What's new

Khám phá Sơn Đoòng-Thấy yêu thêm khúc ruột Miền Trung

Cái tên Sơn Đoòng đối với những người hay đi và thích đi phượt có sức hút rất kỳ lạ. Đó là vì nó mới được phát hiện và công bố chính thức năm ngoái. Đó là vì nó to nhất thế giới. Đó là vì nó hầu như chưa có phượt gia nào đặt chân đến ngoài nhóm hỗn hợp của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (British Cave Royal Association-BCRA) và những người dân địa phương như anh Hồ Khanh. Điểm cuốn hút của nó còn là các bức ảnh, thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng với lời khẳng định chưa khám phá hết cái hang này, chưa biết hết về cái hang này và nhiều điều còn đang phải cần thời gian và tiền bạc để làm rõ hơn=)).

Trong bối cảnh đó, bạn thử nghĩ xem nếu bạn là một trong những phượt tử đầu tiên được đặt chân đến đây, được cắt rừng, lội suối, vượt dốc vượt đèo, được khám phá cái hang này thì cảm giác thỏa mãn sẽ như thế nào? Sẽ thấy yêu hơn dải đất Miền Trung nắng gió mà còn nhiều bí hiểm với những kỳ quan thiên nhiên chưa được biết tới. Và trên hết, thấy yêu hơn, tự hào hơn về đất nước Việt Nam mình.

Đoàn chúng tôi đi có đúng 20 người. Ngoài người dẫn đường, hậu cần và Kiểm lâm thì có thể kể là 12 phượters, trong đó có những người đây là chuyến đi đầu tiên. Mỗi người một cảm nhận, một quan tâm, một mong muốn trong chuyến đi này. Và cũng thật khác nhau trong cách mà họ chia sẻ thông tin về chuyến đi để đời, thám hiểm hang Sơn Đoòng và rừng Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Vì tiếp sau đây còn có thể có nhiều đoàn đi nữa nên tôi cũng muốn chia sẻ lại những cảm nhận và kinh nghiệm của mình trong chuyến đi này ngõ hầu giúp ích được thêm các thông tin mà mọi người cần. Đây hoàn toàn là những trải nghiệm cá nhân và có thể rất khác với các thành viên khác trong đoàn rất mong mọi người nhiệt tình bổ xung, chỉnh sửa. Tôi cũng cố gắng viết nhanh, tập hợp ảnh và thông tin cho topic được liền mạch:))

Qua đây, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến bác Big và Cơ quan của bác đã giúp tổ chức công tác xin phép, hậu cần, hướng dẫn thông tin chu đáo, tận tình. Nếu các đoàn tiếp theo có bác đứng ra tổ chức, tôi nghĩ chắn chắn sẽ thành công không kém gì đoàn chúng tôi đã đi. Tôi cũng xin được cám ơn tất cả các thành viên trong đoàn. Họ là cảm hứng cho những bức ảnh tôi chụp, là nguồn động viên khi mệt mỏi. Họ đã giúp đỡ, chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân của mình và các bức ảnh trong toàn bộ quá trình thám hiểm:L.

Tôi cũng xin phép nói rõ, các hình ảnh minh họa cho câu chuyện của mình được lấy từ nguồn ảnh tôi chụp. Tôi cũng xin phép sử dụng những hình ảnh của thành viên khác để làm rõ hơn câu chuyện. Trường hợp tôi dùng ảnh của các thành viên khác tôi sẽ chú thích rõ để các bác biết.



Điểm bắt đầu của hành trình. Ảnh bác Big

DSC06791.jpg


Từ trái qua phải: An QB, Bác Dugia, Bác BM, Big, Tenten, vợ bác Dugia, V. cô gái QB-bạn An QB, Hachip, Homeless, Mèo hoang, Sami, Hai anh dẫn đường, Bác Quang, Anh dẫn đường và Hồ Khanh. Ngoài ra còn 4 anh Kiểm lâm vào rừng cắm trại đợi đoàn từ hôm trước.

Nhưng thực ra, đối với tôi chuyến đi đã bắt đầu từ trước đó rất lâu rồi...
 
Last edited:
Có một đôi hài vạn dặm đã theo chủ nhân đi suốt những chặng đường dài, đã từng leo Phan, đã từng xuống biển. Vậy mà đến Sơn Đoòng nó chỉ còn như này. Giờ thì đế đã bay mất lòi cả cốt bên trong và ngấm nước. Chức năng của nó đã hết nhưng ở giữa rừng này thì biết làm sao? Vứt đi thì lấy gì mà đi? Còn chặng đường gian nan phía trước, còn chặng đường về lội suối leo dốc. Biết tính sao. Thôi thì để em nó nghỉ ngơi chút sau những dặm dài và sẽ vắt kiệt nốt những phần công năng còn lại trên đường về=)):T.


