What's new

[Chia sẻ] Lang thang Măng Đen

👉
Đến với Măng Đen vào một ngày hạ nắng, bạn sẽ không nghĩ mình sẽ ngẩn ngơ vì nét đẹp hoang sơ với thời tiết có phần se se lạnh nơi đây. Vùng cao nguyên này ngập tràn những dốc đồi trùng điệp, những cụm khói bản hòa lẫn sương mờ, những khuôn hình mỹ mộc đôi khi vô danh ẩn mình rải khắp…
👉
Và điều quan trọng nhất là: “Đừng đến Măng Đen, nếu bạn không muốn “hai lòng” với Đà Lạt”, thật đó!
👉
Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, là một cao nguyên thuộc dãy Trường Sơn với độ cao trên 1000 m với khí hậu quanh năm ẩm lạnh và mờ sương. Người dân địa phương thường ví von rằng Măng Đen “9 tháng mưa, 3 tháng nắng” cũng bởi vì lý do này.
==========
Đến Măng Đen bằng hai con đường chính
1. Từ hướng Kon Tum lên
2. Từ Quảng Ngãi đổ về theo QL24.
Mình thì ở Sài Gòn nên thường đi xe khách đến thành phố Kon Tum vào sáng sớm, sau đó bắt xe buýt hoặc thuê xe máy tham quan 1 vòng Kon Tum rùi lên thẳng thị trấn Măng Đen.
==========
👉
Khi bạn muốn đi Măng Đen và không biết nơi đó có gì, lang thang trên mạng kiếm thông tin về nó. Ôi sao nó lung tung thế này, thôi kệ đi vậy.
👉
Khi đến rùi thì … ôi Măng Đen của tôi đây sao? Vậy Măng Đen có gì và nên đi tháng nào là hợp lý nhỉ.
==========
👉
MĂNG ĐEN, có gì
❓
❗️

Dành cho những kẻ mộng mơ, đi dạo và ngắm hoàng hôn cùng nhau.
👉
MĂNG ĐEN, đi tháng nào cho hợp lý
❓
❗️

Thiệt ra tháng nào đi cũng hợp lý, chỉ trừ tháng không hợp lý thôi à
Măng Đen mát lạnh quanh năm, nhiệt độ không bao giờ vượt quá 26 độ C vào mùa hè. Tưởng tượng ở nhà đi vào phòng máy lạnh sao thì đi vào Măng Đen nó y vậy đó . Thấp nhất vào tháng 11 – 12 khoảng 5 độ C.
🎯
Từ tháng 12 đến độ tháng 1 là hoa anh đào, hoa mai nở rộ.
🎯
Tháng 2 ngắm nhìn hoa mimosa, hoa ban, hoa pơlang.
🎯
Tháng 3 đến tháng 6 hoa mua, hoa sim tím lịm.
🎯
Tháng 6 tháng 7 vàng ươm mùa gặt, ta nói cái mùi lúa chín nó thơm tới mấy cây số.
🎯
Tháng 8 hoa mâm xôi, phúc bồn tử.
🎯
Tháng 9, 10 sim rừng, táo mèo, mâm xôi chín. Trái nào không biết thì nên chụp thôi chứ đừng ăn nhé.
🎯
Tháng 11, 12 mùa hoa dã quỳ, nhớ hồi nhỏ hay chơi bánh xe hoa dã quỳ quên cả về ăn cơm. Thời gian này trời lạnh lắm, teo hết nguyên cái bugi nha :)))
👉
Ở mảnh đất "9 tháng mưa, 3 tháng nắng" này á, khi đi nhớ theo dõi thời tiết, chứ mắc mưa thì không có ai chịu trách nhiệm đâu nhé :)) vui thì vui chứ mưa là quạo ^^
#Dom #NguyễnNguyên #KomTum #MăngĐen #Năm2022
👉
Lên kế hoạch và nên đi 1 lần nhé. Bạn sẽ thích ngay khi hít “ngụm” không khí đầu tiên của Măng Đen

