What's new

Khám phá Sơn Đoòng-Thấy yêu thêm khúc ruột Miền Trung

Cái tên Sơn Đoòng đối với những người hay đi và thích đi phượt có sức hút rất kỳ lạ. Đó là vì nó mới được phát hiện và công bố chính thức năm ngoái. Đó là vì nó to nhất thế giới. Đó là vì nó hầu như chưa có phượt gia nào đặt chân đến ngoài nhóm hỗn hợp của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (British Cave Royal Association-BCRA) và những người dân địa phương như anh Hồ Khanh. Điểm cuốn hút của nó còn là các bức ảnh, thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng với lời khẳng định chưa khám phá hết cái hang này, chưa biết hết về cái hang này và nhiều điều còn đang phải cần thời gian và tiền bạc để làm rõ hơn=)).

Trong bối cảnh đó, bạn thử nghĩ xem nếu bạn là một trong những phượt tử đầu tiên được đặt chân đến đây, được cắt rừng, lội suối, vượt dốc vượt đèo, được khám phá cái hang này thì cảm giác thỏa mãn sẽ như thế nào? Sẽ thấy yêu hơn dải đất Miền Trung nắng gió mà còn nhiều bí hiểm với những kỳ quan thiên nhiên chưa được biết tới. Và trên hết, thấy yêu hơn, tự hào hơn về đất nước Việt Nam mình.

Đoàn chúng tôi đi có đúng 20 người. Ngoài người dẫn đường, hậu cần và Kiểm lâm thì có thể kể là 12 phượters, trong đó có những người đây là chuyến đi đầu tiên. Mỗi người một cảm nhận, một quan tâm, một mong muốn trong chuyến đi này. Và cũng thật khác nhau trong cách mà họ chia sẻ thông tin về chuyến đi để đời, thám hiểm hang Sơn Đoòng và rừng Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Vì tiếp sau đây còn có thể có nhiều đoàn đi nữa nên tôi cũng muốn chia sẻ lại những cảm nhận và kinh nghiệm của mình trong chuyến đi này ngõ hầu giúp ích được thêm các thông tin mà mọi người cần. Đây hoàn toàn là những trải nghiệm cá nhân và có thể rất khác với các thành viên khác trong đoàn rất mong mọi người nhiệt tình bổ xung, chỉnh sửa. Tôi cũng cố gắng viết nhanh, tập hợp ảnh và thông tin cho topic được liền mạch:))

Qua đây, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến bác Big và Cơ quan của bác đã giúp tổ chức công tác xin phép, hậu cần, hướng dẫn thông tin chu đáo, tận tình. Nếu các đoàn tiếp theo có bác đứng ra tổ chức, tôi nghĩ chắn chắn sẽ thành công không kém gì đoàn chúng tôi đã đi. Tôi cũng xin được cám ơn tất cả các thành viên trong đoàn. Họ là cảm hứng cho những bức ảnh tôi chụp, là nguồn động viên khi mệt mỏi. Họ đã giúp đỡ, chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân của mình và các bức ảnh trong toàn bộ quá trình thám hiểm:L.

Tôi cũng xin phép nói rõ, các hình ảnh minh họa cho câu chuyện của mình được lấy từ nguồn ảnh tôi chụp. Tôi cũng xin phép sử dụng những hình ảnh của thành viên khác để làm rõ hơn câu chuyện. Trường hợp tôi dùng ảnh của các thành viên khác tôi sẽ chú thích rõ để các bác biết.



Điểm bắt đầu của hành trình. Ảnh bác Big

DSC06791.jpg


Từ trái qua phải: An QB, Bác Dugia, Bác BM, Big, Tenten, vợ bác Dugia, V. cô gái QB-bạn An QB, Hachip, Homeless, Mèo hoang, Sami, Hai anh dẫn đường, Bác Quang, Anh dẫn đường và Hồ Khanh. Ngoài ra còn 4 anh Kiểm lâm vào rừng cắm trại đợi đoàn từ hôm trước.

Nhưng thực ra, đối với tôi chuyến đi đã bắt đầu từ trước đó rất lâu rồi...
 
