What's new

Khám phá Sơn Đoòng-Thấy yêu thêm khúc ruột Miền Trung

Cái tên Sơn Đoòng đối với những người hay đi và thích đi phượt có sức hút rất kỳ lạ. Đó là vì nó mới được phát hiện và công bố chính thức năm ngoái. Đó là vì nó to nhất thế giới. Đó là vì nó hầu như chưa có phượt gia nào đặt chân đến ngoài nhóm hỗn hợp của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (British Cave Royal Association-BCRA) và những người dân địa phương như anh Hồ Khanh. Điểm cuốn hút của nó còn là các bức ảnh, thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng với lời khẳng định chưa khám phá hết cái hang này, chưa biết hết về cái hang này và nhiều điều còn đang phải cần thời gian và tiền bạc để làm rõ hơn=)).

Trong bối cảnh đó, bạn thử nghĩ xem nếu bạn là một trong những phượt tử đầu tiên được đặt chân đến đây, được cắt rừng, lội suối, vượt dốc vượt đèo, được khám phá cái hang này thì cảm giác thỏa mãn sẽ như thế nào? Sẽ thấy yêu hơn dải đất Miền Trung nắng gió mà còn nhiều bí hiểm với những kỳ quan thiên nhiên chưa được biết tới. Và trên hết, thấy yêu hơn, tự hào hơn về đất nước Việt Nam mình.

Đoàn chúng tôi đi có đúng 20 người. Ngoài người dẫn đường, hậu cần và Kiểm lâm thì có thể kể là 12 phượters, trong đó có những người đây là chuyến đi đầu tiên. Mỗi người một cảm nhận, một quan tâm, một mong muốn trong chuyến đi này. Và cũng thật khác nhau trong cách mà họ chia sẻ thông tin về chuyến đi để đời, thám hiểm hang Sơn Đoòng và rừng Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Vì tiếp sau đây còn có thể có nhiều đoàn đi nữa nên tôi cũng muốn chia sẻ lại những cảm nhận và kinh nghiệm của mình trong chuyến đi này ngõ hầu giúp ích được thêm các thông tin mà mọi người cần. Đây hoàn toàn là những trải nghiệm cá nhân và có thể rất khác với các thành viên khác trong đoàn rất mong mọi người nhiệt tình bổ xung, chỉnh sửa. Tôi cũng cố gắng viết nhanh, tập hợp ảnh và thông tin cho topic được liền mạch:))

Qua đây, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến bác Big và Cơ quan của bác đã giúp tổ chức công tác xin phép, hậu cần, hướng dẫn thông tin chu đáo, tận tình. Nếu các đoàn tiếp theo có bác đứng ra tổ chức, tôi nghĩ chắn chắn sẽ thành công không kém gì đoàn chúng tôi đã đi. Tôi cũng xin được cám ơn tất cả các thành viên trong đoàn. Họ là cảm hứng cho những bức ảnh tôi chụp, là nguồn động viên khi mệt mỏi. Họ đã giúp đỡ, chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân của mình và các bức ảnh trong toàn bộ quá trình thám hiểm:L.

Tôi cũng xin phép nói rõ, các hình ảnh minh họa cho câu chuyện của mình được lấy từ nguồn ảnh tôi chụp. Tôi cũng xin phép sử dụng những hình ảnh của thành viên khác để làm rõ hơn câu chuyện. Trường hợp tôi dùng ảnh của các thành viên khác tôi sẽ chú thích rõ để các bác biết.



Điểm bắt đầu của hành trình. Ảnh bác Big

DSC06791.jpg


Từ trái qua phải: An QB, Bác Dugia, Bác BM, Big, Tenten, vợ bác Dugia, V. cô gái QB-bạn An QB, Hachip, Homeless, Mèo hoang, Sami, Hai anh dẫn đường, Bác Quang, Anh dẫn đường và Hồ Khanh. Ngoài ra còn 4 anh Kiểm lâm vào rừng cắm trại đợi đoàn từ hôm trước.

Nhưng thực ra, đối với tôi chuyến đi đã bắt đầu từ trước đó rất lâu rồi...
 