IMG_8785.jpg



IMG_8786.jpg



IMG_8787.jpg


Chắc chắn đây không phải là đôi giày phản chủ, nó là đôi giày hiệu. Nhưng vào đến Sơn Đoòng, nó không chịu được nhiệt. Điều này nhắc nhở bài học chuẩn bị đồ phượt trước mỗi chuyến đi:Dam
 
Khoảng gần 4h chiều chúng tôi quay lại đông đủ bên cửa hang, quây quần bên bếp lửa trên tấm thảm lá chuối rừng rất êm. Lúc này chúng tôi có 1,5 lít rượu ngâm hạt mơ của bác Quang Già, 0.5 lít rượu ngâm của bác Dugia. Ngoài ra bác Quang còn có thêm 1kg khô cá biển. Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì đã không mang thêm rượu và mồi nhậu. Có thể chúng tôi mới gặp nhau, lại ngại để xuất ý kiến từ đầu nên cuối cùng không có sự chuẩn bị chu đáo về khoản này. Nếu biết hay sẽ hình dung ra có buổi nhậu giữa rừng thế này thì đã chia nhau mang đồ vào, vừa không dồn gánh nặng cho một người, vừa có đủ đồ nhậu. Phải nhờ hai phượt gia gạo cội trên, tôi cũng hơi xấu hổ. Cũng may lúc ở chợ ngoài Đồng Hới có mua cốc nhựa. Nếu không thì đã phải đổ rượu ra bát nhựa rồi.



IMG_8788.jpg


Chai rượu 1,5l ngâm hạt mơ, đặc sản tự chế của bác Quang Già


IMG_8791.jpg


Chai rượu 0,5l ngâm thuốc bổ dương, cũng là đặc sản tự chế của bác Dugia=))


Bây giờ là dịp mọi người gặp nhau đông đủ, làm quen kể chuyện. Thôi thì bên chén rượu các lại chuyện được kể ra. Nhờ chén rượu, những giữ ý ban đầu, những rụt rè vì mới quen đều bị loại bỏ. Mọi người trở nên thân thiện, hòa đồng. Lúc đầu tôi có ý sẽ chia chỗ rượu ra thành 2 phần để uống cả hôm sau. Rồi khi đã uống dở miệng, các bác quyết định uống hết, không nên hoãn sự sung sướng lại lâu hơn. 2 lít rượu cho 20 người là vừa đủ để không quá say, vừa đủ để dừng các câu chuyện ở chỗ cần dừng. Chúng tôi giải quyết tất cả chỗ cá và rượu trên trong khoảng một tiếng đồng hồ. Nhâm nhi giữa cảnh hang, suối, rừng, núi bao la với những giây phút khó quên. Tôi không biết các thành viên khác như nào nhưng đối với tôi, dù đã có rất nhiều lần uống rượu trong các chuyến đi rừng-dù sao cũng một phần vì công việc-lần này vẫn để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc.


IMG_8790.jpg



IMG_8792.jpg
 
Tối nay ngoài món thịt luộc, chúng tôi còn có cá suối. Trong lúc chúng tôi đi chơi, các anh porters và kiểm lâm đã đi thả lưới. Chúng tôi có 2 bộ lưới. Một bộ mua từ ngoài mang vào theo yêu cầu của anh Hồ Khanh. Bộ này mắt lưới 2cm nên bắt được cá tương đối to. Bộ nữa do các anh Kiểm lâm mượn trong bản Đoòng như tôi đã kể ở phần trên. Với hai bộ lưới, chúng tôi có cá ăn trong cả chuyến thám hiểm.


DSC_0127.jpg



IMG_5166.jpg




IMG_5167.jpg



IMG_5168.jpg
 
Cá suối ở đây có nhiều loại khác nhau gọi theo tên địa phương trong đó có loại cá da trơn như cá trê. Chúng tôi có hỏi anh Tiến Trạm trưởng Trạm 37 nhưng cuối cùng thì cũng chả nhớ tên của chúng. Chỉ có Hachip là cẩn thậm ghi lại. Theo tài liệu mà tôi biết, tính đặc hữu của cá ở vùng này rất cao.


