What's new

[Tổng hợp] Kinh Bắc, một miền cổ tích

Kinh Bắc là vùng đất cổ thiêng liêng bậc nhất nước Việt, là đất Tổ khởi thủy của Phật giáo Việt Nam, là quê hương phát tích nhà Lý, là trấn Chính bắc của thành Thăng Long.

Viết về Kinh Bắc không bao giờ hết được. Trong topic này, cũng chỉ mong cùng mọi người chia xẻ những gì đã biết, đã cảm nhận về miền cổ tích này.

Bài viết trên các báo về Kinh Bắc thì nhiều lắm, copy and paste không khó, vì thế cũng mong muốn nói những điều có tính riêng biệt hơn là những bài copy and paste đơn thuần.
 
Last edited:
Theo sử sách, phòng tuyến Như Nguyệt được xây dựng dựa vào thế núi, sông, đồng trũng, ruộng lầy kéo dài từ Tam Đảo đến Lục Đầu Giang của tỉnh Hải Dương. Tại địa phận của tỉnh Bắc Ninh, phòng tuyến sông Như Nguyệt chạy qua huyện Yên Phong gồm các xã Tam Đa và Tam Giang có tổng chiều dài hơn 10km chạy dọc đê sông Cầu. Địa danh này là một trong những điểm diễn ra các trận đánh quyết liệt nhất giữa các cánh quân của ta dưới sự chỉ đạo của Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, góp phần tạo nên chiến thắng oanh liệt trước giặc Tống, đặt dấu mốc quan trọng cho thời kỳ thịnh trị, tự chủ của triều đình phong kiến sau gần một ngàn năm Bắc thuộc. Vậy mà bây giờ,khó có thể nhận ra đây từng là một địa danh hiển hách trong lịch sử.

Suốt một dọc đê dài theo sông,hỏi trẻ không ai biết,hỏi già bảo : " còn đâu !"

Làng Như Nguyệt hay tên dân gian còn gọi là làng Ngọt .

Đến đầu làng rẽ phải sang Vọng Nguyệt, nơi còn lưu giữ tấm bia của Trương Hán Siêu trong chùa làng Vọng. Rẽ phải là Phương La Đông, Phương La Đoài, nơi có ngôi đền thờ Trương Hống, Trương Hát, tương truyền bài thơ thần được đọc từ đây.
Đối diện bên bờ bắc qua bến đò Ngọt sông Cầu là bãi Sát, nơi diễn ra trận huyết chiến Lý Thường Kiệt diệt Quân Tống.

picture.php


neo đậu bến quê !

picture.php
 
Last edited by a moderator:
Suốt dọc đê chỉ thấy toàn lò gạch (file lỗi nên ko up đc ảnh :D),không có dấu hiệu nào của những di tích lịch sử đã được Nhà Nước xếp hạng cả ..

picture.php


Những bãi cát hút lên từ lòng sông.Những lò gạch đắp trên bãi bồi,bị đào bới nham nhở..Người ta dùng chính nguồn đất thuộc phòng tuyến xưa làm chất liệu để sản xuất.

Lịch sử dần biến mất.Nhưng có lẽ chính những người dân lao động làng quê cũng chẳng biết,nơi mình đang sống đây có ý nghĩa thế nào !

vô tình thôi họ giống thế này ! :LL

picture.php



những bãi cát được hút lên từ sông.Đôi khi có cả những di vật của trận đánh năm xưa (ây là người làng bẩu thế!):D

picture.php
 
Last edited by a moderator:
chả hỏi thăm được ai,chiều đã muộn,em đành lê la về phía chợ Chờ để tìm đường về nhà !

thấy thế này :

picture.php


rồi thế này :

picture.php


rồi lại thế này :

picture.php


rồi cũng tới :

picture.php


picture.php


Chẳng là sau cái vụ Ấy Ấy có câu : Chị chờ em ở chợ Chờ - em quyết chí một phen tới tận nơi xem sao ! :)
 
Last edited by a moderator:
Dưng qua được một đoạn,em lại thấy có biển : Đinh làng Trác Bút - cách 150m (ảnh lỗi nên em thuyết minh bằng mồm):)

Thế là tiện đường em ghé vào chơi !