IMG_2541.jpg
 
Có 1 ngôi nhà thờ cổ hơn 100 tuổi làm bằng gỗ tuyệt đẹp, xứng đáng được xếp vào hàng kiệt tác các công trình kiến trúc Công giáo bằng gỗ ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Thuở sơ khai, các cơ sở thờ tự ở xứ này đa phần đều có quy mô nhỏ, được làm bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá... Mãi về sau, khi giáo dân đông lên người ta mới tính tới chuyện xây cất những ngôi nhà thờ lớn, trong đó có nhà thờ gỗ Kon Tum.
Sở dĩ gọi là nhà thờ gỗ vì nguyên liệu chủ yếu để dựng lên ngôi nhà thờ này là gỗ cà chít (sến đỏ), một loại gỗ quý có nhiều ở vùng rừng núi Tây Nguyên. Toàn bộ các kết cấu từ cột, kèo, cho đến sàn nhà đều làm bằng gỗ và được kết dính với nhau bằng mộng mà không hề sử dụng đinh. Trần, tường và vách được trát bằng loại vật liệu đất trộn rơm theo kiểu nhà truyền thống của người miền trung Việt Nam, tuyệt đối không hề có chút bê tông cốt thép hay vôi vữa nào.
Về mặt tổng quan, nhà thờ được thiết kế theo lối kiến trúc Roman kết hợp với kiểu nhà sàn của người Ba Na bản địa. Đây được coi là đỉnh cao của sự kết hợp giữa văn hóa Tây phương và bản sắc dân tộc của vùng Tây Nguyên.
Nhìn bên ngoài, công trình là một khối nhà cao lớn uy nghiêm nổi bật với gam màu sẫm đen vì thời gian của gỗ và ngói.
Mặt tiền nhà thờ có một tháp chuông 4 tầng cao 24m nằm chính giữa tạo sự hài hòa, cân đối cho toàn bộ công trình. Hành lang hai cánh rộng và dài, các mái nhô cao và dốc như kiểu mái nhà rông của người Ba Na được đỡ chắc chắn bằng hàng cột gỗ tròn.
Bên trong thánh đường dường như là một thế giới khác hẳn với kết cấu mái vòm dài, cao vút, thoáng đạt và ngập tràn ánh sáng khiến cho người xem thực sự choáng ngợp trước vẻ đẹp hoành tráng và lộng lẫy của nó.
Những hàng cột cao 12m đặt vững chắc trên chân đế bằng đá vươn lên nâng đỡ toàn bộ mái vòm chính giữa và trần hành lang hai cánh không chỉ tạo sự bề thế cho công trình mà còn gợi cảm giác rộng mở không gian về các phía.
Đặc biệt, hệ thống kèo gỗ hình vòm và các hàng cột nhỏ bên trên được kết nối tinh vi, liền mạch một cách duyên dáng và mềm mại khiến cho phần thượng tầng của gian thánh đường càng trở nên nguy nga, lộng lẫy.
Hai bên cánh, qua lớp ánh sáng tự nhiên, các ô cửa kính màu thiết kế theo lối vitraux với hình vẽ về những điển tích trong kinh thánh hiện lên lung linh rực rỡ.
Từ dưới hàng ghế của các tín đồ nhìn lên là cung thánh được thiết kế như một sân khấu nổi hình vòm lộng lẫy tạo cảm giác trang nghiêm và cao cả của chốn linh thiêng.
Có thể nói, mọi chi tiết thiết kế, chạm trổ, trang trí, phối màu... của ngôi nhà thờ đều vô cùng tinh xảo, chứng tỏ trình độ tay nghề bậc thầy của các nghệ nhân xưa.
Có một chi tiết vô cùng thú vị cho thấy các nghệ nhân thời ấy đã cực kì khéo léo và tinh tế khi đưa một bức tranh kính màu hình tròn rất lớn vào đặt ở vị trí trung tâm của ngôi thánh đường, ngay trên cửa chính, đối diện với cung thánh để vừa lấy sáng vừa trang trí như một biểu tượng của vầng mặt trời chiếu thẳng vào trong.
Nếu đứng ở bên ngoài thì khó hình dung ra người xưa đã vẽ gì trên bức tranh kính ấy. Nhưng vào bên trong, qua sự phản chiếu của ánh sáng, bức tranh hiện lên rực rỡ và tuyệt đẹp với hình ảnh về cuộc sống đầy sinh động của người Tây Nguyên xưa với cảnh buôn làng, nhà rông, voi kéo gỗ, sông suối, đại ngàn hùng vĩ...
Trải qua hơn 100 năm mưa gió dãi dầu, nhà thờ gỗ Kon Tum vẫn vững bền với thời gian và dường như ngày càng đẹp hơn bởi vẻ cổ kính và lộng lẫy hiếm có của mình.
Đến với nhà thờ gỗ Kon Tum, không chỉ được biết thêm về lịch sử của nhà thờ chánh tòa giáo phận Kon Tum, một trong 27 giáo phận Công giáo Roma tại Việt Nam, và là giáo phận lâu đời nhất vùng Tây Nguyên, mà còn được chiêm ngưỡng một trong những kiệt tác bằng gỗ về công trình kiến trúc Công giáo ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.
#Dom #NguyễnNguyên
P1200019.jpg
P1200015.jpg
P1200010.jpg
P1200011.jpg
P1200014.jpg
 
