What's new

Khám phá Sơn Đoòng-Thấy yêu thêm khúc ruột Miền Trung

Cái tên Sơn Đoòng đối với những người hay đi và thích đi phượt có sức hút rất kỳ lạ. Đó là vì nó mới được phát hiện và công bố chính thức năm ngoái. Đó là vì nó to nhất thế giới. Đó là vì nó hầu như chưa có phượt gia nào đặt chân đến ngoài nhóm hỗn hợp của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (British Cave Royal Association-BCRA) và những người dân địa phương như anh Hồ Khanh. Điểm cuốn hút của nó còn là các bức ảnh, thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng với lời khẳng định chưa khám phá hết cái hang này, chưa biết hết về cái hang này và nhiều điều còn đang phải cần thời gian và tiền bạc để làm rõ hơn=)).

Trong bối cảnh đó, bạn thử nghĩ xem nếu bạn là một trong những phượt tử đầu tiên được đặt chân đến đây, được cắt rừng, lội suối, vượt dốc vượt đèo, được khám phá cái hang này thì cảm giác thỏa mãn sẽ như thế nào? Sẽ thấy yêu hơn dải đất Miền Trung nắng gió mà còn nhiều bí hiểm với những kỳ quan thiên nhiên chưa được biết tới. Và trên hết, thấy yêu hơn, tự hào hơn về đất nước Việt Nam mình.

Đoàn chúng tôi đi có đúng 20 người. Ngoài người dẫn đường, hậu cần và Kiểm lâm thì có thể kể là 12 phượters, trong đó có những người đây là chuyến đi đầu tiên. Mỗi người một cảm nhận, một quan tâm, một mong muốn trong chuyến đi này. Và cũng thật khác nhau trong cách mà họ chia sẻ thông tin về chuyến đi để đời, thám hiểm hang Sơn Đoòng và rừng Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Vì tiếp sau đây còn có thể có nhiều đoàn đi nữa nên tôi cũng muốn chia sẻ lại những cảm nhận và kinh nghiệm của mình trong chuyến đi này ngõ hầu giúp ích được thêm các thông tin mà mọi người cần. Đây hoàn toàn là những trải nghiệm cá nhân và có thể rất khác với các thành viên khác trong đoàn rất mong mọi người nhiệt tình bổ xung, chỉnh sửa. Tôi cũng cố gắng viết nhanh, tập hợp ảnh và thông tin cho topic được liền mạch:))

Qua đây, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến bác Big và Cơ quan của bác đã giúp tổ chức công tác xin phép, hậu cần, hướng dẫn thông tin chu đáo, tận tình. Nếu các đoàn tiếp theo có bác đứng ra tổ chức, tôi nghĩ chắn chắn sẽ thành công không kém gì đoàn chúng tôi đã đi. Tôi cũng xin được cám ơn tất cả các thành viên trong đoàn. Họ là cảm hứng cho những bức ảnh tôi chụp, là nguồn động viên khi mệt mỏi. Họ đã giúp đỡ, chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân của mình và các bức ảnh trong toàn bộ quá trình thám hiểm:L.

Tôi cũng xin phép nói rõ, các hình ảnh minh họa cho câu chuyện của mình được lấy từ nguồn ảnh tôi chụp. Tôi cũng xin phép sử dụng những hình ảnh của thành viên khác để làm rõ hơn câu chuyện. Trường hợp tôi dùng ảnh của các thành viên khác tôi sẽ chú thích rõ để các bác biết.



Điểm bắt đầu của hành trình. Ảnh bác Big

DSC06791.jpg


Từ trái qua phải: An QB, Bác Dugia, Bác BM, Big, Tenten, vợ bác Dugia, V. cô gái QB-bạn An QB, Hachip, Homeless, Mèo hoang, Sami, Hai anh dẫn đường, Bác Quang, Anh dẫn đường và Hồ Khanh. Ngoài ra còn 4 anh Kiểm lâm vào rừng cắm trại đợi đoàn từ hôm trước.

