What's new

Lại lên đường: Về thăm lại làng quê yêu dấu

Ngày mai tôi sẽ lên đường làm chuyến phượt đầu tiên của mình. Thực ra đây không phải là chuyến đi đầu tiên của tôi, nhưng đây là chuyến đi đầu tiên tôi ghi lại cảm xúc lên diễn đàn này.
Tôi đã từng lang thang khắp miền Nam trong những năm 2000 - 2003, thời gian tôi sống ở Tây nguyên nhiều hơn ở nhà.
Tôi đã từng lang thang trong trại giam Cái Tàu giữa rừng U Minh Hạ, ăn cơm cùng các quản giáo mà thức ăn là con rắn to bằng cổ tay chặt khúc ra kho mặn, cùng các phạm nhân trồng cây xây dựng trại giam mới.
Tôi đã từng lang thang trên dải đồi Sacly (Kon Tum) nổi tiếng với đầy rẫy bom đạn, đứng trên đỉnh pháo binh của cứ điểm Sacly ngắm nhìn trời mây non nước khi mà dưới chân tôi thung lũng xã Rờ Kơi đang chìm trong mưa giông mịt mùng, ngang sườn núi mây vây kín còn tôi đứng trên đỉnh với nắng chiều rực rỡ. Dãy Sacly cũng là nơi hàng chục nhân công trồng rừng của chúng tôi đã hy sinh vì bom đạn, bão lũ để phủ xanh lại mảnh đất bị tàn phá bởi chất độc da cam.
Tôi đã từng sống với người dân ĐắkTô hiền hậu, họ sẵn sàng cho chùng tôi ở nhờ trong nhà, nấu cơm cho chúng tôi ăn, ngây ngô thương cảm khi nghe tôi nói "vợ em đã khuất núi" và đỏ mặt bẽn lẽn khi nghe tôi giải thích Từ Đồng Nai lên đây bị che khuất bởi rất nhiều ngọn núi chị à! Ôi những người đan thật thà chất phác chưa bị sự hoạt ngôn xảo trá đầu độc !
Tôi đã từng cùng thằng bạn lang thang xe máy từ Kon Tum - Quảng Ngãi và trở về trong ngày khi mà quốc lộ 24 còn phủ kín bởi tán rừng già của đại ngàn Trường Sơn. 2 đứa tôi sau khi ăn cơm trưa ở Quảng Ngãi đã hỏi chị chủ quán hết bao nhiêu tiền và ngơ ngác nhìn nhau khi nghe nói hết 4.500đ (2000đ/đĩa cơm và 500đ cho tô canh) trong khi mỗi đĩa cơm ở Kon Tum thường là 8000-10.000đ. Khi quay về chúng tôi đã được tắm mưa rừng khi trời mưa xối xả từ đèo Violac đến tận MăngĐen, hai đứa lầm lũi chạy 1xe máy trên con đường quanh co như con rắn trườn giữa tán rừng già của đại ngàn Trường Sơn không một bóng người qua lại nhưng không thiếu thú dữ đang rình mồi đâu đó.
Điều đáng tiếc là ngày đó tôi khong có máy chụp hình nên quá khứ giờ chỉ còn trong ký ức. Những kỷ vật của tôi trong thời gian trai trẻ ấy chỉ còn lại hai thứ này:
Mảnh mìn Play-mo tôi lấy về từ đỉnh Pháo binh của cứ điểm Sacly
attachment.php

attachment.php


attachment.php
 
Mấy ngày chơi ở quê thì thời tiết tốt, trời nhiều mây nhưng không mưa, không lạnh như hôm ở Thanh Hoá nên tôi có điều kiện lang thang khắp khu Hà Đông, hết đi thăm các anh chị em thì lại đi vòng vòng ngắm nghía. Tôi thấy ở vùng này thì làng nào cũng có một cái đình làng, Làng thì đình to, làng thì đình nhỏ, làng thì đình cổ, làng thì đình .... giả cổ. Nhiều đình làng được gắn biển di tích các loại, riêng đình làng náy có cái biển to nhất nên rẽ vào ngó tý
attachment.php

Đường vào
attachment.php

Cổng di tích chỉ thế này
attachment.php
 
Cổng vào này đi vào ngang hông đền. Đền quay về hướng tây nam, bên phải là con đường đi xã Trường Thành, sát bên đường là hai nhà ngang, bên trái là dòng sông Hệ, Phía trước là điện thờ, ở giữa là dãy nhà 5 gian, phía sau là một căn nhà 5 gian có hình chữ T quay mặt ra sông Hệ
Sân trước của đền
attachment.php

