What's new

Không đi phượt được, ngồi nhà tán nhảm chuyện đời

Em chả biết thế nào chứ từ bé em ko phải đi học thêm phát nào, lớp 1 Thái Nguyên, lớp 2 Bế Văn Đàn, lớp 2 tiếp lên Sơn Tây, lớp 3 Thái Thịnh, lớp 4 Đống Đa... Nói tóm lại mẹ em đi công tác ở đâu thì em theo đấy... Có lần ở Sơn Tây được cho đi thi học sinh giỏi toán,. Trứoc khi thi cô giáo phát cho cái bánh chưng ăn đỡ đói

Đến lúc vào phòng thi đọc đề bài chả hiểu gì, bèn xin ra ngoài đi ị... Kỳ thực là ra ngoài ngồi chơi thôi... sau báo cáo cô giáo là cô cho em ăn bánh chưng bị đi ị nên ko làm được bài...

Bạn Body nhà em ao ước có con thì lôi sang Châu Phi cho sống ngoài hoang dã với bọn trẻ con da đen, đến 10 tuổi đi học vẫn kịp chán...

He he chả biết sau này "dám" làm đến đâu nhưng bây giờ nhìn trẻ con đi học thương thật
 
Thằng ku con nhà tớ đi thi xong tí tởn ra phát biểu "mai thi tiếp không hả bố", đi thi hay quá. Chả là cu cậu thi xong được nhà trường phát cho hộp sữa, lại còn kết thân được với vài bạn có bố đi xe xì pót. Nói chung là hai bố con được dịp mãn nhãn vì ngắm ôtô đẹp, hơn là đi thi.
 
Phóng sự: Xin cho con vào lớp một

Đi đến đâu cũng nghe thấy chuyện học và thi sợ quá

Nghe không thì đã ăn thua gì bác Mì, em còn phải nhào zô thực sự nữa đây này.

Chỉ riêng cái sự xin học cho con đã hết cả hơi rồi các bác ạ. Em kể người thực, việc thực để các bác thấy đi xin học cho con nó gian nan thế nào nhá.

01.07 các trường tiểu học ở Hà nội đồng loạt tuyển sinh lớp 1. Có bác đi lúc 2 giờ sáng xếp hàng, có bác đi muộn hơn. Còn em ỉ nhà gần trường nên ngủ nướng. 5 AM từ trên gường lăn xuống đất, chỉ kịp đánh răng song là té ngay thế mà đến nơi, cổng trường nó đã đông thế này. Các ông bố, bà mẹ đăng ký vào những tờ giấy danh sách tự phát. Còn phải ghi rõ từng tờ, số người trong từng tờ, sau đó cử một nhóm ôm mấy tờ giấy để không ai đè thêm, hay bỏ đi cái tên đã đăng ký của mình.

sieuthiNHANH2009070218227ytkznjk0zj235396.jpeg

7h30 mấy chú bảo vệ mới khệnh khạng ra mở cổng. Tất cả các phụ huynh, già trẻ trai gái ùa vào như một đàn vịt và lại tiếp tục nhồi vào phòng tuyển sinh. Những người đến sau không biết ghi tên đăng ký ở đâu, lại ào ào chen lấn sô đẩy.

sieuthiNHANH2009070218227mgq1mtiwnm132948.jpeg

Phía trên, dãy bàn vẫn lạnh lùng vô cảm vì chưa đến giờ. Cũng chẳng có ai hướng dẫn. Cái hội trường như cái chợ vỡ tương phản với sự thờ ơ của các hàng ghế.

sieuthiNHANH2009070218227mdyynjgynz132244.jpeg

Các bậc phụ huynh tranh cãi quyết liệt với mấy chú bảo vệ, vì họ định bắt phải ghi lại các danh sách tự phát vào biểu in sẵn của trường. Thật buồn cười là ngay từ đầu, họ thấy mọi người đăng kí lại không đưa cái form này ra. Giờ ghi lại thì ai chịu. Cuối cùng mấy chú bảo vệ phải dùng danh sách do người dân tự lập (có đánh số tờ và thứ tự đàng hoàng). Bỗng nhiên, có một danh sách khác ở trên trời rơi xuống đè lên cái danh sách của người dân với giải thích là đã đăng kí từ trước. Thế là lại ào ào phản đối, nhưng kết quả là mấy trăm con người đành ngậm ngùi chấp nhận như là một điều hiển nhiên của xã hội ta hiện nay.