Last edited:
Mình đã muốn đi Sơn Đoòng lâu rồi mà tiếc quá dịp các bạn đi mình lại ko ở nhà để join cùng.
Bao giờ có ai trong các bạn đi lại thì ới 1 câu cho mình đi cùng nhé.
@ Hôm: có thể cho chị những đ/c contact cần thiết ko?
Từ nay đến cuối năm đi vào tháng mấy là đẹp nhất nhỉ và cần ít nhất mấy ngày?
Tks

@ Bác Nheva: Thông tin chính thức thì Tỉnh đã cấm các đoàn đi vào cái hang này, cấm cả người dẫn đường. Nhưng bác biết ở ta, ngoài luật còn có lệ. Có thể sẽ có các nhóm rút lui vào đi lặng lẽ. Khi về có thể công bố hoặc không công bố về chuyến đi. Như chúng em cũng phải đợi rất lâu mới mở được topic. Nếu em biết thông tin em sẽ phím bác. Nhưng thường thì hay biết vào phút chót. Muốn đi được phải rất sẵn sàng. Thời gian cũng không cần nhiều, 4 ngày là đủ. Nhưng giờ cũng sắp mùa lũ. Nếu đi phải đi ngay trong vòng 01 tháng nữa. Còn không phải để năm sau vì mùa mưa, lũ rất thất thường nên cực kỳ nguy hiểm.
------------------------------------------------------------------------------




Các anh porters chia nhau ra ai làm việc nấy. Người kiếm củi nhóm bếp chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Người lội sang bên kia suối vào rừng chuối cắt lá làm ổ lá chuối để ngồi. Chúng tôi mang theo bạt nhưng là để ngủ chứ không lót ngồi, nên bây giờ phải dùng lá chuối. Lá chuối rừng cũng khác lá chuối nhà. Chúng nhỏ nhưng dài và dày. Đặc biệt do sống thành rừng, tàu lá ken dày nên không bị gió làm rách. Những tàu lá nguyên bản rất đẹp. Trải hai ba lớp là có thể ngồi lên rất êm, lại trách được nền đá, sỏi lỗ trỗ ở bên dưới. Tấm thảm thảm lá chuối được trải ngay bên bếp lửa, cũng là chỗ mọi người ngồi quây quần ăn cơm, uống rượu và kể chuyện.



IMG_8740.jpg


Một nồi nước nhanh chóng được đun lên để pha chè, bù lại cơn khát lúc đi đường ban nãy. Tôi thì chẳng bao giờ uống chè nên không biết chè ngon thế nào. Sau này thấy Sami kể là chè rất ngon, môt loại chè đặc sản của vùng núi phía Bắc do đích thân Sami mang đi. Tôi chỉ xin ca nước sôi uống là ổn, sau đó thì đi ngó nghiêng.



IMG_8742.jpg



Những cành cây do lũ cuốn về vương vãi trên nền đất nhanh chóng được thu nhặt làm thành những cái giá treo đồ ướt. Gió thổi phía cửa hang khá mạnh giúp những đồ mỏng khô nhanh. Còn những đồ vải dầy của tôi thì không khô được.



IMG_8743.jpg


Cuối cùng thì sự lo lắng của chúng tôi đã thành hiện thực. Những đám mây vần vũ và những hạt mưa lác đác trên đường đi giờ đã biến thành cơn mưa to. Chúng tôi chỉ cần đến chậm chút thì đã hứng trọn cơn mưa này. Ngồi trong hang nhìn mưa lại càng thấy đoàn mình may mắn cỡ nào. Những hạt mưa rơi trên suối nổi bong bóng. Mùa này có mưa thật cũng rất lạ rồi. Cũng may là mưa to nhưng không kéo dài. Chứ mà lũ lên đổ nước vào cái hang này thì có mà đi ráo. Có một lỗi lo khác lớn dần trong tôi. Mưa như này, mai đường ướt thì vắt phải biết. Nhưng thôi, để mai hẵng hay. Giờ thì cứ vui, cứ xả hơi sau một ngày vất vả.