Điện thờ, lúc tôi vào có nhiều người ở đó, họ luôn để mắt đến hai kẻ lạ mặt nên tôi chụp vội rồi đi, không vào trong điện thờ
attachment.php


attachment.php

Dãy nhà 5 gian ở giữa đền
attachment.php

Dãy nhà hình chữ T quay mặt ra sông Hệ (hướng đông nam)
attachment.php
 
Tiếp tục rong chơi các nẻo đường làng
Cây cổ thụ ven đường, hình như cây này to cao nhất vùng
attachment.php

Bây giờ đã vào đông nên ngoài này bà con trồng rau rất nhiều, hầu như nhà nào cũng trồng vài luống rau, không trồng ở góc vườn thì trồng ngay bên lề đường
attachment.php


attachment.php

luống này hinh như là khoai tây
attachment.php


attachment.php

Đây là su hào
attachment.php

Chỗ này thì thập cẩm một thứ một ít: Mía, cải làn, rau diếp, bông cải
attachment.php

Nhà nào không có vườn thì trồng ngay ven đường
attachment.php

Ở miền Bắc rau chỉ trồng vào mùa đông. Mùa này lạnh nên rau trông rất ngon mắt, tôi thấy ăn còn ngon hơn rau Đà Lạt
 
Last edited:
Hết lòng vòng trong làng ngắm mấy luống rau trồng theo mô hình tự cung tự cấp, chúng tôi ra ngoài đồng tham quan trang trại nho nhỏ của ông anh. Làng quê Bắc bộ đất chật người đông nên gọi là trang trại cho oai chứ diện tích cũng chưa đến 1ha đất.
Trang trại cách phần đất ở của làng bằng con kênh
attachment.php

Dòng kênh cũng được tận dụng nuôi vịt, trồng bầu trồng bí
attachment.php

Ở ngoài này việc quy hoạch rất chặt chẽ, nhà cửa chỉ được làm trên phần đất ở trong làng với ranh giới cụ thể, còn ngoài đồng là đất nông nghiệp thì chỉ được làm cái chòi nhỏ trông vườn mà thôi. Bác nào mà xây căn nhà to to ở ngoài đồng thì hôm sau sẽ có chiếc xe cuốc tới quơ cho vài gàu ngay, mà đất trong làng thì chẳng rộng rãi gì. Ngày trước ông bà ở còn rộng, khi ông bà chia cho con cháu thì mỗi người một góc vườn nên nhà cửa san sát quay ngang dọc đủ hướng. thậm chí có cảnh con được chia cho góc sân sát đường làng, thế là con cất căn nhà quay vào trong phần sân còn lại với đại gia đình và quay lưng ra đường. nó rất khác với miền Nam ai nấy cố thò mặt ra đường để có tý mặt tiền.
Vùng quê tôi loài cây trồng chủ yếu là vải thiều nên đương nhiên trong trang trại cây được trồng nhiều nhất là vải thiều rồi. Ngoài Vải thì ông anh còn có một số thứ khác:
Ao cá đang được xây lại kè chống sạt
attachment.php

Đu đủ
attachment.php

Bồ câu
attachment.php


attachment.php

Con gà này chạy nhanh quá chứ không thì chết với ông
attachment.php
 
Rau cỏ thì nhà nào cũng trồng lấy, đây là mớ rau Má vừa nhổ ngoài gốc vải vô
attachment.php

Cây rau má ngoài này hơi khác trong Nam, nó chỉ mọc thành từng bụi nhỏ, cọng ngắn lá đậm màu hơn, thân màu tím và mùi vị đậm hơn
attachment.php

Bụi hoa hồng trước sân
attachment.php

Ông anh cũng có thú chơi chim nữa
attachment.php

Đôi quang gánh của nhà nông ngày xưa. Bố tôi kể ngày còn nhỏ bà nội thường gánh đi chợ
attachment.php

Bụi hoa Huệ này có tuổi đời hơn 32 năm rồi. nó được trồng khi ông nội còn sống
attachment.php
 
Hết đi thăm vườn thì chúng tôi lại ra đường
Đường trong làng
attachment.php

Đồng ruộng ven sông Thái Bình, có con tàu đang chạy dưới sông, bên kia sông là huyện Tứ Kỳ
attachment.php

Con sông hệ chạy giữa vùng Hà Đông này
attachment.php

Vung quê này bị bao bọc bởi sông Thái Bình và sông Vân Úc, lại còn sông Hệ chạy ở giữa nên ngày xưa đi lại rất cách trở. Người dân hầu như chỉ quanh quẩn với các thửa ruộng của làng, rất ít khi ra bên ngoài. Ngày nay thì đường xá cầu cống đã được xây dựng nên đi lại đơn giản hơn nhiều, mấy đứa cháu có thể ăn cơm tối ở nhà nhưng lại ngủ đêm trên Hà Nội.
Con sông Hệ này nhìn nhỏ thôi nhưng khá sâu, ngày xưa rất nhiều tôm cá. Ngày nay cá vẫn còn nhưng ít hơn, tiếc là chúng tôi không có thời gian vác cần ra sông câu. Dòng sông đã bị bồi lắng nhiều và bèo Lục bình phủ kín mặt sông. Người dân lại có thêm nghề đi cắt cuống lá bèo phơi khô bán cho người ta làm đồ thủ công mỹ nghệ, giá hình như 40.000đ/kg khô
attachment.php