1 buổi ở chủng viện thừa sai – tòa giám mục Kon Tum

Tòa giám mục Kon Tum có tên gọi đầy đủ là chủng viện thừa sai Kon Tum
Tọa lạc ở số 146 đường Trần Hưng Đạo, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Đây là cơ sở Công giáo lớn nhất khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, phụ trách quản lý giáo phận Kon Tum bao gồm cả hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai.

Chủng viện thừa sai Kon Tum được xây dựng vào năm 1935 – 1938, là một công trình kiến trúc độc đáo theo kiểu phương Tây kết hợp với lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên.
Nơi này được thành lập nhờ công vị giám mục người Pháp tiên khởi của giáo phận Kon Tum, đó là Đức Cha Martial Jannin Phước.
Chủng viện thừa sai Kon Tum từng là nơi đào tạo giáo sĩ cho giáo phận.

Công trình trải dài 100 m, gồm ba tầng: tầng trệt được xây bằng gạch và bê tông, hai tầng lầu trên là hệ kết cấu khung gỗ, mái nhà lợp ngói.
Bên trong tòa giám mục còn có phòng truyền thống được xem như một bảo tàng nhỏ trưng bày lịch sử truyền giáo và các hiện vật của đồng bào dân tộc Tây Nguyên mang nội dung khái quát quá trình hình thành và phát triển từ năm 1848 cho đến nay.

Bao quanh công trình là khuôn viên rộng với nhiều cây cối, đặc biệt dẫn từ cổng vào khu vực chính của chủng viện là hai hàng sứ trổ bông tuyệt đẹp. Với cảnh quan đẹp, yên bình, kiến trúc độc đáo và lưu giữ nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa, Chủng viện Thừa Sai thực sự là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách gần xa.

Theo quy định, Chủng viện đóng cửa vào ngày thứ Ba và mở cửa đón khách tham quan tất cả các ngày trong tuần./.

P1200035.jpgIMG_2594.jpgIMG_2596.jpgIMG_2597.jpgP1200035.jpgP1200044.jpgP1200050.jpg#Dom #NguyễnNguyên
 
Đến với phố núi Kon Tum ít nhất cũng 1 lần thử cho được món gỏi lá nổi danh của vùng Tây Nguyên đầy nắng và gió.
Gỏi lá là món ăn chơi nhưng không chỉ làm hài lòng khẩu vị của những người khó tính nhất bởi cái hương vị thanh mát đậm chất núi rừng của nó mà còn được cho là một vị thuốc tự nhiên lành tính giúp thanh lọc, cân bằng cái sự dư thừa chất béo vốn được dung nạp một cách thái quá từ cuộc sống đủ đầy ngày nay.

Đúng như tên gọi, gỏi lá hút khách ngay từ ánh nhìn đầu tiên bởi màu xanh tươi mát của một mâm đầy hàng chục loại lá với đủ sắc xanh, đỏ, tím, vàng. Ngoài những loại rau vườn nhà thường thấy như: cải, hành, ngò, húng, tía tô... là hàng chục loại lá rừng khác mà chỉ người bản địa mới biết hết tên và công dụng của chúng.
Những món dùng để gói ăn kèm cùng gỏi lá cũng khá đơn giản gồm có thịt lợn ba chỉ luộc, tôm tươi luộc, bì lợn trộn thính. Và linh hồn của món gỏi lá chính thứ nước sốt sánh vàng béo ngậy dậy thơm mùi bỗng rượu được chế biến theo phương thức riêng của người Kon Tum.