IMG_0105.jpg


Hệ cá ở Phong Nha - Kẻ Bàng được các nhà khoa học coi là độc nhất vô nhị. Tính đến tháng 11-2003, người ta đã xác định được 162 loài thuộc 85 giống, 31 họ, 11 bộ, trong đó độc đáo nhất là có tới 19 loài cá biển di nhập vào hệ sinh thái nước ngọt, tám loài cá gặp trong hang động, 10 loài mới phát hiện cho khoa học. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi có chỉ số đa dạng sinh học về cá nước ngọt cao nhất và cao gấp 25 lần so với khu hệ cá nước ngọt của Việt Nam. Đặc biệt trong số đó có tới 16 loài đặc hữu hẹp mới chỉ tìm thấy ở VQG Phong Nha- Kẻ Bàng, 4 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (2003) và 5 loài ghi trong sách đỏ IUCN 2006.


IMG_0107.jpg


Tính độc đáo của hệ cá Phong Nha - Kẻ Bàng còn thể hiện ở chỗ trong một diện tích hẹp mà có nhiều tiểu khu hệ cá, và các tiểu khu hệ cá này do cách ngăn bởi các dòng sông ngầm nên có nhiều thành phần loài khác nhau, tiêu biểu cho các khu hệ cá khác nhau, gồm năm tiểu khu hệ cá là sông Chày, Trà Ang, Rào Thương, Rào Bụt và Khe Ri.


IMG_0108.jpg



IMG_8799.jpg



Trong 5 tiểu khu hệ cá trên, Sông Chày một trong những phụ lưu của sông Son có chiều dài khoảng 10 km, là một trong 5 tiểu khu hệ cá quan trọng nhất của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Nơi đây đang chứa đựng gần 50% số loài cá nước ngọt của cả khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng với 80/162 loài. Ngoài tính đa dạng sinh học cao, tiểu khu hệ cá sông Chày còn mang nhiều tính độc đáo như: Có 5 loài và phân loài mới cho khoa học, 7/8 loài cá trong hang động, 13/19 loài cá di nhập từ biển vào hệ sinh thái nước ngọt. Đặc biệt trong tổng số 80 loài thì có 2 loài được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam ở mức độ sẽ nguy cấp VU (Vulnereble) đó là cá Chình hoa (Anguila mamorota) và cá Mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa) và đây cũng là những loài có giá trị thực phẩm cao./.
 
Bữa cơm tối của chúng tôi bắt đầu khoảng 5h chiều, có cá suối kho theo kiểu Quảng Bình tức là rất nhiều ớt, thịt luộc, canh cá nấu lá lốt rừng. Tất cả các nồi đã được huy động hết và đặt một hàng bên suối. Bát đũa được giao cho mỗi người một bộ từ trưa giờ mọi người tự động lấy ra dung. Bữa cơm đầu tiên trong ngày vì từ sáng đến giờ chỉ ăn phở và mì ngon kinh khủng. Tôi ăn 3 bát liền đặc biệt là rất nhiều cá suối. Cá tươi, nấu ngay có vị ngọt tự nhiên. Ớt cay khiến người ăn không cảm thấy vị tanh. Cá ở đây thuộc khu hệ Rào Thương (chính là dòng suối Đoòng gọi theo tên địa phương này)




IMG_8800.jpg



IMG_8801.jpg



Tôi ăn no đến độ không thể ăn thêm được nữa dù nồi cá vẫn còn. Sự no nê thể hiện rõ trên nét mặt của mọi người. Bữa ăn này làm tôi nhớ đến những bữa ăn cách nay đã gần 20 năm, thời còn là sinh viên đi thực tập ở Mỏ thiếc Tĩnh Túc-Cao Bằng. Cũng một nồi cơm, canh nhưng khác ở chỗ là có gần hai chục đứa sinh viên đói khát vây quanh. Với lại lúc đó, đâu được ngon như bây giờ. Ăn song thì tự rửa bát và sửa soạn chỗ ngủ tối. Cơn mưa lúc chiều khiến chúng tôi gặp một chút rắc rối. Tôi sẽ kể kỹ ở phần sau.


IMG_8802.jpg
 
Last edited:
Cơm song, tôi là người lo xa nên nghĩ ngay đến chuyện nước uống cho ngày mai. Bởi đi rừng nhiều em biết, không ăn còn được một thời gian chứ mà không có nước uống thì đứt sớm. Nước mang theo từ sáng đến giờ đã hết sạch sau một ngày vất vả nóng nực. Có hai cái nồi to một cái nấu cơm, một cái nấu canh. Phải rửa hai cái nồi đó để nấu nước. Mà nồi nào cũng nhầy nhụa dầu ăn. Ở đây không có xà phòng hay nước i rửa chén thì biết làm sao? Cuối cùng, em phải lấy cát đánh đi đánh lại nhiều lần mới đỡ. Nấu nước thì đã có Hachip và bác Dugia gái đảm nhiệm. Còn anh em khác thì ngồi nói chuyện và thưởng thức chè nấu trong một cái nồi nhỏ khác.