Nhưng thực ra, đối với tôi chuyến đi đã bắt đầu từ trước đó rất lâu rồi...
 
Last edited:
Én non có thể dùng để nấu cháo. Tôi chưa bao giờ được ăn cái này nên không biết mùi vị nó thế nào, ngon bổ ra sao mà người ta sẵn sàng mạo hiểm, đánh đổi cả tính mạng mình. Cháo chim sẻ non thì tôi ăn rồi nhưng giá được bát cháo én non thì hay quá. Chỉ tiếc mùa này không phải mùa én. Tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn bắt gặp những chú én gãy cánh nằm dưới nền hang. Đây là những chú én không may trong lúc bay bị mất phương hướng nên đập vào vách hang rơi xuống.


IMG_0123.jpg



IMG_0126.jpg



Trong hang tối, én cũng như rơi không nhìn thấy đường. Chúng định vị bằng cách kêu liên tục để âm thanh đập vào vách đá. Nhờ sự phảm âm mà én biết đường bay cũng như tìm đúng tổ của mình. Nếu quá trình đó có sai sót sẽ dẫn đến việc va chạm và con én đó sẽ phải bỏ mạng nếu gãy cánh. Có con chỉ ngất đi. Khi tỉnh lại thì có thể bay lên. Chúng tôi cũng bắt được một con như vậy và đã thả nó về với bầu trời, với gia đình của nó. Những con không thể bay được nữa thì anh Hồ Khanh bắt làm món én nướng=)).



IMG_0128.jpg



IMG_5172.jpg


Chúng tôi đi hết lòng cái chuông đá và đến một đường hầm sâu hút, nơi dòng suối ngầm chảy sâu vào hang đá, lúc này phải dùng đèn để đi.
 
Đường ngầm này rộng, vòm trần không cao. Dòng nước chẩy không mạnh và lòng sông ngầm mở rộng. Những gioptj nước trên trần vẫn nhỏ tí tách xuống nền hang nhưng tuyệt nhiên không có một nhũ đá. Sự bào mòn cơ học của dòng nước nhanh hơn tốc độ tạo nhũ nhiều lần khiến vòm hang tương đối nhẵn. Do có đèn nên dù tối, chúng tôi vẫn đi khá an toàn.


IMG_0130.jpg



IMG_0131.jpg



IMG_5176.jpg



IMG_5177.jpg
 
Tiếp tục đi sâu vào trong chúng tôi càng ngày càng xa cửa nước vào. Phía sau ánh sáng chỉ còn lại là một dải sáng mờ nhưng nó khắc họa đầy đủ cái vòm đường hầm ăn sâu vào trong lòng núi. Vì chỗ này ngập nước hàng năm lên những gì lưu cữu ở đây đều bị quét sạch cả. Đó là lý do mặc dù đi trong hang sâu nhưng chúng tôi không sợ động vật hay côn trùng gì lưu trú trong này tấn công.



IMG_5178.jpg



IMG_5180.jpg



IMG_5181.jpg


Hết con đường hầm thấp, chúng tôi lọt vào một không gian rộng lớn. Chúng tôi lại cắt qua suối lần nữa và đi lên một con dốc đá nằm giữa hang. Phía sau kia là ánh sáng le lói của cửa nước ra.
 
thank,bài viết quá hay,mình cũng đi nhiều nhưng không có được cảm xúc như bạn,thank một lần nữa nhé

Ôi tiếc quá bác không phải Bác Quang Già đi cùng Sơn Đoòng với em chuyến này. Dù sao cũng cám ơn bác:L


---------------------------------------------------------------------------------

Ngay cả trong lòng núi đá, dòng suối cũng uốn lượn ngằn ngèo để tìm đường đi cho chính mình. Chỗ này có một núi đá nhỏ chắn ngang trong lòng hang khiến dòng suối phải bẻ một góc lớn chảy về bên trái. Chúng tôi không đi theo suối nữa mà cắt qua cái núi đá nhỏ này. Vòm hang cực kỳ cao và rộng. Chả thế cái núi đá chắn ngang này chúng tôi bò lên chật vật vẫn chẳng thấm vào đâu so với trần hang. Trong các kje đá có đầy cát. Vậy cũng dễ kết luận là mùa lũ, nước cũng ngập hết lên cái đỉnh núi đá trong hang này.