Cách ăn gỏi lá cũng khá thú vị và khác nhiều so với những loại gỏi thường thấy, ấy là người dùng phải biết lựa chọn những loại lá có hương vị cay, thơm, chua, chát... để phối với nhau cho hợp với khẩu vị của mình, sau đó cho thêm những món ăn kèm như tôm, thịt, bì trộn thính và nước sốt rồi cuộn lại thành miếng vừa ăn đẹp như một đóa hoa rừng rồi mới thưởng thức.
Trước tiên, người ta sẽ dùng một chiếc lá mơ cuốn thành cái phễu nhỏ rồi cho tiếp khoảng 5 - 7 loại lá khác nhau vào, đặt lên một lát thịt luộc, bì lợn, tôm rồi chan nước chấm lên, thêm chút ớt xanh hoặc tiêu xanh. Sau khi đưa lên miệng thưởng thức…ôi chết mất.

Một miếng gỏi lá đúng điệu khi thưởng thức phải có đủ cái hương vị thanh mát, ngạt ngào mùi cây lá, ngọt béo của tôm, thịt tươi, và đủ cả vị chua, thơm, nồng, chát... hòa lẫn để tạo nên cái dư vị khó quên về một món ăn đậm chất núi rừng.
Ở Kon Tum gỏi lá không khó tìm nhưng có lẽ ngon và nổi tiếng nhất vẫn là ở đường Trần Cao Vân, con phố nhỏ yên tĩnh được mệnh danh là “phố gỏi lá” của đất Tây Nguyên.
7.jpg
8.jpg
9.jpg
10.jpg
11.jpg

Gỏi lá Kon Tum thanh lành, hấp dẫn và khá rẻ với giá chỉ chừng 300-400 nghìn đồng cho một suất 6-8 người ăn nhưng nó thực sự là một thứ đặc sản khó quên đối với du khách khi đến với phố núi nhỏ nhắn, bình yên này./.
#Dom #NguyễnNguyên
 
1. Măng Đen – người con gái đẹp của núi rừng
Gọi như thế bởi lý do giản đơn trước nhất là vì Măng Đen đẹp – một nét đẹp có thể khiến bất kỳ ai nao lòng khi bất chợt nghiêng mình qua những khúc cua gấp, khi chạy chiều cho kịp buổi hoàng hôn và nhìn xuống bản với ánh nắng vàng, những mái tranh mập mờ giữa màu xanh rừng núi và cột khói bếp mờ ảo…

Măng Đen tuy có vẻ hoang sơ nhưng dạng địa hình và thảm thực vật nơi đây lại vô cùng đa dạng. Nó có thung lũng – nơi bà con dân tộc miền núi dựng bản, dựng làng sống định cư, có những ngọn núi cao, những đồi dốc thoải, rừng thông, ruộng bắp hay những ngọn thác đổ…

Nếu bạn đem lòng say mê Đà Lạt bởi những địa danh thơ mộng, nét đẹp phảng phất buồn nhưng đôi khi lại ngán ngẩm vì… đông quá, đặc biệt vào các dịp nghỉ lễ hoặc mùa hè, thì Măng Đen chính là địa điểm bạn nên tìm đến. Công bằng mà nói, Măng Đen không thể so với một thành phố du lịch như Đà Lạt, nhưng chính sự vắng vẻ, còn hoang sơ và đặc biệt là không có cảnh “những đoàn người tấp nập” lại là thế mạnh của Măng Đen.

2. Măng Đen – “Đà Lạt thứ hai” vẫn còn nét hoang sơ
Không phải tự nhiên người ta lại gọi Măng Đen là Đà Lạt thứ hai, bởi nơi đây cũng là một cao nguyên, với những thung lũng và rừng thông bạt ngàn, nét đẹp có phần trầm buồn, lãng mạn, người dân địa phương cũng có cách sống “núi rừng” rất đặc trưng – ngần đó điểm thôi cũng đã vô cùng giống với Đà Lạt rồi.

Măng Đen cũng đã bắt đầu có những khu du lịch sinh thái, tạo điểm đến cho du khách. Tuy nhiên, nơi đây vẫn giữ được nét hoang sơ và đây chính là điểm cộng rất lớn của Măng Đen khi thiên nhiên vẫn chưa có sự can thiệp quá nhiều của con người.

Nếu ở Đà Lạt người ta “quen tai” với thác Datanla hoặc thác Dambri thì người dân địa phương ở đây cũng tự hào khi gọi tên thác Pa Sỹ, vì vẻ đẹp dịu dàng như một suối tóc giữa đại ngàn của nó.

