What's new

[Tổng hợp] Kinh Bắc, một miền cổ tích

Kinh Bắc là vùng đất cổ thiêng liêng bậc nhất nước Việt, là đất Tổ khởi thủy của Phật giáo Việt Nam, là quê hương phát tích nhà Lý, là trấn Chính bắc của thành Thăng Long.

Viết về Kinh Bắc không bao giờ hết được. Trong topic này, cũng chỉ mong cùng mọi người chia xẻ những gì đã biết, đã cảm nhận về miền cổ tích này.

Bài viết trên các báo về Kinh Bắc thì nhiều lắm, copy and paste không khó, vì thế cũng mong muốn nói những điều có tính riêng biệt hơn là những bài copy and paste đơn thuần.
 
Last edited:
...vừa đi vừa hỏi thăm đường, rồi 1 mạch phi ra quốc lộ qua cầu Hồ , rồi vòng về đê sông Đuống,qua Đề Kinh Dương Vương, rồi đến chùa Dâu. Nhìn từ Đê, chùa Dâu mà em có cảm giác như mình vừa về với nước việt xưa các bác àh.

Tôi có cảm giác bạn đã nhầm chùa Dâu với chùa Bút Tháp rồi.
 
Đối diện chùa Tiêu

chua_tieu.jpg
 
9h:21' - 13/5/2009
Sách đồng chùa Bút Tháp: Vất vả phục dựng vì... quá hiếm!

Việc tìm thấy 2 cuốn sách đồng tại chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) vào tháng 4 vừa qua đã kéo theo một loạt công đoạn khác đối với các chuyên gia của Bảo tàng Bắc Ninh, từ việc thực hiện một bản sao cho tới quá trình tìm thêm thông tin về 2 cuốn sách này.

Bút tích của “Bà chúa Kim Cương”?
Cao 11 mét, tháp Tôn Đức nằm trong quần thể chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) được xây dựng từ giữa thế kỷ 17 và là nơi đặt xá lị của nhà sư Minh Hành, từng trụ trì tại chùa trong quãng thời gian ấy (viên tịch năm 1659). 4 mặt tháp đều bít kín bằng đá, bởi vậy không ai hình dung tới sự tồn tại của 2 cuốn sách đồng trong lòng chiếc tháp này - ông Lê Viết Nga, Giám đốc Bảo tàng Bắc Ninh cho biết.

e0esach-dong.jpg

Một trang trong bộ sách đồng

Theo lời ông Nga, 2 cuốn sách được đặt ở vị trí gần đỉnh tháp, phía dưới là các lớp đá xếp ken dày. Phía ngoài sách được bọc rất cẩn thận bằng giấy dó, kèm theo đó là 2 thỏi đồng có hình dáng như trâm cài đầu thời xưa (một chiếc đã gãy). Nôm na, 2 thỏi đồng ấy có chức năng dùng để mở từng trang sách cũng bằng đồng. Người xưa rất cẩn thận, bởi nếu mở sách bằng tay, vết chạm có hơi người rất dễ dẫn tới những vệt ô-xi hóa trên bề mặt - ông Nga hào hứng kể. Ngoài ra, cũng phải công nhận là “các cụ” bảo quản sách rất tốt. Khi mang về, các lớp giấy dó theo thời gian đã kết lại với nhau bên ngoài như một lớp hồ dày. Giấy dó hút ẩm rất mạnh nên giữ cho các trang sách vẫn óng ánh màu đồng như mới, chỉ trừ trang bìa và một vài góc các trang sách bị gỉ xanh - tương ứng với một vài chỗ mà giấy dó quá mủn nên bục ra.
Cũng theo nhận định của các chuyên gia thuộc Bảo tàng Bắc Ninh, việc 2 cuốn sách nằm trong tình trạng “gần như mới” đến vậy còn phụ thuộc lý do: đây là 2 cuốn sách mang tính chất “tùy táng”, được đúc để táng theo nhà sư Minh Hành, chứ không phải là đồ dùng đã được sử dụng trên dương thế. Hình thức tùy táng như vậy rất phổ biến trong thời kỳ trước.