IMG_8744.jpg



IMG_8745.jpg
 
Cơm đang nấu, những khoanh thịt lợn tươi trong nồi cũng được ngả ra luộc. Phải non tiếng nữa mới có cơm ăn. bác Big giục chúng tôi đi vào sâu phía trong hang Én để xem. Lúc này đèn pin đeo và cầm tay mới có đất sử dụng. Từ ngoài cửa hang sáng, càng đi sâu vào càng tối om. Ánh sáng của cây đèn pin không với tới đáy hang, nơi dòng nước mất hút trong lòng đá.


IMG_8746.jpg



IMG_8747.jpg


Chúng tôi không đi theo dòng suối vì không biết nó luồn vào khe nào, trần hang có đủ cao để đi không, nước có sâu không. Chúng tôi men theo phía bên trái, nơi trần hang rất cao. Sau đó men theo một sườn dốc đá, ngược lên phía trên. Tôi không biết ngách hang này đi đâu nhưng nó tối đen. Đèn pin phải soi tìm lối đi và dưới chân đầy cát mịn. Có cát ở các sườn đá trên rất cao chứng tỏ lũ đã ngập cả cái hang này, lên tận đây và để lại những lớp cát mịn. Phía dưới là nền đá dốc, cát phủ lên trên, do đó rất dễ bị trượt. Lúc leo lên phải cúi gập người, hai tay chống xuống cát để tăng ma sát. Và trong lúc đi như vậy, tôi rất kinh ngạc phát hiện ra một thứ. Điều mà phải mất một lúc mới hiểu được là tại sao lại như vậy. Tôi sẽ kể cho các bác nghe trong phần tới.


IMG_8748.jpg
 
Vì cát trượt, vì phải lần mò để leo lên sườn dốc nên tôi phải chiếu đèn lên từng chỗ đặt chân. Tôi phát hiện ra nền đá đen được nước bào nhẵn bóng bề mặt. Những tảng đá đen nguyên khối bị nước dâng ngập mùa lũ bào mòn, lại bị cát phủ trà sát giờ vẫn còn ướt. Nơi đây trong hang kín, nước thì đã rút từ lâu nhưng bề mặt cát và đá vẫn ướt. Có lẽ nước ở đây do ngưng tụ từ không khí.

Trên mặt những tảng đá đen, những chỗ cát lộ ra tôi nhìn thấy rõ những vân trắng nổi rõ trên nền đá. Rõ ràng đây không phải là loại đá vôi thông thường mà mọi người vẫn thấy. Tôi được biết để phong hóa, đá này phải là đá các-bô-nát (có gốc CO3). Mầu sắc, tính chất của đá phụ thuộc vào kim loại tạo muối trên. Đã lâu quá rồi tôi không còn phân biệt được đá này thuộc loại khoáng vật nào. Ngày xưa, lúc còn đi học, thầy lấy bất cứ mẩu đất đá nào đưa cho thì phải nói được nó tên là gì, kết cấu như nào, công thức hóa học ra sao và nhiều khi cả cách thức hình thành lên loại khoáng vật đó. Tôi đã từng được xem mảnh khoáng vật cực hiếm tên là tếch-tít mầu đen tuyền. Nó được hình thành khi tia sét đánh vào cát. Đây là trường hợp rất hi hữu và hiếm gặp trong tự nhiên.

Tảng đá to như thế này thì không phải tếch-tít. Nó có mầu đen thì chắc trong thành phần có hợp kim của sắt hay chì. Vì nếu là đồng thì khoáng vật thường có mầu xanh dương, đậm nhạt tùy tỷ lệ và cấu trúc tinh thể. Tôi đoán đá này thuộc khoáng vật Siderit-FeCO3 hay Ankerit-CaFe(CO3)2. Nhưng mà khoáng vật nào thì có quan trọng gì, cái chính là có gì trên đó.