Một điểm đến thú vị nữa ở Măng Đen chính là khu vườn tượng (Statue Garden) cũng nằm gần khu du lịch thác Pa Sỹ, với rất nhiều tượng gỗ được điêu khắc theo những góc cạnh độc đáo bởi các nghệ nhân đến của những buôn làng địa phương.

Nếu có dịp đặt chân đến đây, bạn hãy thử một lần đi trên những con đường thông phủ hai bên. Không tai nghe với những bài hát yêu thích, không âm thanh phố thị chen chúc xô bồ, chỉ có tiếng gió rít khẽ qua tán lá, tiếng xào xạc của thông reo cùng vị trong lành mát ngọt có phần se lạnh của không khí.

Dù so sánh như thế nhưng tôi không thích gọi Măng Đen là “Đà Lạt thứ hai”, chắc bởi vì tôi không muốn nó bị trở thành một bản sao.

Cái tên “Măng Đen” đẹp lạ và vùng đất nơi đây cũng tuyệt vời với những nét riêng chứ không phải một “nhân ảnh phản chiếu” nào đó của cao nguyên ngàn thông vốn trước nay đã nổi tiếng về du lịch.

3. Nét đẹp của đời sống bản làng
Cuộc sống của người dân Măng Đen tuy vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng đổi lại, không khí và lối sống lại rất đơn giản, thanh bình và chắc chắn khiến bạn tạm quên đi những bộn bề còn chờ đợi mình ở cuộc sống phố thị với công việc và những lo toan.

Đến đây, bạn sẽ hòa mình vào nhịp sống của người dân địa phương, sẽ cảm thấy cuộc sống như chậm lại và tận hưởng những ngày nghỉ để nạp lại năng lượng cho tinh thần.

Các bạn có thể ghé thăm các vườn dâu, các khu nhà lồng hữu cơ để tham quan, trải nghiệm thu hoạch và mua về làm quà các loại quả: cà chua cherry, cà chua vàng, các loại lan, hoa đồng tiền…

#Dom #NguyễnNguyên
IMG_2541.jpg
 
Người ta thường nói nhiều đến đèo Măng Đen, con đèo đẹp nhất Tây Nguyên như một dải lụa mềm vắt ngang các sườn núi. Đi trên con đường này, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp, cái nắng cái gió đại ngàn Tây Nguyên.

Đèo Măng Đen chiều dài tầm 13km, nằm giữa hai huyện Kon Rẫy và Kon Plông. Để lên Măng Đen bạn phải đi qua con đèo này. Chỉ cần chạy thẳng theo hướng Kon Tum – Quảng Ngãi theo quốc lộ 24, đến ngã 3 sẽ thấy hai con đèo.

Đèo Măng Đen cũ và mới. Hai con đèo này có chiều dài gần bằng nhau, đèo Măng Đen cũ sẽ ít xe hơn đèo Măng Đen mới. Theo kinh nghiệm của mình thì khi lên Măng Đen, thì nên đi lên đèo mới (nếu đi chiều có thể ngắm Hoàng Hôn) và về đèo củ để có nhiều trải nghiệm hơn với những khúc cua liên tục.
Đèo Măng Đen khá ngoằn ngoèo, khó di chuyển, buổi sáng sớm có sương mù phủ kín nên tốt hơn hết bạn nên cẩn thận lúc di chuyển.

Khi di chuyển trên cung đường đèo này, ở từng thời điểm khác nhau, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp đặc trưng khác nhau.
Nếu buổi sáng đường đèo Măng Đen ẩn mình trong làn sương khói mờ nhân ảnh thì khi bình minh lên, mọi thứ đều trong lành đến mức đáng yêu. Hoặc khi hoàng hôn buông xuống, bạn sẽ thấy một bầu trời bình yên, lãng mạng trên những đoạn đường mình đi qua. Mọi thứ đều rất đẹp trong suy nghĩ và xúc cảm của mỗi người.

Không chỉ là đèo Măng Đen mà cung đường di chuyển lên Măng Đen cũng có rất nhiều đồi dốc. Do đó, nếu đi bằng phương tiện cá nhân, bạn nên hết sức cẩn thận vì đường có khá nhiều sương mù, khá nguy hiểm.