sieuthiNHANH2009070218227mjlmzjcwyw114692.jpeg

Một thông tin đưa ra làm bao người thất vọng và gây thêm căng thẳng cho bao người là sáng nay chỉ làm đến số 150. Ai số 151 thì đi về, hôm sau đến. Vấn đề là chả ai biết mình số bao nhiêu vì các tờ ghi chèn thêm, mỗi tờ ghi số thứ tự lại từ đầu. Không biết có ai đi đêm không (thực tế quan sát là có nhiều). Ai cũng cố chen lấn xô đẩy để vượt qua cái lối đi 40 cm, để lọt vào vòng trong sau dãy bàn. Nhiều người đã lọt vào lại bị cả đám đông phản đối ầm ầm lên phải tẽn tò đi ra. Nhưng nhiều người mặt trai, cứ lì ra ăn vạ. Công an phương cũng đến tí rồi đi, cái khối người nóng lòng xin học cho con vẫn ầm ĩ nhộn nhạo. Ảnh chụp sau khi tôi đã lọt được vào bên trong.

sieuthiNHANH2009070218227nzkymzq3yz108804.jpeg

Một chị bụng bầu to tướng, một chị ôm khư khư túi hồ sơ đang cãi nhau với hai ông bảo vệ. Bên ngoài, đám đông vung tay, đôi co ầm ĩ.

sieuthiNHANH2009070218227mtnjyzi1nj112659.jpeg

Bên trong, người đã lọt được vào qua khe bàn hẹp, hối hả hoàn thiện hồ sơ và đóng tiền lệ phí, đồng phục cho con em mình.

sieuthiNHANH2009070218227m2ywm2jmzw139538.jpeg

Có hàng ngàn cách để có thể tổ chức kỳ tuyển sinh tốt hơn, đỡ vất vả hơn. Nhưng mà tốt hơn, đỡ vất vả hơn đối với ai, cho ai? Có khi cứ để thế này, cứ căng thẳng chen lấn lại có lợi vì thực tế năm nào nó cũng diễn ra như vậy.

Mấy người thấy tôi chụp ảnh thì nói mang đăng báo. Tôi nói đăng làm gì, cái xã hội này nó thế. Tôi giải thích là chẳng qua chụp mấy cái ảnh để lấy le với đứa con, để sau này khi già, lấy ra cho nó xem và bảo: Ngày xưa tao xin học cho mày vất vả thế này đây, để nó báo hiếu cho mình. Thế mà có bao người vẫn ước ao. Bao giờ cho lại ngày xưa.

(Bạn hỏi trường nào à? Một trường nổi tiếng ở HN đấy. Một trường chuẩn quốc gia đấy. Thế mà sĩ số mỗi lớp lúc nào cũng trên 50 gần 60 cháu đấy. Con mình xin học ở đó. Buồn chả muốn nêu tên).
 
Chào các bác lão thành, cháu (em) là 1 sản phẩm đào tạo từ các lò chuyên, lớp chọn từ cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Năm nay cháu (em) đã râm ran nhủ rằng con tim không còn thao thức với các kì thi nhỏ to đã được 2 năm. Hiện đang theo học 1 trường Tây "giả cầy" tại VN.

Kết Quả:
1. Cháu(em) biết mình mê phượt cách đây 1 năm từ những chuyến đi ngắn cùng bố rong ruổi Đông Nam Bộ. Cháu(em) bị bố nhiếc mãi vì không biết đến cái bu lông đai ốc, pittông v.v của cái xe máy. Làm tủi thân và hụt hẫng sao cái thời cấp 3 được dạy môn Kĩ Thuật. Tất cả các chi tiết máy ngày xưa sao không được như bố chỉ ngày ấy. Các ứng dụng của từng chi tiết máy sao không được giảng về hậu quả khi chi tiết bị hư. VD: Nhông sên dĩa đi bao nhiêu km phải thay ? Nếu không thay sẽ bị gì ? Cháu (em) dù không phải là kẻ học hành "10/10" ; 12 năm học sinh giỏi nhưng vẫn thấy việc dạy những môn ứng dụng ở nhà trường "Chuyên và Điểm" rất ư là cứng ngắc.
Bonus: Lớp 5, Cháu(em) có môn Thủ Công, trong đó có 1 chương thêu thùa. Do cùng có rất nhiều bài tập về nhà nên đa số phụ huynh ( ko chỉ riêng mẹ em) cùng con ...làm bài tập bằng cách ngồi thêu bài tập Thủ Công hay cắt dán cho con để được điểm 10. Học Sinh Giỏi cấp 1.

2. Cháu(em) không hay không hoàn toàn đồng ý với nhận định "giả cầy" cho 1 số trường Tây ở cấp bậc THPT và Đại Học. Để có được 1 nền kiến thức vững ( chưa nói việc điểm số) thì riêng bản thân em đã phải nai lưng ra mà học, khối lượng không thua kém các loại nhồi sọ "Made in VN". Riêng có 1 yếu tố mà học sinh, sinh viên vẫn có thể tiếp thu khá tốt là sự đam mê. Sự truyền cảm hứng trong học tập cho HSSV của các loại trường Tây, bản thân em, cho rằng hơn hẳn trường ta. ---> Tiền chỉ có thế mang đến chữ "Học". Đam mê mới mang đến chữ "Hiểu"

3. Tây hay Ta ? Tùy theo nhiều điều kiện cá nhân và gia đình, nhưng cuối cùng chúng ta vẫn muốn dành cho con trẻ những điều tốt đẹp nhất. Điều quan trọng nhất là hãy trở thành 1 người hướng dẫn tận tâm nhất cho con trẻ về thế giới xung quanh. (Có 1 bài trong forum cũng đã nêu 1 gia đình Thụy Điển đi 53 ngàn km đế đến VN và họ lun giải thích cho các con họ nghe về những tập tục và thăc mắc trên đường đi) Nếu là bạn ? Mong thế hệ trẻ như cháu(em), sẽ luôn có những lời giải thích , hướng dẫn, bảo ban tận tình nhất từ bậc phụ huynh.