Để mọi người dễ hình dung tôi up ảnh của anh Google
Toàn vùng 6 xã Hà Đông, con sông to bên phải là sông Vân Úc, sông nhỏ hơn bên trái là sông Thái Bình, con sông nhỏ chạy chữ chi ở giữa là sông Hệ. Con đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cắt xéo qua vùng Hà Đông
attachment.php

Đây là đền Từ Hạ nhìn từ trên trời xuống
attachment.php

Đây là Làng Thiều (ở giữa ảnh), góc trên bên trái với mấy mái nhà dài màu đỏ là khụ chợ Hệ - trung tâm của khu Hà Đông, con sông Hệ chảy uốn lượn ở giữa
attachment.php
 
Hết đi thăm thú quê nội, chúng tôi lại chạy qua quê ngoại. Quê ngoại tôi là làng Bá Nha, cũng nằm trong khu Hà Đông này nhưng ở phía đầu của dòng sông Vân Úc, gần với thị trấn huyện.
Đi gần đến quê ngoại thấy đài liệt sĩ này
attachment.php

Vùng này những năm 1950 là vùng chiến sự giữa ta và thực dân Pháp, thường xuyên hứng chịu pháo của Pháp từ Kiến An - Hải Phòng bắn đến. Bà Ngoại tôi cũng bị mất vì một quả pháo của Pháp nổ ngay kế bên khi đang cấy lúa ngoài đồng.
Làng Bá Nha nằm ngay chân cầu Hợp Thanh (còn được gọi là cầu Gùa). Cầu được xây vào khoảng năm 2005. Cây cầu này đã phá thế cô lập của khu Hà Đông, tạo điều kiện phát triển thương hiệu vải Thiều ở nước ta. Trước đó, vì giao thông cách trở nên việc vận chuyển vải đi tiêu thụ khó khăn, người dân ít trồng vải. Từ khi có cầu, việc thông thương hàng hoá thuận lợi thì khu Hà Đông đã trở thành vùng chuyên canh cây vải, mà vải Thiều thì phải trồng ở khu vực này mới đúng là vải Thiều.
Cổng vào làng nằm ngay chân cầu
attachment.php

Làng Bá Nha cũng như nhiều làng quê khác, có cái đình làng ở trung tâm. Cổng đình
attachment.php

Lại sát cổng ngó vào trong
attachment.php

nhìn gần hơn tý nữa
attachment.php
 
Về quê, mọi người rất quý và dẫn chúng tôi đi hết nhà này đến nhà khác. Tranh thủ lúc mọi người đang chuẩn bị cơm, tôi lang thang lên bờ đê sông Vân Úc
Bờ đê với ải tre, hình ảnh quen thuộc của làng quê Bắc Bộ
attachment.php

Đứng trên đê nhìn vào làng, mái nhà ngói đỏ là nơi các anh chị đang chuẩn bị cơm
attachment.php

Làng quê ngoại của tôi
attachment.php

attachment.php

Phía ngoài đê, ở đây người ta không nuôi Rươi mà trồng Vải và hoa màu
attachment.php

Nhìn lên phía thượng nguồn, cây cầu Hợp Thanh xa xa
attachment.php
 
Tôi ra sát mé sông, dòng sông quê của tôi :

Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà
Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi
Bao năm xa quê ấy trong mơ tôi vẫn thấy
Hôm nay tôi trở về lòng chợt vui thấy sông không già

Sông vẫn in màu mây
Vẫn khi vơi đầy vẫn mang phù sa làm đẹp thêm làng quê yêu dấu
Sông vẫn như thuở ấy
Vẫn con đò ngang đón đưa người sang và từng đêm hát ru đôi bờ

Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình
Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ
Con sông tôi tắm mát
Con sông tôi đã hát
Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà

Sông cũng như người ấy
Có khi vui buồn có khi hờn ghen chỉ tình yêu tuổi thơ mới thấy
Ôi những con thuyền giấy những năm tuổi thơ đã đi về đâu?
Ðể mình tôi nhớ nhung bây giờ.
attachment.php

Mùa đông lạnh quá chứ không thì xuống tắm sông một phát
attachment.php

Đám lục bình lững lờ trôi, quê ngoại luôn thanh bình, thân thương
attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,730
Bài viết
1,136,571
Members
192,535
Latest member
wokushop1
Back
Top