What's new

Khám phá Sơn Đoòng-Thấy yêu thêm khúc ruột Miền Trung

Cái tên Sơn Đoòng đối với những người hay đi và thích đi phượt có sức hút rất kỳ lạ. Đó là vì nó mới được phát hiện và công bố chính thức năm ngoái. Đó là vì nó to nhất thế giới. Đó là vì nó hầu như chưa có phượt gia nào đặt chân đến ngoài nhóm hỗn hợp của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (British Cave Royal Association-BCRA) và những người dân địa phương như anh Hồ Khanh. Điểm cuốn hút của nó còn là các bức ảnh, thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng với lời khẳng định chưa khám phá hết cái hang này, chưa biết hết về cái hang này và nhiều điều còn đang phải cần thời gian và tiền bạc để làm rõ hơn=)).

Trong bối cảnh đó, bạn thử nghĩ xem nếu bạn là một trong những phượt tử đầu tiên được đặt chân đến đây, được cắt rừng, lội suối, vượt dốc vượt đèo, được khám phá cái hang này thì cảm giác thỏa mãn sẽ như thế nào? Sẽ thấy yêu hơn dải đất Miền Trung nắng gió mà còn nhiều bí hiểm với những kỳ quan thiên nhiên chưa được biết tới. Và trên hết, thấy yêu hơn, tự hào hơn về đất nước Việt Nam mình.

Đoàn chúng tôi đi có đúng 20 người. Ngoài người dẫn đường, hậu cần và Kiểm lâm thì có thể kể là 12 phượters, trong đó có những người đây là chuyến đi đầu tiên. Mỗi người một cảm nhận, một quan tâm, một mong muốn trong chuyến đi này. Và cũng thật khác nhau trong cách mà họ chia sẻ thông tin về chuyến đi để đời, thám hiểm hang Sơn Đoòng và rừng Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Vì tiếp sau đây còn có thể có nhiều đoàn đi nữa nên tôi cũng muốn chia sẻ lại những cảm nhận và kinh nghiệm của mình trong chuyến đi này ngõ hầu giúp ích được thêm các thông tin mà mọi người cần. Đây hoàn toàn là những trải nghiệm cá nhân và có thể rất khác với các thành viên khác trong đoàn rất mong mọi người nhiệt tình bổ xung, chỉnh sửa. Tôi cũng cố gắng viết nhanh, tập hợp ảnh và thông tin cho topic được liền mạch:))

Qua đây, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến bác Big và Cơ quan của bác đã giúp tổ chức công tác xin phép, hậu cần, hướng dẫn thông tin chu đáo, tận tình. Nếu các đoàn tiếp theo có bác đứng ra tổ chức, tôi nghĩ chắn chắn sẽ thành công không kém gì đoàn chúng tôi đã đi. Tôi cũng xin được cám ơn tất cả các thành viên trong đoàn. Họ là cảm hứng cho những bức ảnh tôi chụp, là nguồn động viên khi mệt mỏi. Họ đã giúp đỡ, chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân của mình và các bức ảnh trong toàn bộ quá trình thám hiểm:L.

Tôi cũng xin phép nói rõ, các hình ảnh minh họa cho câu chuyện của mình được lấy từ nguồn ảnh tôi chụp. Tôi cũng xin phép sử dụng những hình ảnh của thành viên khác để làm rõ hơn câu chuyện. Trường hợp tôi dùng ảnh của các thành viên khác tôi sẽ chú thích rõ để các bác biết.



Điểm bắt đầu của hành trình. Ảnh bác Big

DSC06791.jpg


Từ trái qua phải: An QB, Bác Dugia, Bác BM, Big, Tenten, vợ bác Dugia, V. cô gái QB-bạn An QB, Hachip, Homeless, Mèo hoang, Sami, Hai anh dẫn đường, Bác Quang, Anh dẫn đường và Hồ Khanh. Ngoài ra còn 4 anh Kiểm lâm vào rừng cắm trại đợi đoàn từ hôm trước.

Nhưng thực ra, đối với tôi chuyến đi đã bắt đầu từ trước đó rất lâu rồi...
 
