What's new

Khám phá Sơn Đoòng-Thấy yêu thêm khúc ruột Miền Trung

Cái tên Sơn Đoòng đối với những người hay đi và thích đi phượt có sức hút rất kỳ lạ. Đó là vì nó mới được phát hiện và công bố chính thức năm ngoái. Đó là vì nó to nhất thế giới. Đó là vì nó hầu như chưa có phượt gia nào đặt chân đến ngoài nhóm hỗn hợp của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (British Cave Royal Association-BCRA) và những người dân địa phương như anh Hồ Khanh. Điểm cuốn hút của nó còn là các bức ảnh, thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng với lời khẳng định chưa khám phá hết cái hang này, chưa biết hết về cái hang này và nhiều điều còn đang phải cần thời gian và tiền bạc để làm rõ hơn=)).

Trong bối cảnh đó, bạn thử nghĩ xem nếu bạn là một trong những phượt tử đầu tiên được đặt chân đến đây, được cắt rừng, lội suối, vượt dốc vượt đèo, được khám phá cái hang này thì cảm giác thỏa mãn sẽ như thế nào? Sẽ thấy yêu hơn dải đất Miền Trung nắng gió mà còn nhiều bí hiểm với những kỳ quan thiên nhiên chưa được biết tới. Và trên hết, thấy yêu hơn, tự hào hơn về đất nước Việt Nam mình.

Đoàn chúng tôi đi có đúng 20 người. Ngoài người dẫn đường, hậu cần và Kiểm lâm thì có thể kể là 12 phượters, trong đó có những người đây là chuyến đi đầu tiên. Mỗi người một cảm nhận, một quan tâm, một mong muốn trong chuyến đi này. Và cũng thật khác nhau trong cách mà họ chia sẻ thông tin về chuyến đi để đời, thám hiểm hang Sơn Đoòng và rừng Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Vì tiếp sau đây còn có thể có nhiều đoàn đi nữa nên tôi cũng muốn chia sẻ lại những cảm nhận và kinh nghiệm của mình trong chuyến đi này ngõ hầu giúp ích được thêm các thông tin mà mọi người cần. Đây hoàn toàn là những trải nghiệm cá nhân và có thể rất khác với các thành viên khác trong đoàn rất mong mọi người nhiệt tình bổ xung, chỉnh sửa. Tôi cũng cố gắng viết nhanh, tập hợp ảnh và thông tin cho topic được liền mạch:))

Qua đây, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến bác Big và Cơ quan của bác đã giúp tổ chức công tác xin phép, hậu cần, hướng dẫn thông tin chu đáo, tận tình. Nếu các đoàn tiếp theo có bác đứng ra tổ chức, tôi nghĩ chắn chắn sẽ thành công không kém gì đoàn chúng tôi đã đi. Tôi cũng xin được cám ơn tất cả các thành viên trong đoàn. Họ là cảm hứng cho những bức ảnh tôi chụp, là nguồn động viên khi mệt mỏi. Họ đã giúp đỡ, chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân của mình và các bức ảnh trong toàn bộ quá trình thám hiểm:L.

Tôi cũng xin phép nói rõ, các hình ảnh minh họa cho câu chuyện của mình được lấy từ nguồn ảnh tôi chụp. Tôi cũng xin phép sử dụng những hình ảnh của thành viên khác để làm rõ hơn câu chuyện. Trường hợp tôi dùng ảnh của các thành viên khác tôi sẽ chú thích rõ để các bác biết.



Điểm bắt đầu của hành trình. Ảnh bác Big

DSC06791.jpg


Từ trái qua phải: An QB, Bác Dugia, Bác BM, Big, Tenten, vợ bác Dugia, V. cô gái QB-bạn An QB, Hachip, Homeless, Mèo hoang, Sami, Hai anh dẫn đường, Bác Quang, Anh dẫn đường và Hồ Khanh. Ngoài ra còn 4 anh Kiểm lâm vào rừng cắm trại đợi đoàn từ hôm trước.

Nhưng thực ra, đối với tôi chuyến đi đã bắt đầu từ trước đó rất lâu rồi...
 
Last edited:
Karst (hay Cax-tơ) là hiện tượng núi đá bị nước chảy bào mòn. Cơ chế bào mòn không phải do lực cơ học (nước chảy đá mòn), mà chủ yếu là do khí điôxít cacbon (CO2) trong không khí hòa tan vào nước tạo thành axít cacbonic. Đá vôi rất phản ứng với nhiệt độ. Khi nhiệt độ thay đổi, chúng dãn nở, co ngót và để lại các vi nứt nhiều khi không thấy bằng mắt thường. Khi mưa, nước theo vết nứt thẩm thấu sâu vào bên trong khối đá và Axít cacbonic là thủ phạm chính trong quá trình ăn mòn đá vôi gọi là phong hóa. Sản phẩm tự nhiên của quá trình phong hóa karst là các hang động với các nhũ đá, măng đá, sông suối ngầm,...