que-mo-sach.jpg

Que bằng đồng để mở các trang sách
Đáng chú ý, theo truyền thuyết dân gian tại vùng, nhà sư Minh Hành rất được hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc tôn quý. Sống ở thế kỷ 17, bà là con chúa Trịnh Tráng, sau được gả cho vua Lê Thần Tông, cuối đời đi tu tại chùa Bút Tháp và được dân gian tôn là bà chúa Kim Cương. Theo ông Nga, dựa trên những thông tin có được, nhiều khả năng 2 cuốn sách đồng này được bà chúa Kim Cương “chủ trì” thực hiện để táng cùng sư Minh Hành khi ông viên tịch. Nếu đúng vậy, căn cứ theo “truyền thống” đương thời, những dòng chữ trên 2 bản sách đồng (đều là kinh Phật?!) có thể là bút tích của chính hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, sau đó được các nghệ nhân “gia công” lại trên đồng lá.
Sách đồng sẽ được phục chế thế nào?
Hiện, sau khi tìm thấy 2 cuốn sách đồng này vào giữa tháng 4 vừa qua, Bảo tàng Bắc Ninh đã lập tức gửi công văn lên Sở VH, TT&DL tỉnh Bắc Ninh và đề nghị Cục Di sản văn hóa cho ý kiến. Trong khi chờ các công văn trả lời, phía bảo tàng theo yêu cầu của Sở đã triển khai phục chế một phiên bản sách đồng khác.

giay-do.jpg

Lớp giấy dó bọc sách đã vón cục sau 300 năm

Ông Nga cho biết: Sách đồng là hiện tượng khá hiếm gặp trong lịch sử khảo cổ Việt Nam, nên việc phục chế một phiên bản cho 2 cuốn kinh này là điều tất yếu. Có thể, phiên bản này sẽ được để lại trong tháp Tôn Đức để thay cho bản gốc. Cũng có thể, bản gốc vẫn được để lại trong tháp, còn bản dựng thì được bày ở bảo tàng. 2 lựa chọn đó sẽ được quyết định tùy theo quá trình làm việc giữa Sở VH, TT&DL tỉnh với các sư trụ trì chùa Bút Tháp, cũng như hậu duệ của dòng họ nhà sư Minh Hành (hiện đang sống tại Hà Nội).

Kể về việc phục chế 2 bản sách đồng, ông Nga nói: việc tưởng chừng đơn giản, nhưng hóa ra phức tạp vô cùng, bởi... chúng tôi chưa có tiền lệ đi làm các phiên bản sách đồng bao giờ. Bản thân việc đi tìm các tấm đồng có độ dày 10 ly, đủ để đúc chữ lên cả 2 mặt sách, cũng là điều khó khăn. Ngoài ra, các nét đúc trên mặt chữ là nét hớt và đòi hỏi kỹ thuật đúc khác hẳn với việc đúc trên mặt chuông, mặt tượng thông thường. Khi trao đổi với các nghệ nhân vùng Đại Bái, Bắc Ninh, họ đều từ chối vì vất vả mãi không đúc được.

Cuối cùng, sau khi đi tìm kiếm, bảo tàng tìm được họa sĩ Ngô Lợi tại thành phố Bắc Giang, có đủ “hoa tay” để đúc nét chữ thanh thoát, các nét hất, nét móc mềm mại hơn. Tuy nhiên, do họa sĩ này không biết chữ Hán, nên bảo tàng chỉ còn cách cho người có chuyên môn chữ Hán hàng ngày thẩm định và “kèm” ông Lợi thực hiện công việc của mình. Các ô chữ trên tấm đồng được kẻ ô vuông, chia theo định vị rồi thực hiện từng khuôn một.
Sau khi công việc thực hiện xong, chúng tôi sẽ dùng phương pháp ô-xi hóa cưỡng bức để có màu cũ tương tự như 2 cuốn sách khi được đưa lên - ông Nga cho biết.
(Theo Thể thao & Văn hoá)
 
Không thấy các bác nhắc tới chùa Bổ Đà, ngôi chùa ngày nổi tiếng với vườn tháp và bộ kinh phật cổ bằng gỗ. Theo lời các cụ, hồi trước, quanh chùa là rừng thông, tĩnh lặng và thanh khiết. Năm 2007, em đến đó thì chùa đang tu sửa, rừng thông không còn, chỉ còn lại đồi bạch đàn. Có vài ảnh chia sẻ với mọi người:
4%20-%20Chua%20Bo%20Da%201.JPG

4%20-%20Chua%20Bo%20Da%20-%20Cong%20vao%201.JPG
4%20-%20Chua%20Bo%20Da%20-%20Cong%20vao%203.JPG

4%20-%20Chua%20Bo%20Da%20-%20Cong%20vao%204.JPG
 
Thế nhưng, xét về các "Miếu" thờ các vị vua, cũng như các vị thần, thì bày như thế là không có tôn ti trật tự.

