What's new

Khám phá Sơn Đoòng-Thấy yêu thêm khúc ruột Miền Trung

Cái tên Sơn Đoòng đối với những người hay đi và thích đi phượt có sức hút rất kỳ lạ. Đó là vì nó mới được phát hiện và công bố chính thức năm ngoái. Đó là vì nó to nhất thế giới. Đó là vì nó hầu như chưa có phượt gia nào đặt chân đến ngoài nhóm hỗn hợp của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (British Cave Royal Association-BCRA) và những người dân địa phương như anh Hồ Khanh. Điểm cuốn hút của nó còn là các bức ảnh, thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng với lời khẳng định chưa khám phá hết cái hang này, chưa biết hết về cái hang này và nhiều điều còn đang phải cần thời gian và tiền bạc để làm rõ hơn=)).

Trong bối cảnh đó, bạn thử nghĩ xem nếu bạn là một trong những phượt tử đầu tiên được đặt chân đến đây, được cắt rừng, lội suối, vượt dốc vượt đèo, được khám phá cái hang này thì cảm giác thỏa mãn sẽ như thế nào? Sẽ thấy yêu hơn dải đất Miền Trung nắng gió mà còn nhiều bí hiểm với những kỳ quan thiên nhiên chưa được biết tới. Và trên hết, thấy yêu hơn, tự hào hơn về đất nước Việt Nam mình.

Đoàn chúng tôi đi có đúng 20 người. Ngoài người dẫn đường, hậu cần và Kiểm lâm thì có thể kể là 12 phượters, trong đó có những người đây là chuyến đi đầu tiên. Mỗi người một cảm nhận, một quan tâm, một mong muốn trong chuyến đi này. Và cũng thật khác nhau trong cách mà họ chia sẻ thông tin về chuyến đi để đời, thám hiểm hang Sơn Đoòng và rừng Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Vì tiếp sau đây còn có thể có nhiều đoàn đi nữa nên tôi cũng muốn chia sẻ lại những cảm nhận và kinh nghiệm của mình trong chuyến đi này ngõ hầu giúp ích được thêm các thông tin mà mọi người cần. Đây hoàn toàn là những trải nghiệm cá nhân và có thể rất khác với các thành viên khác trong đoàn rất mong mọi người nhiệt tình bổ xung, chỉnh sửa. Tôi cũng cố gắng viết nhanh, tập hợp ảnh và thông tin cho topic được liền mạch:))

Qua đây, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến bác Big và Cơ quan của bác đã giúp tổ chức công tác xin phép, hậu cần, hướng dẫn thông tin chu đáo, tận tình. Nếu các đoàn tiếp theo có bác đứng ra tổ chức, tôi nghĩ chắn chắn sẽ thành công không kém gì đoàn chúng tôi đã đi. Tôi cũng xin được cám ơn tất cả các thành viên trong đoàn. Họ là cảm hứng cho những bức ảnh tôi chụp, là nguồn động viên khi mệt mỏi. Họ đã giúp đỡ, chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân của mình và các bức ảnh trong toàn bộ quá trình thám hiểm:L.

Tôi cũng xin phép nói rõ, các hình ảnh minh họa cho câu chuyện của mình được lấy từ nguồn ảnh tôi chụp. Tôi cũng xin phép sử dụng những hình ảnh của thành viên khác để làm rõ hơn câu chuyện. Trường hợp tôi dùng ảnh của các thành viên khác tôi sẽ chú thích rõ để các bác biết.



Điểm bắt đầu của hành trình. Ảnh bác Big

DSC06791.jpg


Từ trái qua phải: An QB, Bác Dugia, Bác BM, Big, Tenten, vợ bác Dugia, V. cô gái QB-bạn An QB, Hachip, Homeless, Mèo hoang, Sami, Hai anh dẫn đường, Bác Quang, Anh dẫn đường và Hồ Khanh. Ngoài ra còn 4 anh Kiểm lâm vào rừng cắm trại đợi đoàn từ hôm trước.

Nhưng thực ra, đối với tôi chuyến đi đã bắt đầu từ trước đó rất lâu rồi...
 
Last edited:
Đẹp quá, bao giờ đi lại ới chị một câu nhé Hôm ơi

Ôi ôi bác ơi, giờ thì chả ai dám đi sau lệnh cấm của tỉnh rồi bác ạ. Để hôm nào em liên hệ với mấy bạn làm mấy cái lều trong rừng kia để có dịp thì mình cùng đi bác ạ. Nhưng chắc đi theo các bạn ấy, khó khăn bội phần đấy ạ.
(NT)
--------------------------------------------------------------

Những thân cây mục rêu mọc xanh rì. Những vách đá dựng đứng còn hằn dấu vết các đợt nước lũ. Những tảng đá to dưới lòng suối giờ cũng rêu cũng tốt um. Ôi cảnh vật, thật khiến con người ta phải choáng ngợp. Chỉ vượt qua đoạn này thôi khung cảnh sẽ khác hẳn. Nhưng lúc đó mọi người sẽ được mặc quần. Nghĩ đến đoạn được mặc quần, anh em ai cũng phấn chấn hẳn lên=)).