Last edited:
Trước khi đi khuất khỏi cái hang này, tôi cũng cố ngửa mặt làm quả ảnh cái vòm hang cao vời vợi. Nhờ ánh nắng xuyên vào trong hang mà phần vòm tăm tối cũng được lọt vào trong khuôn hình. Những hốc, những gờ, những mỏm là nơi lý tưởng cho én làm tổ. Ở trên cao ấy, có có thể yên tâm phần nào trước con mắt nhòm ngó của những kẻ săn én non. Nhưng với những lá bùa và kinh nghiệm leo vách đá đã trở thành huyền thoại, ai dám chắc lũ én non an toàn?


IMG_8841.jpg


Thế rồi trên mép suối lộ ra nguyên nửa vỏ của một quả bom mẹ. Lúc đầu chắc nó nằm ép bên suối và bị đất đá phủ lên. Nay được ai đó cố ý dựng dậy và lấy đá chèn vào một bên để nó không bị đổ xuống. Cũng may chỗ này vùng sâu nên em nó còn nằm đây trơ gan cùng nhật nguyệt. Chứ mà như những chỗ khác nó đã bị bán để nấu chảy lâu rồi=)).


IMG_8844.jpg

Tôi chỉ hơi ngạc nhiên quả bom này sao vỏ nó dày thế. Nếu là bom mẹ chứa bom bi thì đâu cần dày vậy. Còn nếu là bom phá thì nó nổ banh xác chứ đâu còn nguyên nửa như vậy. Hồi chiến tranh, nhà tôi ở gần một tiểu đoàn tên lửa Sam 2, 3. Đơn vị này từng bắn rụng B52 và cũng bị B52 nướng chín khiến nhà tôi vạ lây cháy hết cả. Nơi chúng tôi ở bom mẹ thì lấy làm cầu qua mương, còn trẻ con thì chơi bom bi vì tưởng nó bên trong có bi. Cho đến khi mấy đứa bạn tôi bị bom bi nướng chín, bay hết cả chân tay thì các phụ huynh mới cấm chúng tôi chơi cái món này. Giờ vào đây, nhìn thấy cái này lại nhớ những kỷ niệm kinh hoàng ngày xưa. Dù gì, xung quanh đây cũng còn khối bom to bom nhỏ. Những đứa lọ mọ như bọn tôi phải biết sợ khi dấn thân vào những chỗ như này:(.


IMG_0153.jpg
 
Hơn 9h30 sáng chúng tôi mới ra khỏi hang. Như vậy mò mẫn trong Hang Én từ cửa bên này sang bên kia mất khoảng 45'. Theo tính toán của GPS quãng đi ngầm trong hang chưa đến 2km. Chúng tôi nghỉ lại khoảng 10 phút rồi mọi người lại hối hả lên đường. Thực ra là lội xuôi theo dòng suối. Phía sau, bỏ lại những vách đá dựng đứng.


IMG_8840.jpg



IMG_5198.jpg



IMG_5199.jpg



IMG_8855.jpg
 
Ra khỏi hang sâu, dòng suối chảy hiền hòa qua những tảng đá to nằm rải rác hai bên bờ. Chúng tôi chủ yếu lội suối là chính nên việc mặc quần ngắn rất tiện lợi vì dễ đi, không ướt hay bị cản nước. Tuy nhiên nếu phải lên bờ đi giữa những khe đá, cây bụi hai bên suối thì quả là không yên tâm chút nào. Chiều tối qua có mưa như tôi đã kể. Bây giờ trên bờ mọi thứ đều ẩm ướt thì vắt nhiều phải biết. Đấy là lý do chúng tôi muốn cứ theo dòng suối này mà lội. Nhưng dòng suối có chỗ này chỗ khác. Có đoạn nước sâu phải chuyển lên đi trên bờ. Da thịt cứ là phơi ra làm mồi cho vắt. Cũng may, đoạn đường chỗ gần Hang Én ít vắt. Nhưng càng tiến về hang Sơn Đoòng vắt càng nhiều. Lại cả vắt xanh nữa, khiến tôi rất lo lắng.



IMG_5200.jpg



IMG_5201.jpg


Trên những cành cây, bụi cây la sát bờ suối mà bây giờ chúng tôi đang đi phía dưới có rất nhiều rác bám vào. So với tỷ lệ người đi bên dưới, chúng cao hơn người cao nhất trong đoàn này cả 5-6m. Vậy câu chuyện gì diễn ra ở đó nếu không phải là đỉnh lũ đã từng lên đến đó và rêu rác còn đọng lại? Nghĩ đến cảnh này thật cũng hình dung được con suối hiền hòa này lúc đỉnh lũ nó đã điên cuồng như thế nào. Lòng suối khi đó mở cực rộng và đoạn suối kẹt giữa những dãy núi đá này sẽ trở thành một cái hồ nhỏ.