IMG_5182.jpg



IMG_5183.jpg


Càng leo lên cao, ánh sáng từ của nước ra lọt vào càng nhiều. Chúng tôi cứ như là ngoi lên từ dưới địa ngục tối tăm vậy. Khi đã lên đến đỉnh của núi đá, chúng tôi choáng ngợp với khung cảnh hùng vĩ của cửa nước ra. Không biết phải mất bao nhiêu năm phong hóa mới tạo được một cái cửa hang to rộng như này. Thật không uổng công lặn lội.


IMG_5184.jpg



IMG_5185.jpg
 
Như đã viết ở trên, lúc xuất phát máy ảnh của tôi đã bọc kỹ trong bao ni lông để không bị ướt khi vào hang. Ảnh chụp trong hang này chủ yếu của bác Dugia và Sami. Nhưng lúc này tôi buộc phải móc ra để chụp vì không thể không chụp cảnh hoành tráng này. Chúng tôi có điểm chụp lý tưởng khi đứng trên đỉnh của ngọn núi nhỏ phía trong lòng hang. Ở đây bao quát được toàn bộ khung cảnh như người ta đang đứng giữa lưng chừng trời vậy. Trong cái hang to rộng này, én rất nhiều. Nhiều hơn cửa lớn trên cao chỗ nước vào rất nhiều. Phân én trải kín nền cát, đá và mùi phân thì đặc quyện khó tả. Đó là lý do không thể hạ trại ở đây vì mùi của phân én. Tôi nghĩ ở đây có cả dơi nữa nhưng bây giờ là ban ngày, chúng không bay ra. Một lý do nữa là nguồn nước ở đây bị nhiễm thứ phân này nên nước cũng không sạch.


IMG_5186.jpg



IMG_5188.jpg


Cái cửa hang trông như một hình Parabol lớn với một vách dựng đứng. Nó cao và rộng đến khó tin. Đoàn đi ở dưới trông như những con kiến so với cái cửa hang này.



IMG_5192.jpg



IMG_8830.jpg
 
Vòm hang cực cao và rộng giúp cho ánh sáng lọt vào sâu trong hang. Tuy nhiên theo quan sát của tôi, ánh sáng cũng chưa đến được các ngách xung quanh cũng như trần hang. Nhìn lên vẫn thấy một mầu xám mờ không rõ các vân, nhũ đá cũng như hình thù trên đó ra sao. Tôi biết, trên đó có rất nhiều én vì nghe tiếng chúng kêu. Phía ngoài gần cửa hang, phân chim cộng với ánh sáng giúp rêu mọc xanh rì. Đá phong hóa tạo những bậc, những tầng, những đụn phía hai bên vách. Còn chỗ núi đá chắn ngang nơi cửa hang nơi chúng tôi vượt qua, chỉ có những tảng đá lấm đất cát của nước lụt mùa lũ.


IMG_0134.jpg



IMG_0135.jpg



IMG_0137.jpg



IMG_0141.jpg
 
Đối với 2 phần hang chỗ sau cửa sập lớn và phần cửa ra, các bác đều thấy có 1 điểm chung là nền cát và vòm tròn rất rộng, ít thạch nhũ cỡ lớn và được nối bởi các đoạn hành lang thấp, còn phía bên cạnh nếu để ý thì sẽ thấy là toàn các khối đá đổ lớn. Với đặc điểm hình thái như vậy, có thể đưa ra nhận định 2 phần hang này có chung quá trình thành tạo chủ yếu là do sập đổ mà thành. Đồng thời hãy chú ý đến mối liên quan giữa độ lớn của cửa nước vào, hướng dòng chảy và sản phẩm trầm tích cát, cuội, sỏi trên nền hang để thấy sức mạnh của dòng nước và dễ dàng hiểu vì sao đến giờ không thấy được di tích của các khối sập, đồng thời hiểu vì sao ở giữa hang (phía sau hành lang thấp thứ 2) lại tồn tại một cồn cát lớn ở trên cao như vậy.
Hình ở post #216 là gour hình thành do tích đọng calcite từ nước chảy phía trên xuống. Ở chỗ này không bị tác động bởi nước lũ vì đơn giản là không có dấu tích của lũ. Nền đất ở đây là sản phẩm từ phân chim, tuy nhiên vào mùa lũ thì nước nhỏ từ trên xuống với lượng khá lớn nên cũng cuốn đi ít nhiều rồi (để ý đầu các khối đá đều tròn nhẵn, khá phẳng).