IMG_8803.jpg



IMG_8804.jpg



Được nồi đầu tiên, tôi mang ra suối ngâm nước cho nhanh nguội và bắc nồi thứ 2. Bởi nước đóng chai nhựa nên không thể để nóng được. Đun song hai nồi nước và mọi người cũng đóng đủ chai lớn bé trời cũng đã tối. Cái hay của hang Én ở cửa này là ở chỗ gió thông liên tục. Chúng tôi không mặc quần áo dài tay nhưng không hề có muỗi, ruồi vàng. Cái này rất tuyệt. Nếu không thì tối nay sẽ nhiều người phải khổ.


IMG_8805.jpg


Tôi có vấn đề với máy ảnh. Ống kính của tôi bị mờ mà không phát hiện ra. Tất cả các ảnh từ giờ cho đến tận chiều mai đều mờ ở giữa khiến chất lương ảnh rất tệ. Từ giờ trở đi, tôi phải dùng nhiều hơn ảnh của các bạn đồng hành để bổ xung. Tuy nhiên có nhiều ngóc ngách tôi chụp sẽ không có ảnh hoặc mờ. Tiếc đứt ruột nhưng biết làm sao?

Tôi rất xin lỗi về sự bất tiện này:Dam:T
 
Ngay từ chiều, Sami đã lội suối chặt những cành cây to, chống vào vách đá và đã có chỗ để mắc võng. Trước đó, chỗ vách đá cửa hang này đã có một số chỗ mắc võng của các anh Kiểm lâm. Các anh trạm 37, khi đi tuần rừng cũng hay hạ trại tại đây. Những người mới như chúng tôi phải tự lo chỗ ngủ mới.


IMG_8810.jpg


Bác BM chuyên nghiệp có tiếng. Một mình bác làm một chỗ sau khi bác đã lót lá chuối làm mềm và mắc võng+màn trên cái nệm này. Rút kinh nghiệm tối qua, giờ bác một mình một chỗ. Anh em phải cám ơn bác vì sự tế nhị này:))


IMG_8809.jpg


Anh Hồ Khanh và 3 anh dẫn đường trải ni lông lên trên tấm thảm lá chuối ngay bên bếp lửa. Các anh mang theo chăn và cùng nhau đắp chung.



IMG_8812.jpg


Có một cậu thanh niên cũng ở riêng trên tấm nệm lá chuối tự tạo. Cậu có cái túi ngủ xanh đỏ như cái sâu kèn của con bướm lộng lẫy.


IMG_8816.jpg


Còn tất cả chúng tôi ngủ chung trong một tấm bạt lớn. Lúc đầu chúng tôi kiếm trong hang một chỗ rộng, không có nhiều đá vì tấm bạt mỏng sẽ không làm "phẳng" được các cục đá lổn nhổn phía dưới. Và như vậy khi nằm lên thì khác gì tra tấn? Nhưng như đã kể, cơn mưa chiều giờ nước mới ngấm qua tầng trần dày và nhỏ tí tách mọi nơi. Có chỗ nước nhỏ ướt hết tấm bạt, khiến chúng tôi phải chuyển tấm bạt đến một chỗ khác ít thấm hơn. Dù không thoát hết việc bị nước nhỏ xuống nhưng chúng tôi cũng đã có chỗ ngủ tương đối tốt dù thỉnh thoảng bên dưới vẫn phải nằm lên vài cục đá. Đấy các bác cứ xem ảnh sẽ thấy, lưng của chúng tôi cứng cỡ nào.


IMG_8814.jpg



Khi ở nhà, tôi quen với việc ngủ trên đệm êm cả mùa đông cũng như mùa hè. Sau ngủ rừng nhiều thì cũng quen với việc phải ngủ trên nền cứng, thân cây hay nệm lá. Nhưng thú thật những ngày đầu thì người đau như tra tấn, cả đêm không ngủ được. Sau thì cũng quen. Tôi chắc rằng trong số các bạn đồng hành hôm nay, sẽ có người phải trải nghiệm việc nằm đất này. Và sáng hôm sau, toàn thân đau như bị ai đấm vậy=)).
 