Địa hình Cax-tơ là địa hình có các phong hóa đặc trưng thường có các hệ thống thoát nước theo hang động ngầm dưới đất. Đây là các khu vực mà ở đó nền đá cacbonat bị nước mưa thẩm thấu vào hòa tan như đá vôi (Canxit-CaCO3) hay Đôlômít (CaMg(CO3)2). Những nơi này có rất ít hoặc không có hệ thống thoát nước trên bề mặt.

Cám ơn bác Homeless nhiều. Đúng là dân trong nghề có khác, bác làm tôi vỡ ra nhiều điều về nhũ đá, sông suối ngầm...
 
@ Bác Vòng: Bác mời rịu mà còn lâu mới nói chỗ thì chẳng hóa ra là mời mà như không mời còn gì? Mới lại em đâu có uống rịu. Đi gặp các bác, em chỉ xin li bia thôi. Không tin, bác hỏi ông Sonbo ấy:)).

@Polyme: Cũng chỉ là vài thứ thông tin cóp nhặt thôi bạn ạ. Nếu không mò đến mớ kiến thức đã lâu không dùng thì thật không biết giải thích thế nào. Tôi sẽ cố gắng vận dụng cái này để giải thích thêm một số hiện tượng nữa.
----------------------------------------------------------------------------


Cách cái cửa hang Én phía trên hơn 100m chính là 2 cửa hang nữa thấp hơn nằm ngay trên mặt đất, một cái to, rộng. Một cái nhỏ hơn nằm kế bên ăn thông với nhau. Dòng Suối Đoòng đi vào cửa lớn và mất hút bên trong. Nó chảy ngầm theo các hang động ngoằn ngoèo bên dưới. Chúng tôi dừng lại đây cắm trại. Đến được đây lúc gần 3h0 PM tức là chúng tôi cả đi và nghỉ tổng cộng hết khoảng 6h.



IMG_8724.jpg


Chúng tôi cắt qua dòng suối một lần nữa, sang hẳn bờ bên kia phía hang Én. Đoạn này suối và bên bờ toàn đá cuội, nước nhìn trong vắt. Và đoạn này cũng nhiều cá. Chính chúng tôi đã được ăn cá suối ở đây sau khi những tấm lưới cước được trải ra. Tôi sẽ kể kỹ sau.



IMG_8725.jpg



Tôi nhờ bạn đồng hành chụp cho một tấm ảnh trước cửa hang Én rồi vội vã vào hang bỏ đồ xuống đất, cất đi gánh nặng đường dài. Đến nơi khá sớm nhưng phần vì trời vần vũ báo hiệu cơn mưa lớn, phần trong rừng đồi núi thâm u nên chúng tôi cũng nhanh chóng chuẩn bị cho nữa ăn chiều và gặt rũ phơi phóng gầy tất quần áo ướt trong quá trình lội suối.


IMG_8726.jpg
 
Các anh Porters nhanh chóng kiếm củi nhóm bếp. Củi cũng nhiều vì xung quanh có nhiều cây bị lũ cuốn về mắc lại đâu đó trong các hốc đá. Bếp được nhóm phía trong hang một chút để tránh mưa. Điều đặc biệt của cái hang này là nó có các cửa thông nhau giúp không khí lưu thông rất tốt. Lúc chúng tôi đến, gí thổi theo hướng từ trong hang ra, đẩy toàn bộ khói ra ngoài. Nhưng lúc đếm đi ngủ, gió lại thổi từ ngoài vào. Với các dòng khí lưu thông liên tục, hang sâu, xung quanh có nước và cây cối um tùm nhưng tuyệt nhiên không có muỗi. Điều này giúp chúng tôi rất nhiều vì không phải ai cũng có màn. Cứ lăn ra ngủ mà không phải lo nghĩ. Đấy là cái rất được ở cửa nước vào của hang Én.


IMG_5160.jpg


Hang Én giờ cũng không còn cao. Nền hang bị lũ cuốn đất đá vào bồi lấp nên tương đối phẳng. Dòng suối ăn sát mép hang về bên phải. Các dấu vết để lại trên vách, trần hang cho thấy mùa lũ đã có lúc nước ngập cửa hang này. Anh Hồ Khanh cũng kể, có khi gặp lũ phải mấy mấy ngày nước mới rút hết.


IMG_5161.jpg


IMG_5163.jpg
 
Cảm ơn bạn Hom đã thay mặt nhóm, bỏ công sức tường thuật lại chuyến đi đáng nhớ này (chuyến đi mà trước đó mình và Sami đều nghĩ rằng dịp may có 1 không 2, bản thân mình cũng đã liều mạng và gặp vài rắc rối khi quyết định tham gia chuyến đi). Đọc bài lại thấy như chuyến đi chỉ vừa mới hôm qua!!. BM thật có lỗi khi không kịp gởi phần ảnh của mình, hy vọng về kịp đến đoạn vào hang To và gởi file đến cho bạn Hom tham khảo và xem có dùng được không. Chúc vui!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,116
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top