attachment.php


Chim én ở Hang Én (chụp 4/2009). Có nhận xét là năm nay số lượng én có vẻ ít hơn năm ngoái nhiều.
 
Như trên tôi đã kể và ảnh các bác cũng thấy, đáng ra sau khi qua khỏi hành lang ngầm trong lòng núi, dòng suối có thể chảy tuột ra ngoài thôgn qua cái cửa hang to rộng kia. Nhưng trước khi đến được cái cửa đó, dòng suối bị chặn lại bởi một dãy núi đá nhỏ trong lòng hang chạy từ phải qua trái khiến dòng suối phải rẽ theo chạy uốn quanh hình chữ chi trước khi ra được cửa hang. Vì chúng tôi vượt qua dãy núi đá chứ không men theo dòng suối nên không biết bằng cách nào nó qua được dãy núi đá chắn ngang này. Có thể dãy núi đá chắn ngang không ăn đến mép hang bên trái để lại một khe cho nước qua. Và cũng có thể nó ăn hết và dòng suối một lần nữa lại phải đi qua một hang ngầm. Giờ ngồi ngẫm nghĩ lại thì thấy tiếc lúc đó đã không đi theo dòng suối để có câu trả lời cho nghi vấn trên. Nhưng mà lúc đó, mọi người đi ào ào. Mình chỉ chậm lại tí chụp ảnh hay ngó nghiêng là đã bị tụt lại rồi có nói gì đi khám phá, nói gì đến tìm hiểu:(.


IMG_0142.jpg



IMG_0143.jpg


Phải nói kỹ chuyện này để có căn cứ nhận định nước lũ có lên đến đỉnh và vượt qua cái dãy núi đá chắn ngang này không và cát, đất trên các tảng đá từ đâu ra. Theo nhận đinh của tôi và các dấu vết để lại mà chúng tôi thấy cũng như chụp lại được rõ ràng nước đã vượt qua dãy núi đá này ở vị trí giữa hang đến mép bên trái, nơi dải đá thấp hơn các lớp đá sát với vách hang bên phải. Theo tôi, dãy núi chắn ngang như một con đập tự nhiên ngăn dòng nước chảy tuột ra ngoài. Khi lưu lượng nước trong hang lớn, vượt qua khả năng thoát nước của đoạn suối ở phía hang bên trái thì nước trong lòng hang dâng cao. Điều này phù hợp với mực nước cao ở gần cửa hang lớn trên cao, nơi nước vào với những cây to còn mắc lại. Và ở đây ở sườn dốc phía trong hang có nhiều cát, đất dưới các khe đá. Anh Hồ Khanh cũng nói, anh đã có lần mắc lũ ở đây phải dựng lều ở lại phía trong mất 3 ngày, đợi lũ qua nước rút mới có đường về. Trong quá trình nước lưu trong hang, việc đất cát lắng đọng lại trên các sườn đá là dễ hiểu.


IMG_0145.jpg



IMG_0150.jpg

Và ở đây phía dưới của sườn dốc, rêu rác còn đọng lại, nếu không phải là bàn tay của nước lũ thì chả nhẽ chim tha chúng lến đây=)). Ảnh Sami
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,673
Bài viết
1,171,164
Members
192,346
Latest member
tuoihongtran
Back
Top