Tôi chợt thấy một vân đá hình trái tim hiện rất rõ trên nền đá. Hay phải chăng trái tim ai đã hóa đá ở đây. Máy ảnh của tôi không tốt nên chỉ chụp được mờ trái tim này. Tôi nói Sami lại chụp vì máy của bạn tốt hơn. Và cuối cùng chúng tôi có mấy cái ảnh trái tim đã như thế này. Thật là một sự tình cờ, ngạc nhiên thú vị.


IMG_8751.jpg



IMG_0075.jpg



IMG_0076.jpg
 
Last edited:
Cuối cùng, chúng tôi cũng leo lên được một vị trí khá cao, nằm chếch dưới cửa hang thứ 3 ở trên cao. Như đã kể trong phần trước chúng tôi có chụp ảnh cái cửa này từ suối Đoòng nhìn lên. Nay cũng vẫn ảnh cửa hang từ dưới nhìn lên nhưng là từ phía trong nhìn ra. Vòm hang đã phong hóa hết để lại một cái trần vừa cao vừa rộng. Nhưng càng tiếng về cửa hang trên cao đá càng lổn nhổn, dốc ngược bít mất phần lớn lối vào bên dưới. Đó là lý do cửa hang này chưa thông được tới suối.



IMG_8752.jpg



IMG_8753.jpg


Những tảng đá nhuốm bùn cho chúng tôi biết mực nước cao nhất đã từng có trong lòng hang



Trên vách hang nơi nước lũ không tới, rêu mọc xanh rì, càng gần cửa hang, nơi có ánh sáng nhiều rêu càng xanh. Tuy nhiên chỗ chúng tôi đứng tất cả các tảng đá đều có mầu của phù sa non. Chỗ này không có cát, chỉ là những lớp phù xa mỏng, có chỗ khô thì nứt nẻ cong vênh như bánh đa nướng. Tại sao chỗ dưới dốc có cát còn trên này cao hơn lại chỉ có phù xa non? Tinh ý chút có thể thấy ngay rằng mặc dù chỗ này nước lên nhưng là nước dâng, nước "tĩnh" nghĩa là dòng chảy không qua đây nên không cuốn cát theo. Chỉ có phù sa trong nước đục, khi nước chảy chậm mới có thời gian lắng đọng lại đây. Phát hiện thú vị này giúp tôi hình dung được phần nào chế độ thủy văn ở đoạn này trong hang Én mùa lũ.


IMG_0078.jpg



IMG_0079.jpg


Trong hang, lũ còn cuốn cả một cây to nguyên gốc. Cây này đã chui qua cái cửa phía dưới. Không luồn đi theo con đường như nước của dòng suối cạn đang đi mà dâng cao, cắt ngang lòng hang như chúng tôi đã đi lúc trước. Giờ thì nó dạt vào đây và nằm lại. Không biết đến bao giờ nó mới lại tiếp tục được hành trình của mình. Điều này càng khẳng định cho nhận định của tôi ở trên. Ảnh Sami
 
Last edited:
Hang Én đoạn này như một cái chuông khổng lồ chụp xuống mà đáy chuông là một bãi cát vàng, một nửa là nước xanh ngắt. Nếu đây là bãi sông, hồ lớn hay bãi biển thì bãi cát kia chả nói làm gì. Đằng này trong lòng hang, bốn bề vách đá dựng đứng có bãi cát ở kia cũng là một điều kỳ lạ. Nhờ cát bồi mà lòng hang không còn những vực nước sâu.



IMG_8758.jpg



IMG_8763.jpg


Ánh sáng cuối ngày lọt qua cửa hang trên cao không đủ chiếu xuống dải cát dưới đáy hang này. Vị trí chúng tôi đứng là giữa cửa và đáy hang nên chụp được tấm ảnh đẹp cũng không phải dễ. Những bức ảnh tôi chụp, do zoom hết cỡ lại không có chân máy nên hay bị rung, nhòe.


IMG_8764.jpg



IMG_8765.jpg


Hang này có Én sinh sống nên có tên là hang Én. Phía cửa dưới, trần hang thấp lại hay ngập mùa lũ nên không có én sống. Ở đây hang cao, mùa này chưa phải là mùa én về nhưng chúng tôi cũng bắt gặp một số én vẫn còn đang sống ở đây. Và ở đây có mùi phân én rất khó chịu. Cũng may có không khí lưu thông liên tục nên cũng không quá nặng mùi. Chỗ này chỉ đi qua chứ không thể ở lại lâu.
 