Chúng tôi thức dậy trong một buổi sáng thanh bình giữa rừng. Mọi người nấu ăn chuẩn bị đi. Chúng tôi quyết định buổi trưa sẽ không nấu nướng mà ai có gì ăn thì mang theo. Các anh Kiểm lâm chuẩn bị cơm nắm gói trong lá chuối hơ qua lửa. Bác Dugia gái cũng chuẩn bị cho bác trai và bác Quang một mo cơm to. Tôi thì không cần. Sẵn có rất nhiều lương khô, tôi chia cho mọi người và chỉ để lại một phong nhỏ hai thanh. Với tôi, như vậy là đủ. Tuy nhiên, buổi sáng tôi chén liền 3 bát cơm phẳng rốn. Nước uống thì mang 2 chai nửa lít dùng cho cả ngày.



IMG_8817.jpg


Buổi sáng trong rừng có mù do ảnh hưởng trận mưa chiều qua.



DSC_0129.jpg


Nhiều thành viên vẫn còn ngủ say trong túi ngủ ấm áp


Lúc này chúng tôi đã biết đường đi tương đối rõ từ anh Hồ Khanh nên hầu hết mọi người đều chỉ mặc quần shorts, quần dài thì cho vào túi hay vắt vai vì đoạn đường hôm nay chỉ yếu là lội suối. Một điều không thể thiếu là đèn pin. Thôi thì ai có đèn gì mang cái đó. Do có chuẩn bị trước phần lớn mọi người có đèn đeo trên đầu để tay được giải phóng cho việc leo trèo. Tuy nhiên cũng có người chỉ có đèn tay. Ngoài ra bác Dugia còn có cây đèn to đại tướng dùng để quay phim


IMG_0113.jpg


IMG_0115.jpg


Mình cũng đã sắn sàng lên đường, máy ảnh quần áo dài gói lại hết để trong bao ni lông. Không biết ảnh này của mình Sami chộp lúc nào=))
 
Chúng tôi đi sâu vào hang theo đường đã đi chiều hôm qua. Lại ngược lên trên con dốc đầy cát. Vẫn có ý tìm lại trái tim trên đá nhưng không thấy. Nhưng mà giờ đang háo hức đi cũng chả thiết. Khác với hôm qua, sau khi đã leo lên bãi đá lưng chừng cửa hang lớn, chúng tôi tụt xuống dốc để đi vào đáy cái chuông đá khổng lồ kia. Có một lạch nước sâu uốn sát mép dốc đá. Phải rất tinh ý mới tìm được một chỗ nông vừa phải để vượt sang bãi cát bên kia mà không bị nước ngập đến thắt lưng. Từng nhóm nhỏ vượt qua cái lạch nước sâu để sang. Phía sau lưng, ánh sáng qua cửa hang trên cao hắt xuống làm những tấm ảnh ngược sáng thêm mờ ảo.



IMG_0118.jpg



IMG_0119.jpg



IMG_0120.jpg
 
Dải cát nhỏ dưới đáy cái hang hôm qua chỉ nhìn thấy mờ mờ qua zoom máy ảnh thì giờ đây chúng tôi đã đặt chân đến. Nhìn từ xa thì nó phẳng mịn đẹp đẽ nhưng khi đến gần thì lổn nhổn toàn đá, sỏi. Trên vách hang, thỉnh thoảng vẫn có én bay lượn.


IMG_5169.jpg


Từ đáy hang nơi chúng tôi đứng đến trần hang rất cao. Tôi ước lượng phải 40-50m. Có thể cao hơn vì trong không gian như này rất khó ước lượng khoảng cách. Và chúng tôi được nghe câu chuyện về những người dân tộc Arem chuyên luồn trên vách đá để bắt én non mùa én về làm tổ nhiều trên trần hang.


IMG_5170.jpg


Anh Hồ Khanh kể rằng ở đây chỉ có những người Arem này có đủ kỹ năng và độ dũng cảm để bò trên các vách đá. Những mẩu cây và dây leo còn lại trên vách đá kia chính là đường đi của người Arem trong mùa bắt én non trước. Nhiều chỗ vách không có chỗ bán, họ đu người dưới trần hang rất nguy hiểm nhưng chưa có trường hợp nào bị rơi từ xưa đến giờ. Họ giỏi đến mức độ những người khác phải đồn đoán rằng những người Arem có bùa ngải leo vách đá.


IMG_0122.jpg

Tôi thì nghĩ rằng họ leo giỏi như những nhà leo núi chuyên nghiệp nhưng hơn ở chỗ họ chả có các loại dụng cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nào=)).
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,152
Members
192,343
Latest member
77winfun
Back
Top