thiết, tiện cho các bạn cần tìm đường, điểm đến khi đang chạy xe. Bạn đã có ipad, iphone hiển thị các bản đồ số uh? Rất tốt, cứ lấy ra xem, rồi bất chợt nghe cái "vù..." Oa! Điện thoại trao tay, nhanh và gọn lẹ!

Đừng ngại khi dừng xe xem bản đồ, sợ bị cho là dân "tỉnh", "Hai lúa". Trái lại, tôi thấy thế còn có vẻ hay hay, giống "ta balô" lắm chứ!
"Đường ở trong miệng của ta", đến ngã tư nào đấy thấy mấy bác đậu xe, dựng chống giữa, bên xe treo 2 cái nón bảo hiểm thì bạn tấp vô hỏi đường, các bác xe ôm rất nhiệt tình khi chỉ cho bạn.

Hoặc cũng có thể thấy chú nào chạy xe biển số 5x(số xe máy Sài Gòn từ 50-59), lớn tuổi tí, cứ chạy theo hỏi, "Dạ, cho con hỏi...", xong rồi không quên "cám ơn", nhiều khi như thế chú ấy chạy theo chỉ bạn đến ngã rẽ dễ lạc cũng không chừng.

Còn với các cô bé chân dài, đi xe tay ga, mặc đồ cực kỳ thời trang hợp mốt? Lời khuyên của mình là cứ hỏi nếu bạn muốn nhận được cái liếc xéo, cái "hứ" đầy thâm thúy cùng tiếng rồ ga chạy mất!
 
Đến với Sài Gòn các bạn có thể đi bằng các phương tiện:

Máy bay:

Bạn xuống tại ga quốc nội, đi vào trung tâm thành phố bằng taxi (Taxi tại phi trường Tân Sơn Nhất này khá xô bồ, các bạn nhớ chú ý, tốt nhất là đi các hãng xe có tiếng như Vinasun - 38.27.27.27, Mai Linh - 38.383838).

Như tôi hay đón khách nước ngoài ở ga quốc tế, bắt buộc phải đi bằng xe của Airport taxi, từ TSN về khu Phạm Ngũ Lão chạy ko tính đồng hồ, cứ tính chuyến là 120k/lần. Còn khi từ khu đấy về sân bay, đi xe taxi khác tính theo đồng hồ cũng chỉ có 100k (giá cách nay khoảng nửa năm).

Nhân tiện đây cũng nói luôn phần Taxi, ờ Sài Gòn theo tôi chỉ có 3 hãng taxi làm ăn được nhất là Vinasun, Mai Linh, gần đây là Vinataxi - 38.111111. Có khá nhiều xe dù, khi đi các bạn nhớ chú ý kỹ, như Vinamex, hợp tác xã 27-7 mà phần điện thoại hao hao giống Vinasun như: 54.272727, 38.27.27.77

Nhớ có lần khi chờ khách tại sân bay, có anh chàng người nước ngoài đến hỏi tôi taxi nằm ở chỗ nào, tôi chỉ Ariport taxi (vì ở đây độc quyền thằng này), anh ấy cứ lắc đầu bảo sun sun gì đấy hơi khó nghe, rồi chỉ vô guide book số đt tưởng tôi không hiểu, tôi nói phải đi bộ ra bên cảng quốc nội mới có. Kể ra khách nước ngoài chuộng Vinasun nhỉ, không biết nên vui hay nên buồn!

Tại đây cũng có chuyến xe bus Bến Thành - Tân Sơn Nhất, bạn hỏi bảo vệ để biết rõ hơn.


Xe lửa:

Các tỉnh có đường xe lửa bắc nam đều có ga. Bạn có thể gởi xe máy theo, chú ý khi gởi xe máy theo tàu hoặc theo xe khách đều bị rút xăng ra hết trước khi đi.

Điểm đến của bạn là ga Sài Gòn (Hòa Hưng), đi khu trung tâm bằng taxi, xe ôm (khoảng 20-30k).

Cũng có tuyến xe bus số 7 (Chợ Gò Vấp - Chợ Lớn) đi ngang qua đây, nhưng hay bỏ trạm chỗ này lắm vì khu này đường nhỏ lại hay kẹt xe, tài xế thướng hay vòng qua Lý Chiến Thắng, Nguyễn Thông rồi chạy thẳng Kỳ Đồng.