IMG_5203.jpg



IMG_5204.jpg


Lúc đầu tôi nghĩ dòng suối dâng cao vậy thì nước cực xiết. Nhưng phải đến khi đến cuối dòng suối, nơi nó mất hút sau những khe đá tôi mới nghĩ lại là không phải. Sở dĩ nước dâng rất cao là do ở hạ nguồn, cửa nước thoát vào đường ngầm không kham nổi lưu lượng nước cực lớn rồn về. Do đó nước cứ dâng lên và biến suối thành hồ. Sau đó nước này rút dần và mực nước "hồ" giảm xuống. Điều này giúp tôi sáng tỏ 2 việc. Thứ nhất, đá ven bờ suối không bị thổi bay. Với mực nước cao như vậy những tảng đá dù to thế kia, những cây bụi dù vững thế kia cũng chả là gì. Nước chỉ dâng lên và hạ xuống chứ không chảy xiết. Thứ hai là nó giải thích vì sao bên sườn con đập đá phía cửa hang nhìn vào lại có rất nhiều đất cát đọng lại. Hóa ra nước dâng cao và xuống chậm khiến cát lắng đọng lại đây chỗ cửa nước ra. Chắc các thành viên trong đoàn không để ý đến phát hiện này. Tuy nhiên đối với tôi đây lại là một khám phá rất thú vị, bổ xung thêm kiến thức cho tôi rất nhiều, đặc biệt là khả năng quan sát và phán đoán.
 
Rác rưởi bám trên cành cây, bờ đá hai bên bờ suối không làm giảm đi sự nguyên sơ và hoang vắng của vùng đất này. Có thể, ở những vùng như này, ngoài những kẻ lang thang tìm tòi khám phá và những người đi săn ra thì không mấy ai bén mảng đến những nơi thâm sơn cùng cốc thế này. Thêm mấy bức ảnh trên đường đi. Dòng suối mát lạnh cũng chưa có chỗ nào nước xiết và ngập quá thắt lưng nên cũng dễ đi. Chúng tôi chia từng nhóm nhỏ theo nhau theo hướng Sơn Đoòng thẳng tiến.

Viết những dòng này lại nhớ những anh em trong đoàn. Chỉ chiều nay thôi, tôi lại có dịp được hàn huyên với họ tại mảnh đất phương Nam. Không gặp được hết mọi người, nhưng hội ngộ ở đó cũng là may mắn cho tôi vì tôi đã có thêm những người bạn mới qua chuyến đi. Tôi phải Cám ơn Phượt về điều này:L


IMG_5205.jpg



IMG_5207.jpg



IMG_5208.jpg



IMG_5209.jpg
 
xingapo

Đọc quá là mê !
Cám ơn bác Ô mơ lét :D
(mà cho coi nhanh nhanh cái hang Sơn Đoòng nó bao sâu bác ới)
 
Last edited:
Trạm Kiểm lâm 37 có tất cả 14 người do một trạm trưởng phụ trách. Quân số được chia thành 3 đội, mỗi đội 4 người. Họ thay nhau, luân phiên đi tuần tra trong khu vực phụ trách của trạm mỗi đợt liên tục trong 4 ngày. Theo biên chế chung thì một kiểm lâm phụ trách 1000 ha rừng. Mỗi lần đi, họ mang theo gạo, nồi nấu cơm, võng...để có thể cắm trại ở ngay trong rừng. Nói chung đây là vùng lõi và cực ít dân cư sinh sống nên không phải quá lo về sự xâm hại của dân địa phương. Việc tuần tra là để phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ phá rừng do người nơi khác đến là chính. Do đó mỗi khi đi rừng, họ thường ít gặp dân. Khu tuần tra này cũng không có sóng điện thoại nên cần liên lạc, họ phải ngược lên trạm 40 để gọi.


IMG_8588.jpg



IMG_8589.jpg


Bên trong căn nhà cấp 4 trạm 37, vật dụng đơn giản phục vụ cho cuộc sống của 14 người.