Last edited:
@ Sami: Thấy mấy cái ảnh cưới của bạn do dangkhoaquan đưa lên mới biết bạn sắp cưới, chúc mừng sớm nhé(wait). Nhớ những ngày cùng nhau khám phá Sơn Đoòng vui quá. Cái đầu gối của Sami vẫn OK chứ? Mình sẽ cố gắng.
------------------------------------------------------------------------------------
Báo cáo bác, cái đầu gối của em chỉ trở chứng khi leo quá 10km đường gian khổ 1 ngày thôi. Và theo bác Hồ Khanh thì nhà em bị chứng giãn dây chằng cho phải mài gối xuống chiếu nhiều, đi nhiều thì nó sẽ săn trở lại. Bác đừng lo, chỉ cần 1 lọ salonpas gel là em có thể đi cùng trời cuối đất.
Đến cuối tháng 10 này em mới phải cưới bác ạ. Bộ ảnh cưới cũng được thực hiện theo tinh thần phuot và offroad đấy. Đi Đà lạt nhưng em xuôi vào chụp hình ở tận gần Lán Tranh - Đưng K nớ chứ chả chụp hồ Tuyền Lâm, suối Vàng hay nhà thờ, nhà ga gì cả. Bữa nào thợ nó làm xong, em post hầu các bác.
 
@ Bác Đêm, em đi với bạn Sami một thời gian có lẽ trong trường hợp bạn ý, chữ PHẢI cũng dùng tốt bác ạ. Thôi để em kể tiếp các bác nghe.


...........................................................................................


Chúng tôi lên đường khi bầu trời đã xám lại và không còn nắng nữa. Không đi dưới tán rừng, tán chuối nhưng chúng tôi không còn phải khổ sở vì cái nắng sớm, nắng giữa mùa Đông nữa. Nhưng lại có mối lo khác: mưa...Lúc này mà mưa thì không biết sẽ ra sao vì tôi biết trong đoàn có nhiều người không có áo mưa.


IMG_8701.jpg


Giày ướt đi trên cát chân cứ như bị níu lại, nằng nặng khó chịu. Nếu không có những viên sỏi, cuội lổn nhổn trên mặt cát, người ta sẽ nghĩ đây là một đoạn sông ở đồng bằng với hai bên là những bãi bồi chuối mọc xanh um. Mấy người bạn đồng hành trong tay đã có cây gậy bẻ từ cây que trong rừng. Có cái gậy này trong tay chưa chắc đã đi dễ hơn nhưng chắc chắn là sẽ yên tâm hơn đặc biệt là những đoạn qua suối có cây gậy biết chỗ nông sâu, bùn thụt.


IMG_8702.jpg


Dòng suối bây giờ rút xuống hiền lành, uốn lượn quanh những bãi bồi, những bờ chuối và để lại trên đường đi của mình những thân cây gỗ còn nguyên cả rễ nằm trơ trọi. Chúng tôi cứ theo các bãi bồi mà đi. Lúc bên này, lúc cắt qua bên kia tùy vào sự đổi dòng của con Suối. Như bác Big nói, mùa lũ ở vùng này vào tháng 9-11 hàng năm. Giờ tháng 3 nước còn lại chủ yếu là nước thẩm thấu. Những chỗ nước chảy, trông cũng trong và nhiều cá. Tuy nhiên bên cạnh cũng có nhiều vũng nước tù, lá cây cỏ rác phân hủy mùi cũng chẳng dễ chịu gì.


IMG_8703.jpg
 
Thêm mấy tấm ảnh đoạn này. Ôi nhớ cảnh hoang sơ nơi thung lũng ngút ngàn thưa dấu chân người. Chỉ có núi đá vây xung quanh và dòng suối lững lờ trôi. Đoàn người lọt thỏm trong khung cảnh hùng vĩ. Thấy mình trước tự nhiên sao mà nhỏ bé. Vậy mà có lúc, có nơi, con người nhỏ bé kia đã tàn phá không thương tiếc những khung cảnh thế này. Những thứ chỉ có được sau biết bao nhiêu thời gian mẹ tự nhiên gây dựng. Nếu không nằm trong vườn Quốc gia này và được bảo vệ nghiêm ngặt, chắc gì bây giờ chúng tôi được sống trong cảnh thiên nhiên như thế này.


IMG_8704.jpg



IMG_8705.jpg



IMG_8706.jpg



IMG_8707.jpg
 
Trong chuyến đi này, tôi ít kể về các bạn đồng hành của mình. Mọi người có thể nghĩ rằng những chuyến rủ rê qua mạng hợp tan sau mỗi chuyến đi, không để lại những tình cảm cá nhân thân thiết. Tôi thì không nghĩ vậy. Vì điều kiện địa lý, chúng tôi có thể không có đều kiện gặp các bạn ở SG, Quảng Bình. Và vì nhiều lý do, một số thành viên ở HN cũng không còn liên lạc với nhau nữa. Tuy nhiên, với một số anh em, chúng tôi lại thân thiết hơn. Tôi vẫn thường xuyên gặp Hachip, bác Dugia và Big mỗi khi các bác có những buổi giao lưu gặp gỡ. Cũng chẳng phức tạp hẹn hò, cứ khi mọi người đông đủ các bác ấy gọi là em chạy ra gặp gỡ anh em. Qua bác Dugia, tôi biết thêm nhiều bạn thân của bác. Phải chăng đấy là "lợi nhuận" mà tôi có được sau mỗi chuyến đi?