Xe khách:

Bến xe Miền Đông: bến xe sầm uất nhất Sài Gòn, đa phần ở tỉnh nào ở tất cả các nơi trừ Miền Tây nam bộ đều có xe đến bến này. Bạn cũng có thể gởi xe máy theo, để trên mui nếu xe khách cũ, dưới gầm xe nếu xe mới hơn.
Xe bus tại bến rất nhiều, đậu ngay trước cổng trong khuôn viên bến xe, nếu muốn đi khu trung tâm bạn thấy xe nào có bảng Bến Thảnh cứ leo lên.
Xe ôm vào trung tâm khoảng 40-50k.

Bến xe Miền Tây: dành cho các tỉnh miền Tây nam bộ. Cũng khá nhiều xe bus, xe ôm vô trung tâm 50-70k.

Bến xe Ngã Tư Ga: đa phần là dành cho xe dù, nhiều xe bus, xe ôm đi trung tâm 60-80k.


Xe máy:

Hướng từ miền Trung vào: qua khỏi đồng Cầu Nai các bạn đã đến địa phận Sài Gòn rồi, tiếp tục chạy thắng, qua cầu Sài Gòn, quẹo phải đi đường phía dưới cầu vào đường Nguyễn Hữu Cảnh nào, cứ tiếp tục là bạn đã đến trung tâm thành phố.

Hướng từ miền Tây lên: Có 2 đường để các bạn chọn:
Đại Lộ Nguyễn Văn Linh, vào Q.7, ngắm khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng.
Đại lộ Võ Văn Kiệt (Đông - Tây), theo kênh Đôi ngắm nhìn đại lộ của thế kỷ 21, điểm cuối con đường sẽ là hầm Thủ Thiêm bắc qua sông Sài Gòn.



Chào mừng các bạn đã đến Sài Gòn - Tp.HCM!

Trước tiên, tôi xin được giới thiệu với cái bạn đôi nét về Tp này:

Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, một làng chài và hải cảng quan trọng. Thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn.

Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông.
Sài Gòn là thủ đô của Liên Bang Đông Dương giai đoạn 1887-1901.

Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á.

Sau năm 1975, lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn thống nhất, ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh".

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận (từ Q.1 - Q.12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân) và 5 huyện (Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ), tổng diện tích khoảng 2.100km² ( 2.095,01 km²).

TpHoChiMinh.jpg

(Chưa có 2 quận mới: Bình Tân, Tân Phú)


Đến ngày 1/4/2010 theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số thành phố khoảng 7.400.000 (7.382.287 người). Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người.

Cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Tp.HCM là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương.

Tp cũng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.

Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất.

gmtphcm.jpg



Với hơn 310 năm, từ khi thống suất Nguyễn Hữu Cảnh kinh lý vùng đất này (1698), Sài Gòn được xem là một thành phố trẻ, trẻ hơn rất nhiều so với lịch sử 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Tp không có nhiều di tích với bề dày lịch sử, nhưng Sài Gòn lại có được sự năng động, thích nghi với những biến đổi, làm cho bộ mặt Tp luôn đa dạng với vô vàn màu sắc.

Nước Mỹ có "giấc mơ Mỹ". Những ai đến với Sài Gòn cũng ít nhiều có ước mơ. Ước mơ về một sự đổi thay, đối với người lao động thì cuộc sống tốt đẹp hơn, với các bạn sinh viên là tương lai rộng mở hơn và đối với chúng ta, những người du lịch đó là một sự trải nghiệm sâu sắc hơn. Một ước mơ giản dị trong cuộc sống mà chúng ta có thể gọi là "Ước mơ Sài Gòn"!
 
Last edited:
Một chút hướng dẫn.

Sài Gòn có thể nói là thành phố đa văn hóa, sắc tộc, vùng miền. Do đó để tìm hiểu được hết tất cả các vấn đề về Tp này, đối với tôi là một điều không thế!