Bởi Lý Thái Tổ là Cha, mà chỉ ngồi ngang hàng với Thái Tông là Con. Cha con không thể được thờ ngang hàng. Hơn nữa, Thái Tổ là bậc tôn quí nhất, người mở ra triều đại, các đời sau dù có công lao lớn đến đâu cũng không thể sánh ngang. Do đó, trong miếu thờ, Thái Tổ bao giờ cũng phải đặt ở chính giữa. Các đời sau sẽ tính ra hai bên, theo nguyên tắc bên trái (Tả) trọng hơn bên phải (Hữu).

Như các miếu ở Huế, có 4 miếu là Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu, ngoại trừ Hưng Miếu thờ riêng cha Gia Long, 3 miếu kia đều theo nguyên tắc đó cả.

Triệu Miếu thì bài vị của Thủy Tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Bặc ở chính giữa.
Thái Miếu thì bài vị của Thái Tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Kim ở chính giữa.
Thế Miếu thì bài vị của Thế Tổ nhà Nguyễn (Gia Long) ở chính giữa.

Tớ thấy Lăng Trần và Miếu nhà Trần ở Hưng Hà cũng theo nguyên tắc đó: Thái Tông ở giữa (Thái tổ nhà Trần không hề làm vua), Thánh Tông là con bên trái, Nhân Tông là cháu bên phải.

Tớ không biết từ trước, đền Đô đã bày tượng Cha ngang hàng Con như thế từ xưa, hay chỉ từ sau khi trùng tu sửa chữa mới đặt thế.

Sau khi trùng tu lại mới thay đổi như thế đấy bác ạ.. Em cũng thấy lạ không hiểu sao các cụ lại bày như thế..
 
Em cũng ở Kinh Bắc nè... :D
Nếu vào dịp đầu năm thì Kinh Bắc sẽ có nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc tại khắp các địa phương cũng như đền chùa.... Mà nhiều quá nên ko liệt kê hết được, liệt kê thiếu sợ các bác chém... ^^ Hum nay là hội Đền Đô nè, rằm tháng ba 15.3 âm lịch.... Thấy bảo năm nay làm hoàng tráng lắm... hihi...
 
Tượng thiền sư Chuyết Chuyết trong cây tháp đá Bảo Nghiêm (Bút Tháp). Thiền sư Chuyết Chuyết người TQ sang tu tại chùa cách đây gần bốn trăm năm.


Góp vui với bác hiii
Chuyết Chuyết là tổ Lâm Tế tông thứ 34 truyền Minh Lương, Lương truyền cho Chân Nguyên làm đời 36 tại Đại Việt (Việt Nam)
 
Góp thêm một ngôi chùa ở Kinh bắc...
Tứ Ân thiền tự - hay còn gọi là chùa Bổ Đà

Cảnh trí ở đây thanh u, núi non uốn lượn. Chùa có một vườn tháp có số lượng tháp nhiều nhất nước, là trung tâm đào tạo tăng tài cho toàn miền bắc (ngày trước, sau giai đoạn 1954 thì đã không còn được như thế) (chi tiết...google^^)

DSC_0656.jpg

DSC_0657.jpg

DSC_0658.jpg

DSC_0690.jpg

DSC_0691.jpg
 
Các giá trị văn hóa ở Kinh Bắc được "phát lộ" cũng nhờ các bác đấy. Em rụt rè bổ sung thêm ạ: ở Kinh Bắc còn một ngôi chùa nữa cũng rất nổi tiếng.
Chùa Hàm Long ! Về những giá trị lịch sử, văn hóa của nó thì em biết ít, nên không dám nói ở đây, nhưng có điểm đặc biệt là : nhiều người và nhiều nơi ở miền Bắc thường chọn gửi vong cho người thân của mình (vía nặng, mất vào giờ nặng...theo quan niệm dân gian). Em nhấn mạnh là : nhiều người và nhiều nơi đấy nhé, chứ không phải chỉ có số gia đình gửi bình thường như những ngôi chùa khác đâu.
Bên cạnh đó, ngôi chùa này nằm ở một vị trí rất "đắt" về phong thủy, bác nào hiểu biết về mặt này có thể đến thăm và tìm hiểu thêm.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,307
Bài viết
1,175,003
Members
192,035
Latest member
mockoest
Back
Top