IMG_8708.jpg



IMG_8709.jpg


Đên đoạn này, cảnh vật thay đổi hắn. Không còn những bãi bồi ven suối. Cỏ lau mọc sát bờ suối. Lau mới ra cờ, mầu vàng nhạt và vàng cốm chứ chưa bật bông trắng phau như cuối mùa. Đôi giày ướt ì oạp dưới chân cộng với ống quần sũng nước để lại những vết nước ướt trên những dấu chân không rõ hình. Chúng tôi đi trong không gian yên lặng. Chỗ này xa các tán cây nên cũng không có chim chóc gì. Chỉ có tiếng gió thổi rì rào qua những bụi lau mới trổ cờ và dòng suối róc rách. Trước mắt, cảnh vật lại biến đổi một lân nữa.
 
Giờ thì chúng tôi lọt hoàn toàn dưới lòng suối cạn với hai bờ bên lở bên bồi. Bên lở là phía bên phải nếu đi theo hướng hạ lưu. Dòng suối ăn sát vào chân vách đất khiến nó sụp xuống tạo thành những vách thẳng đứng, có chỗ cao quá đầu người. Chính dòng suối này đã từng tạo lên cái bãi bồi kia, giờ lại phá hủy nó. Không biết đến bao giờ nó lại quay lại bồi đắp tiếp. Đối diện bên này là những bãi bồi tương đối phẳng, ăn sát vào phía chân núi, có nơi lau lách, cây cỏ mọc ra đến sát tận mép suối. Và đây chính là hành lang an toàn cho động vật bộ móng guốc chẵn ra suối uống nước.


IMG_8710.jpg



IMG_8711.jpg


Chính ở chỗ này, nơi bãi bồi có lớp mặt phù sa còn ướt và quánh chứ không phải là cát pha, những dấu chân in trên bùn còn rất rõ. Có dấu đã cũ, mưa làm vết bề mặt dấu chân không còn nét nhìn cái nhận ra ngay. Nhưng cũng có những dấu chân còn rất mới, vết trượt trên bùn còn sắc nét, không lẫn vào đâu được. Những ngón 3-4 cắm sâu vào bùn. Có nhiều vết to nhỏ khác nhau. Có thể thú ra suối uống nước ban đêm ở nhiều chỗ khác nhau nhưng chỗ này do cấu tạo của nền đất nên dấu vết để lại rõ nhất.


IMG_8712.jpg



IMG_8713.jpg
 
Last edited:
Vì có các anh Kiểm lâm đi cùng, hơn nữa đã về cuối chặng mọi người đã đi thành những đoạn rất xa nhau nên câu chuyện chân nai, chân hoãng lúc đó cũng chả có ai khơi mào hay hưởng ứng. Sau này khi ngồi tụ lại với nhau chuyện phiếm, những cái vết chân đó mới được đưa ra bàn luận với vô vàn kế hoạch cho chuyến đi sau. Giờ thì hoãn toàn tập rồi, biết khi nào mới có dịp quay lại xem đâu là dấu chân lợn rừng, nai, hoẵng...? Nói thật, lúc đó không phải ai cũng để ý đến dấu chân này. Có bạn còn hỏi ai lại thả bò, chăn dê trong chỗ xa xôi này? Bản Đoòng gần đây nhất thì đều có rào làng lại rồi. Chính là để ngăn bò lạc đấy còn gì. Làng của Hồ Khanh gần đây cũng cách hơn 30 km, có họa là điên mới mang bò dê vào đây thả trong khu bảo tồn để rồi mất cả chì lẫn chài. Vậy dấu chân con gì thì chỉ cần tinh ý tí là biết liền.