Tôi chỉ có thể đưa đến cho các bạn một cái nhìn rõ nét hơn về cuộc sống, văn hóa, con người nơi đây. Nếu điều ấy làm các bạn hiểu hơn, yêu hơn Sài Gòn dù chỉ một chút thôi, tôi đã cảm thấy thành công!

Cách mà tôi dẫn các bạn đi khám phá Sài Gòn là bằng các con đường theo từng quận.

Sài Gòn hiện nay có 24 quận huyện, gồm 19 quận: từ Q.1 - Q.12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức, Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú và 5 huyện: Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.

Để dễ dàng cho việc tham quan, tìm hiểu, tôi sẽ phân chia Sài Gòn theo từng cụm, với những quận huyện khác nhau.

1. Quận 1, Q.3, Q.4
2. Quận 5, Q.10, Q.11
3. Quận 6, Q.8
4. Quận Tân Bình, Q.Tân Phú
5. Quận Phú Nhuận, Q.Bình Thạnh, Q.Gò Vấp
6. Q. Thủ Đức, Q.9, Q.2
7. Q,7, H. Nhà Bè
8. Quận Bình Tân, H. Bình Chánh
9. Q.12, H. Hóc Môn
10. H. Củ Chi
11. H. Cần Giờ

Nếu con đường đó là ranh giới giữa hai quận, quận nào được đề cập đến trước thì con đường sẽ trong phần quận ấy. VD: đường Hai Bà Trưng, Nguyễn Thị Minh Khai là ranh giới giữa q.1 và q.3. Vậy phần đề cập đến 2 con đường này nằm trong q.1

Nào, giờ đây chúng ta hãy cùng nhau đến với trung tâm Sài Gòn, Quận Nhất!
 
Đôi điều về Quận Nhất:

Quận 1 hay Quận Nhất (nhiều người địa phương phát âm là Quận Nhứt ) là quận trung tâm của Sài Gòn - Tp. Hồ Chí Minh. Các cơ quan chính quyền, các Lãnh sự quán các nước và các tòa nhà cao tầng đều tập trung tại quận này. Quận 1 được xem là nơi sầm uất nhất của thành phố về mọi phương diện.

google%252520map%252520q.1.JPG


Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, năm 1861 chính quyền Pháp thành lập thành phố Sài Gòn, địa giới hành chính lúc đầu chỉ gồm một phần của hai quận: Quận 1 và Quận 3 hiện nay.

Năm 1877, Tổng thống Pháp công nhận thành phố Sài Gòn là thành phố loại I, đứng đầu là viên Đốc lý do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm.

Đến tháng 9/1889 thành phố Sài Gòn được chia thành hai quận: Quận 1 và Quận 2, đứng đầu mỗi quận là vị Quận trưởng.

Tháng 3/1959 chính quyền phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhất, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhất, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính)
Tháng 5 năm 1976, quận Nhất và quận Nhì hợp nhất lại thành quận 1 hiện nay

Sau năm 1975, Quận 1 hiện nay gồm Quận Nhất và Quận Nhì cũ sáp nhập lại.

b%2525E1%2525BA%2525A3n%2525C4%252591%2525C3%2525B2%252520h%2525C3%2525A0nh%252520ch%2525C3%2525ADnh%252520q.1.gif


Quận 1 có 10 phường:
P. Bến Nghé
P. Bến Thành
P. Cô Giang
P. Cầu Kho
P. Cầu Ông Lãnh
P. Đa Kao
P. Nguyễn Thái Bình
P. Nguyễn Cư Trinh
P. Phạm Ngũ Lão
P. Tân Định

Diện tích Q.1 ~ 7,7 km[SUP]2[/SUP], Dân số ~ 230.000 người.

Phía bắc giáp Q. Bình Thạnh, Phú Nhuận, lấy rạch Thị Nghè làm ranh giới và giáp Q.3, lấy đường Hai Bà Trưng, đường Nguyễn Thị Minh Khai làm ranh giới.
Đông giáp Quận 2, lấy sông Sài Gòn làm ranh giới.
Tây giáp Quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới.
Nam giáp Quận 4, lấy rạch Bến Nghé làm ranh giới.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,761
Bài viết
1,137,533
Members
192,647
Latest member
keonhacaivsports
Back
Top