IMG_5234.jpg



IMG_5236.jpg



IMG_5238.jpg



IMG_5239.jpg
 
Dòng suối giờ phải vượt qua một khe đá lớn chắn ngang, sau đó lẩn quất thêm một đoạn nữa thì mất hút trong đá và rừng. Chúng tôi đến nơi chưa phải là điểm cuối cùng của con suối khi nó còn lộ thiên. Nhưng lúc này đá chắn ngang hỗn độn nên không thể đi tiếp mà phải bò lên sườn núi theo một con đường dốc ngược. Bởi không đi theo suối nữa mà phải ngược lên đi sâu vào rừng, cực nhiều vắt nên chúng tôi, ai có quần thì mặc vào. những vạt áo buộc túm, những cúc ống quần cài chặt. Nói thật chỉ là vấn đề tâm lý thôi chứ với vắt chả ăn thua gì. Nó bò vào được tất. bạn nào không bị thì chẳng qua là hên xui không à. Em giờ trông ra dáng đi rừng chuyên nghiệp chứ không giống thằng khố rách áo ôm như đoạn lội suối trước đó=))



IMG_5240.jpg



IMG_5241.jpg



IMG_5244.jpg



IMG_5246.jpg


Ảnh Bác Dugia
 
Cuối cùng cũng phải nói lời tạm biệt với dòng suối để đi tiếp. Dòng suối đến đoạn này bị vách núi chắn ngang. Nó luồn lách bên dưới và có chỗ cũng nổi lên chút. Trến con đường vượt lên sườn dốc cao, tôi còn thấy thấp thoáng con suối Đoòng lẩn quất dưới đá. Dù ảnh tôi chụp không đẹp nhưng cũng buộc phải dùng vì đoạn này khá dài nhưng các bác khác không chụp nên tôi không có ảnh chi tiết để mô tả. Thực ra bỏ qua đoạn này cũng chả sao nhưng vì đường đi không theo suối nữa nên nếu không kể kỹ, các nhóm khác không hình dung được đường đi.



IMG_8888.jpg



IMG_0164.jpg



IMG_5251.jpg



IMG_5252.jpg
 
Chỉ vượt lên cao chừng mươi phút chúng tôi lại bắt gặp một cái khung lều nữa. Đây là cái khung lều thứ 3 và nó nằm khá cao so với suối tuy nhiên vẫn tiện để lấy nước. Ước gì mình gặp được những người đã dựng lên những cái lều này. Người ta chỉ dựng lều khi phải ngủ qua đêm. Những cây cọc còn lại cho thấy bạt sẽ được phủ lên nóc lều và đây là một nhóm người chứ không phải ít vì khung lều khá rộng. Có thể họ đã ở lại đây một vài ngày.



IMG_8890.jpg



IMG_8891.jpg



IMG_0167.jpg
 
Chúng tôi vượt qua một khe núi khá hẹp. Không biết thiên nhiên làm cách nào và cần bao nhiêu năm mà có thể tạo ra con đường độc (độc đạo) như vậy. Khe núi chỉ đủ cho một người lọt qua phía trên vẫn còn tảng đá liên kết tạo thành một cái vòm tự nhiên. Vậy đây không phải là kẽ nứt lớn vì nếu vậy đã không tồn tại cái vòm kia.


IMG_8896.jpg



P3010157.jpg


Vượt qua dãy núi đá chắn ngang, phía dưới dòng suối vẫn ẩn hiện chứ chưa mất hẳn. Nhưng giờ nó bị đá bổ vây, chặt khúc thành những vũng nhỏ. Đó cũng là lý do chúng tôi không thể đi tiếp theo dòng suối đến khi nó mất hẳn mà phải ngược lên cao tìm đường vựt qua rãy núi. Rêu rác trên ngọn cây vẫn còn phất phơ theo gió. Chỗ chúng tôi đi đây đã từng là lòng hồ rồi.



IMG_8897.jpg



IMG_8898.jpg
 
Đây là lần cuối cùng tôi nhìn thấy dòng suối Đoòng vì sau đó chúng tôi phải vượt qua một đoạn dốc cực gắt, gần như là dựng đứng. Cái khó là xung quanh không có chỗ bám mà dưới chân thì đất trơn tuột, ướt át do ảnh hưởng của trận mưa lớn chiều qua. Leo lên được con dốc này là cả một sự cố gắng lớn.


IMG_8902.jpg



IMG_8901.jpg



IMG_8903.jpg
 
May quá bác BM có mấy cái ảnh rất rõ, lột tả hết những khó khăn của anh em khi phải vượt qua con dốc này. Anh Hồ Khanh (giờ đã mặc quần=))) đứng trên đỉnh dốc chỉ đạo anh em chố bấu víu hay để chân, lấy đà leo lên. Mời các bác xem. Em xin không có bình luận gì thêm:)).


P3010158.jpg



P3010159.jpg
 
Ở lưng chừng núi, chúng tôi lại bắt gặp một cái lều nữa. lầy này, lớp lá đao lót trên nền đất vẫn còn tuy đã rất cũ. Vì nó nằm trên núi nên không bị ảnh hưởng bởi lũ. Do đó tôi không biết nó có từ bao giờ. Các anh Kiểm lâm và mọi người lại chung tay nhổ cọc, vứt ra xa, xóa bỏ cái lều trong rừng sâu này. Và chỗ này nhiều vắt xanh quá:(.


IMG_8905.jpg



IMG_8907.jpg



P3010161.jpg


Anh Tiến sau khi nhổ được mấy cái cọc vừa quay người định đi thì ôi thôi, trong áo anh có vắt xanh. Con vắt xanh vừa luồn từ thắt lưng lên. May sao khi anh vung tay làm vạt áo bị kéo lên, hở ra con vắt xanh lè và tôi nhìn thấy. Tôi kêu anh vén áo bắt con vắt đó đồng thời kiểm tra xem còn con nào không. May thật là may vì phát hiện được sớm. Không thì vắt no máu:T. Xung quanh thấy động, vắt bắt đầu ngo ngoe trên lá. Thấy vắt xanh, mặt mấy người cũng xanh. Phải biến ngay khỏi chỗ này thôi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,168
Members
192,353
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top