Trong trạm rất may là có điện thoại cố định và điện sinh hoạt, nếu không cái trạm này sẽ hoàn toàn biệt lập với bên ngoài. Tôi chạy vào xem thấy các anh cũng có một cái TV còn lại xung quanh là những tấm phản gỗ lớn được đóng liền luôn vào các cột nhà làm chỗ ngủ. Lúc cả trạm mà tập trung đủ ở đây chắc cũng không đủ chỗ nằm.


IMG_8590.jpg


Bản đồ khu vực trạm quản lý thuộc xã Tân Trạch





Chào các ace, vừa rồi tôi có dịp gặp đoàn mình ở SG trước hôm mọi người đi Hồ Cốc.
Tôi rất háo hức khi xem chuyến đi khám phá Son Đoòng. Tuy nhiên xin phép nêu vài lưu ý nhỏ mà tôi nghĩ nó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến các đoàn phượt sau này. Đó là khi ta vào doanh trai Qđ, đồn biên phòng, trạm kiểm lâm..., chúng ta nên tránh kể tỉ mỉ, chi tiết cũng như chụp và đăng các bức ảnh bố trí phòng ốc, bản đồ tuần tra, lịch công tác...
Xin cảm ơn các ace.
 
Cái Sơn Đòong này có phải bây giờ được gọi là Động Thiên Đường không hả mấy bác??Nghe người ta phát hiện ra đông Thiên Đường mà lòng em thấy vui quá :D
Bài viết này rất hay,rất nhiều hình ảnh đẹp.Thanks mấy bác đã post


Nếu lấy Sơn Đoòng làm chuẩn thì Thiên Đường nằm về hướng tây tây bắc, cách nhau gần 20km đường chim bay.
 
Last edited:
Thêm vài tấm ảnh trước cái của hang thứ 3 này. Tôi thật choáng ngợp với cái hang cao, rộng dù trước đó cũng đã từng vào rất nhiều hang động.


IMG_8774.jpg



IMG_8773.jpg




Xin cảm ơn bác Home với những kiến thức trên. Tuy nhiên mình góp ý 2 việc: 1 là bác xem lại cái máy ảnh bị gì rồi đó, một số bức ảnh bị 1 đường cắt ngang. 2 là khi chụp ảnh minh họa cho cửa hang thứ 3 to cở nào, bác nên bố trí 1 bạn nào đứng gần vị trí đó để mọi người có thể hình dung ra. Xin cảm ơn. Hehe​
 
Last edited:
Nếu lấy Sơn Đoòng làm chuẩn thì Thiên Đường nằm về hướng tây tây bắc, cách nhau gần 20km đường chim bay.

bạn 4cuc1dinh ở đâu mà rành PN-KB dữ ta?

Những cái hình bị lỗi vạch ngang là do lỗi của thiết bị lưu trữ chứ không phải do máy ảnh. Có lẽ vì copy đi copy lại qua nhiều usb, thẻ nhớ, máy tính khác nhau nên sinh ra hiện tượng này, hoặc có thêm những hình bị mất 1 phần hiển thị ^_^
Thôi bác Hôm tiếp chuyện cho anh em nhờ ^_^
 
Các bác góp ý làm em thấy mình có lỗi khi đưa mấy cái ảnh và mấy dòng về các anh Kiểm lâm. Thực ra, nếu các bác không làm trong ngành bảo tồn tài nguyên thiên nhiên hay liên quan đến rừng, em có thể khẳng định ít có bác nào sống liên tục với Kiểm lâm lâu như em. Vì hiểu họ kỹ càng nên em cũng muốn viết vài dòng với ý định nói lên cuộc sống khó khăn của họ ở những nơi sâu xa, chỉ có thể đến chơi, khám phá rồi biến chứ không mấy ai muốn ở lại. Thế mới biết, để thể hiện sự cảm thông để mọi người hiểu đúng cũng chẳng dễ. Em còn rất nhiều ảnh liên quan đến mảng này, chả biết có nên viết nữa hay không:(.

Chuyến đi Hồ Cốc vừa rồi, em thu được mớ ảnh còn thiếu của bác BM, các bác đợi em tí em up lên rất rất nhiều ảnh độc, ví dụ như cái này. Nó nói rõ đoàn đi vào Sơn Đoòng có 17 người chứ không phải 16 như em đã viết.



P3010131.jpg

Vỗ tay cám ơn bác BM nhiệt liệt:L=))
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,168
Members
192,353
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top