IMG_8714.jpg



IMG_8715.jpg


Điểm tập kết, hạ trại đã rất gần, chỉ cần qua khúc cua kia là đến. Chính lúc này, chúng tôi đón những hạt mưa đầu tiên. Cơn mưa đến từ từ vì trời vần vũ cũng đã từ trưa. Những hạt mưa rơi trên mặt suối, rộng mới thấy chứ lúc đó lắc rắc cũng chưa chắc có hạt nào rơi trên người. Có lẽ cũng chẳng ai để ý đến mưa lúc đó. Nhóm chúng tôi đi sau cùng, đoàn dẫn đường lúc này đã vào đến hang Én vì các anh đi nhanh hơn chúng tôi nhiều. Thực ra lúc này chúng tôi không cần người dẫn đường nữa vì từ chặng nghỉ ở mỏm Cập Từ như Tenten nói, anh Hồ Khanh đã nói với chúng tôi: Nếu đi lạc thì cứ theo suối mà đi, kiểu gì cũng tới hang Én cả. Nói thì nói thế, chúng tôi vẫn phải theo dấu người đi trước đặc biệt là những nơi cắt suối vì rất hay mất dấu.


IMG_8716.jpg



IMG_8717.jpg
 
Dòng suối bẻ một góc lớn về phía bên phải và đổi hướng khi gặp vách đá sừng sững chắn phía trước. Cuối cùng, sau bao khó nhọc chúng tôi cũng đến được hang Én, chặng đầu tiên trong ngày đã sắp hoàn thành vượt cả mong đợi. Lúc đầu cứ nghĩ phải đi đến tối mới đến. Mà quả thật, đoạn đầu khó đi thật. Sau thì đường tương đối bằng nhưng sức lại xuống nên tốc độ cũng không nhanh hơn.


IMG_8719.jpg



IMG_8720.jpg



IMG_8718.jpg

Trên vách đá dựng đứng kia, sau những cây cối xanh um, thấp thoáng một cửa hang. Đây là một trong quần thể các cửa hang tạo thành đầu vào của hang Én,
 
Đấy, hang Én đấy. Nhưng đấy chỉ là cửa phía trên và nó ở rất cao so với mặt đất. Phía dưới, đá rơi lổn nhổn. Sau này sẽ có cái ảnh trong hang chụp hắt ra mới thấy toàn cảnh của cái cửa này. Cây cối mọc um tùm trước cửa chứng tỏ nước chưa bao giờ qua đây ngay cả khi lũ lớn vì nếu không, những cái cây kia, dù rễ bám chặt vào khe đá cỡ nào thì cũng bị nước thổi bay. Cái kinh hoàng của lũ quét, lũ ống thì không phải ai ở đồng bằng cũng dễ dàng được thấy tận mắt.


IMG_8721.jpg


Đời chả biết thế nào mà lần. Tôi vốn học 5 năm trường ĐH Mỏ-Địa Chất thì đáng nhẽ phải chuyên sâu về cái món hang động này mới đúng. Những người thầy nổi tiếng của chúng tôi mà trong ngành Địa Chất ai cũng biết như Quang Hán Khang, Nguyễn Tất Trâm...thì giờ tôi trả lại họ kiến thức hết rồi vì tôi rẽ ngang, bỏ nghề đã lâu. Nhưng để giải thích về quá trình hình thành các hang động trong hệ thống núi đá vôi như cái hang này thì cũng không quá khó. Tôi chỉ giải thích hết sức nôm na để mọi người cùng biết.


IMG_8722.jpg

Karst (hay Cax-tơ) là hiện tượng núi đá bị nước chảy bào mòn. Cơ chế bào mòn không phải do lực cơ học (nước chảy đá mòn), mà chủ yếu là do khí điôxít cacbon (CO2) trong không khí hòa tan vào nước tạo thành axít cacbonic. Đá vôi rất phản ứng với nhiệt độ. Khi nhiệt độ thay đổi, chúng dãn nở, co ngót và để lại các vi nứt nhiều khi không thấy bằng mắt thường. Khi mưa, nước theo vết nứt thẩm thấu sâu vào bên trong khối đá và Axít cacbonic là thủ phạm chính trong quá trình ăn mòn đá vôi gọi là phong hóa. Sản phẩm tự nhiên của quá trình phong hóa karst là các hang động với các nhũ đá, măng đá, sông suối ngầm,...


IMG_8723.jpg


Địa hình Cax-tơ là địa hình có các phong hóa đặc trưng thường có các hệ thống thoát nước theo hang động ngầm dưới đất. Đây là các khu vực mà ở đó nền đá cacbonat bị nước mưa thẩm thấu vào hòa tan như đá vôi (Canxit-CaCO3) hay Đôlômít (CaMg(CO3)2). Những nơi này có rất ít hoặc không có hệ thống thoát nước trên bề mặt.


IMG_5149.jpg

Còn cục đá mà bác Dugia nhặt ở suối đây là do phong hóa cơ học, tức nước bào mòn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,116
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top