Em xin hết :D !
 
Tại sao phải "chạy trường" cho con? Sao không cho nó học trường nào gần nhà nhất cho tiện?
Thứ nhất vì trường học ở xứ ta hiện nay nó chả có cái chuẩn nào xứt:
1. Cơ sở vật chất các trường tốt xấu khác nhau, trường tư thường tốt hơn trường công;
2. Trường thì chuẩn quốc gia, trường thì chuẩn gì không ai biết (chắc không có chuẩn);
3. Trường thì chính khóa học ít, học thêm nhiều hơn;
4. Trường thì cần "yêu" thầy, nơi chỉ cần tôn sư như các cụ dạy;
5. Trường thì tối về thằng cu con bé mang theo một chiếc cặp cỡ 10 cân rồi gù lưng ra "cày" bài tập cô giao đến nửa đêm chưa xong, nơi thì trường cấm không cho học sinh mang cặp về nhà, trừ ngày cuối tuần mang về cho cha mẹ kiểm tra...
vân vân và vân vân...

Rồi thì mỗi bậc cha mẹ lại có một sở thích riêng, quan điểm riêng trong việc chọn trường:
1. Có ông bà thì cho rằng trường công chắc chắn ăn đứt trường tư về chất lượng giảng dạy, nên con ta phải vào cho được trường công có tiếng như Giảng Võ, Kim Đồng hay xyz nào đó thì sau này (11-12 năm sau) mới thi được Đại học, trường tư học lớt phớt thế đỗ thế quái nào được. 1K một suất, lớp chọn gấp rưỡi, giá chung nhưng tìm được đúng cửa mới là điều nan giải.
2. Có ông bà thì muốn chọn trường cơ sở vật chất thật tốt. Mình ngồi điều hòa cả ngày mát lạnh, để con nó mướt mát mồ hôi trong cái lớp chật chội với dăm cái quạt trần quay vù vù trên đầu thổi hơi nóng xuống sao mà đành lòng.
3. Có ông bà cho rằng có bài tập về nhà vẫn hơn, không có thấy buổi tối trôi qua thật phí phạm. Người lại bảo học cả ngày ở lớp rồi, tối cho nó nghỉ ngơi hoặc tranh thủ làm tý năng khiếu cho nó phát triển đồng đều, cấp 1 có quái gì đâu mà học lắm!
4. Có ông bà ghét cay ghét đắng việc phải chạy đến "thăm" cô tháng 1-2 lần, quỵ lụy để con khỏi bị "đì". Người thì bảo: chuyện đó thường thôi, tớ chạy sếp còn nhục gấp vạn lần.
Cũng lại vân vân và vân vân...

Thế nên chạy là phải, phải chạy. Khổ thế!
 
học hành bây h nó khổ nhỉ :)) em nhớ ngày xưa em học cấp 1 đâu có khổ thế này (lớp chọn của 1 trường cũng gọi là nổi tiếng ở HN) mà em thì đâu có phải loại chăm chỉ gì đâu mà vẫn học sinh giỏi đều. Bố mẹ em ngày xưa cũng chẳng phải vất vả như trong ảnh của 1 bác ở trên :)) Đúng là càng hiện đại càng khổ, cứ thiếu thốn 1 chút lại hay.
Nhưng mà phải công nhận rằng từ xưa đến nay thì trường ngoài dạy kiến thức cho mình 1 cách sáo rỗng thì ngoài ra chẳng dạy thêm đc cái gì cả (ví dụ như môn đạo đức - GDCD dạy cũng như ko, cấp 1 lành ko biết gì, cấp 2 cấp 3 cứ giờ nghỉ 5 phút là các bạn học sinh hư lại ra nhà vệ sinh hút thuốc, còn lịch sử thì ...) :))
 
Nói gì đến GDCD hay Lịch sử, môn hot như Anh văn đây, dạy từ lớp 6 đến lớp 12 cũng chỉ cho vui. Tốt nghiệp xong học sinh cũng chỉ biết OK, thank you. Bạn nào khá chút là do đi học thêm hoặc ở nhà coi phim nhiều quá :))
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,726
Bài viết
1,136,387
Members
192,517
Latest member
tk88atcom1
Back
Top