Nằm dọc theo Tỉnh lộ 271, làng Trác Bút được nhiều người biết tới bởi cái tài giật giải “đệ nhất” phóng điểu ở các hội làng đất Bắc. Chym ở đây nhiều, gần như nhà nào cũng có một vài đôi. Nhưng nuôi đông đàn để luyện thi, thì cả làng có gần 30 người thôi !

Mới đầu em tưởng,Đình làng chắc là nơi hàng năm diễn ra các cuộc thi Chym !

picture.php


Dưng hỏi thăm mấy em này chúng nó bảo : không phải đâu !

picture.php



Theo các bậc cao niên trong làng kể lại:Truyền thống nuôi chym,thi chym ở Trác Bút xuất xứ từ thời nhà Lý.Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống bên Phòng tuyến dòng sông Như Nguyệt (1075-1077),triều đình đã giao cho Trác Bút đặc trách huấn luyện chym để đưa thư tín về Kinh thành Thăng Long và ngược lại.Từ cái trung, cái nghĩa ấy, lớp trai làng nối tiếp nhau say mê huấn luyện chym tham dự các hội thi,những mong gửi gắm khát vọng và ước mơ cuộc sống thanh bình,yên vui, đầm ấm.:shrug:

Thế cho nên chym ai người ấy nuôi,chym nhà mình mình luyện.
Đến mùa Xuân thì đem đi thi hội !
 
Last edited by a moderator:
Rồi bà đọc cho tôi nghe một đoạn rất dài của bài Truyện thơ Nôm về sự tích Man Nương. Bài thơ lục bát dài hàng trăm câu, bà đọc làu làu, rồi giải thích từng đoạn, từng câu. Có thể thấy bài thơ nôm đó mới được sáng tác thôi, cùng phong cách thơ nôm Thạch Sanh, chúa Ba chùa Hương,... Nó mang đậm tinh thần người Việt với các đấng Mẫu, vốn là tín ngưỡng bản địa.

[/B].

cái này thì chắc bác không để ý rồi. ngay ở chùa Dâu có bán một tập sách mỏng, khổ khoảng bàn tay in nguyên bài thơ này. quyển sách này có tên: " sự tích Đức Phật chùa Dâu" được in dựa theo những bản khắc gỗ hiện còn đang lưu giữ trong chùa

quyển này chắc khoảng 10K thôi bác ợ
 
Trước Tết vừa rồi được thung thăng ra Bắc, háo hức đi Kinh Bắc, tới đền Đô mà buồn hết cả cỗ lòng. Hai con sư tử đá Tàu chềnh ềnh ngay cửa. Vào đền Đô chỉ thấy một cảm giác trọc phú. Cái Ngũ long môn (món quà của UBND TP HN mừng 990 năm TL - HN thì phải?) thì cánh cửa chạm khắc đường nét thô vụng, bắc thang cũng không sánh được với cánh cửa tam quan nội chùa Keo (Thái Bình) TK 17 và chùa Phổ Minh (TK 13).
Đợt đấy, mình phải quyết tâm đi Lam Sơn đại lãm thần quang tự (chùa Dạm) xem sao, cũng thỏa nguyện. Đúng như anh Chitto nói, tới nơi hỏi dân chỉ biết chùa Hàm Long (thờ thiền sư Không Lộ hay Nguyễn Minh Không) chứ chả rành chùa Dạm. Hai mẹ con ì ạch phóng xe theo đường núi cũng lên tới chùa.
Đệ nhất danh lam Đại Việt thời Lý là đây ư? Thật xa xót. Chỉ còn một số cột đá chạm hoa sen, giếng Tấm Cám, 3 - 4 lớp tường đá, tấm bia, cột biểu chổng chơ. Tam bảo mới dựng lại 20 năm nay đã rạn nứt, có thể quỵ xuống bất kỳ lúc nào. Chỉ còn một bà vãi quét dọn, coi chùa.
Buồn quá, tại sao lại để một di vật quan trọng bậc nhất của lịch sử mỹ thuật Phật giáo, thời Lý tan hoang giữa nắng mưa? Chẳng lẽ không xây được lầu gác bảo vệ khỏi nắng mưa. Hai con rồng trên cột biểu thì đã bị đứa nào đục phá một phần, bực quá. Núi con rùa phía trước trụ cột thì đã bị chặt đầu do làm đường.
 