Có một cái hõm sâu phía sau dải cát. Nó như một vòm cửa mở sang một nhánh hang khác. Nhưng thục tế nó không thông với nhánh nào mà nó là một hẻm cụt. Tôi không tài nào lấy được vào đáy của cái hõm này vì không đủ sáng. Một số anh em tụt xuống sát mép nước và khuất sau các mỏn đá. Lúc đó tôi cũng không biết ngày mai phải đi đường này mới sang được hang Sơn Đoòng. Chỗ rìa cái đáy hang kia có hai đường ngầm một đường nước vào, một đường nước ra

IMG_8766.jpg


IMG_8768.jpg


IMG_0080.jpg
 
Ngó nghiêng một lúc rồi chúng tôi quay lại. Mùi của phân én làm tôi muốn quay về hơn là tiếp tục leo trèo ngó nghiêng quan sát. Trên đường về, tôi có ý tìm lại trái tim trên đá-một vân đá tự nhiên nhưng cân đối và đẹp đến khó tin. Nếu chịu khó gạt hết cát, có thể trên mặt đá còn có nhiều hình khác nữa, chắc cũng rất đẹp. Nhưng cát ở đây dày, mọi người đi qua thì trượt từ trên xuống nên làm mất đi những chố đã lộ ra. Đây cũng chính là lý do tôi không tìm thấy trái tim trên đá để chỉ cho anh em xem. Nếu có thời gian thì sẽ tìm được, tôi chắc chắn như vậy. Nhưng trong đoàn, mọi người đã đi hết, tôi cũng không muốn ở lại một mình đành cúp đuôi chạy theo. Phải nói là trượt theo trên con dốc đầy cát.


IMG_8775.jpg




IMG_8778.jpg


Từ trong hang sâu nhìn về phía có ánh sáng. Có thể thấy rõ hai cửa hang phía nước vào. Trần hang thấp hơn nhiều so với chỗ nước lên mà chúng tôi đã đến lúc nãy ở ngách hang có cửa phía trên cao. Lòng hang đầy sỏi đá. Tôi tự hỏi không biết khi nào đất cát sẽ lấp kín chỗ này vì đã có lần ở Ba Bể, lũ cuốn lấp gần hết cái hang ngầm thoát nước từ sông Tà Han vào hồ khiến xã Nam Cường ngập mấy tháng trời.


IMG_0102.jpg


IMG_0103.jpg
 
Lúc quay lại mưa cũng đã tạnh nhưng mây thì xà thấp, nhiều chỗ không rõ ngọn núi. Dòng nước vẫn trong chứng tỏ cơn mưa tuy to nhưng không đủ no nước mặt sau những ngày khô kiệt. Vậy nên chả có dòng nước nào bổ xung cho con suối này nên nước vẫn không đổi dòng. Sau khi xem một chút cái phần hang phía trong, lúc này mới có thời gian ngắm kỹ cái của hang nước. Nó lồi lõn tợn. Nhưng ánh sáng buổi chiều muộn cộng với tí màu mè khi chuyển chế độ chụp thất vòm hang gời như rát vàng. Quanh miệng hang phía trên tuyệt nhiên không có chút cây bui nào. So với vết nhập phía trong, mùa lũ cái cửa hang này đã chìm sâu trong nước mỗi khi lũ về.


IMG_8782.jpg


IMG_8783.jpg



Mọi người tản mát, nghỉ ngơi và đợi cơm. Chỗ này xem lại ảnh, chỗ kia xem làm cá. Còn bác Big này thì cố gắng làm hàng phát trước khi trời tối. Cảm giác thanh bình yên ả giữa thiên nhiên bao la. Ở đây không có sóng điện thoại, chúng tôi hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài, hoàn toàn chẳng còn phải vướng bận nhiều với công việc thường nhật.​


IMG_8784.jpg


IMG_5164.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,116
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top