Nghe bà vãi chùa Dạm bảo, có dự án xây lại chùa Dạm rồi, hoành tráng lắm, vài chục tỷ, nhưng vì phải dồn sức cho chùa Phật Tích trước nên chùa Dạm phải chờ. Hồi dân làng góp công góp của dựng mấy gian chùa nhỏ bé cách đây gần 20 năm trước cũng bị chính quyền xã gây khó dễ đủ trò.
Chùa Dạm thời Lý thì gần như không còn gì, vì có lẽ bị tiêu hủy nặng nhất khi quân Minh chiếm đóng Việt Nam? Tới thời Lê Trịnh chùa Dạm mới được dựng lại, nhưng cũng là đại tự nổi tiếng miền Bắc.
"Mười bảy sảy giường chiếu
Mười tám đóng cửa chùa Dạm"
Tương truyền, phải đóng cửa chùa từ chiều tới lúc trăng 18 lên thì mới xong. Công trình thời Lê Trịnh này cũng bị "hò dô ta nào" cho tan tành cành đào trong kháng chiến chống Pháp. Cũng như trước đây, tài liệu ghi là chùa Phật Tích (công trình thời Lê Trịnh do một cung phi của chúa Trịnh hưng công dựng lại, cũng lên tới hàng trăm gian) bị Pháp phá hủy, nhưng nhiều người già trong làng bảo không phải như thế.
Mới đây, lại được biết tí nữa thì chùa Bút Tháp được cho một ít bộc phá để chặn quân Pháp, may mà cuối cùng không xảy ra.
 
Anh Chitto cho rằng chùa Bút Tháp to nhất, đẹp nhất miền Bắc nhưng tôi cho rằng không phải thế. Tuy rằng không sánh được về sự phong phú của hệ thống tượng, nhưng chùa Keo Thái Bình mới xứng đáng là to nhất, đẹp nhất, riêng bộ vách của chùa toàn bằng gỗ quí thì chưa ngôi chùa cổ nào của Việt Nam sánh được. (các chùa kết cấu Nội công ngoại quốc khác thì vách cũng chỉ làm bằng gạch là cùng).
Nhưng chùa Keo cũng mới được đại tu xong, nẫu cả ruột. Không biết đứa nào lắm tiền mà nhiều ngu muội cộng với sư sãi nhà chùa, cùng ban quản lý vớ vỉn lại đặt thêm 2 pho tượng Hộ pháp bé xíu (so với hai tượng hộ pháp cũ cưỡi sấu, cao gần 4 m), xấu ỉn bên hai pho tượng hộ pháp cũ.
Nói thật, bây giờ đi chùa, ít có cơ hội gặp các bậc chân tu (càng hiếm có khó tìm những bậc cao tăng như thời Lý - Trần vì thời ấy gần như tinh hoa của giới trí thức Đại Việt dồn hết vào chùa), toàn thấy những kẻ mắt la mày lém; loại như hai sư cô mồm gào toang toác ở chùa Dâu mà anh Chittot gặp không phải là hiếm. Có lần, họa sĩ Thành Chương bảo, sau khi đại tu xong, chùa Dâu chả khác gì quán Ngon ở phố Phan Bội Châu.
Sắp tới, sẽ up ít hình lên khoe khoang chút, cho đỡ bực, hì.
 
Về độ To thì em nói đến, nhưng về nét cố kính thì chùa dâu theo em là nhất. không gian yên tĩnh, lại cạnh con sông Đuống, gió thổi vi vu càng tạo cho ngôi chùa cái nét thanh tịnh. Có lần em làm 1 chuyến đi xuyên Bắc ninh. Qua từ sơn, qua đồi lim, đi theo đường Làng, vừa đi vừa hỏi thăm đường, rồi 1 mạch phi ra quốc lộ qua cầu Hồ , rồi vòng về đê sông Đuống,qua Đề Kinh Dương Vương, rồi đến chùa Dâu. Nhìn từ Đê, chùa Dâu mà em có cảm giác như mình vừa về với nước việt xưa các bác àh.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,307
Bài viết
1,175,001
Members
192,035
Latest member
mockoest
Back
Top