P1200058.jpg

#Dom #NguyễnNguyên
 
Lẩu xuyên tiêu Măng Đen – Măng Đen Lữ Quán

Những năm trở lại đây, Măng Đen đã trở thành một điểm đến được yêu thích ở Kon Tum, không chỉ với người Kon Tum mà còn đối với dân du lịch cả nước.

Măng Đen Lữ Quán với món Lẩu Xuyên Tiêu Măng Đen cũng là cái tên được nhiều người nhắc đến khi muốn tìm kiếm cho mình quán ăn Măng Đen ngon, rẻ. Quán được thiết kế khá gần gũi và thân thuộc, thích hợp cho tất cả mọi người khi ăn trưa, tối, và ăn sáng tại Măng Đen.

Lẩu Xuyên Tiêu Măng Đen có công thức nước lẩu được nấu theo bí quyết riêng. Nước lẩu xuyên tiêu được hầm hoàn toàn từ nhiều loại rau củ quả và kèm theo 2 loại thảo dược khi ra nồi đó là Kỷ tử và Táo đỏ. Nước lẩu được hầm trong khoảng 2 tiếng rưỡi để cho ra vị nước lẩu ngọt thanh tự nhiên. Vị lẩu hợp khẩu vị tất cả các vùng miền, ai cũng có thể dùng được.

Nước lẩu xuyên tiêu cay với gia vị được làm thủ công từ công thức riêng để cho ra nước lẩu có hương thơm đặc biệt và vị cay hít hà, ấm cơ thể thích hợp với khí hậu se se lạnh của Măng Đen.

Giá các combo lẩu Xuyên Tiêu Măng Đen: (Combo bao gồm nước lẩu đặc biệt 2 vị, thức ăn cho vào lẩu bao gồm: tôm, cá, bò, gà, cá viên, đậu non, 3 loại rau và 4 loại nấm, súp lơ, mì hoặc bún)

Combo dành cho 2 người dùng 250k

Combo dành cho gia đình 2 người lớn và 2 trẻ em 300k

Combo 4 đến 6 người dùng 380k

Gỏi Măng Khô Gà Xé: 100k/phần lớn – 70k/phần nhỏ

Cá Kim Sa chiên giòn: 130k/phần

Chả giò (chả ram): 65k/phần 8 cuốn

Địa chỉ: Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen - Đường Ngô Quyền, thị trấn Măng Đen, Huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

#Dom #NguyễnNguyên


12.jpg


13.jpg


14.jpg


15.jpg


16.jpg


17.jpg


18.jpg
 
Làng du lịch cộng đồng Kon Bring, Kon Tum là một ngôi làng đẹp như tranh vẽ được bao bọc giữa thung lũng đại ngàn rừng thông xanh cao ngút ngàn.
Làng du lịch cộng đồng Kon Bring, Kon Tum là ngôi làng của người dân tộc M’Nâm với nhiều nét đặc trưng, đậm chất Tây Nguyên như: kiến trúc nhà Rông, nhà sàn, múa cồng chiêng ... Đến với làng Kon Bring, chúng ta sẽ cảm nhận được nét đẹp thanh bình, mộc mạc qua những ngôi nhà sàn bằng gỗ và hiểu rõ hơn về tập quán, nếp sống thường nhật của bà con nơi đây.
Nếu may mắn hơn chùng ta sẽ được già làng kể truyền thuyết của người M’Nâm cũng như truyền thuyết ly kỳ về vùng đất Măng Đen đấy nhé.
Bao bọc xung quanh nhà Rông là những ngôi nhà sàn nhỏ xinh của dân tộc Xê Đăng nằm nối tiếp nhau. Đặc biệt hơn cả, tập quán và nếp sống của người dân tộc nơi đây thể hiện rõ nhất qua các mùa lễ hội trong đó phải kể đến: lễ hội gieo mạ, lễ ăn lúa mới, lễ hội máng nước, lễ hội mừng nhà Rông, lễ đóng cửa kho lúa...và những nghi lễ vòng người như: cưới hỏi, sinh đẻ, trưởng thành, qua đời...
Trải nghiệm nấu ăn cùng người dân
Cái mình thích nhất là: để hiểu về ẩm thực đặc sắc của người dân M’Nâm thì chúng ta cùng chung tay trải nghiệm nấu nướng cùng người dân tộc và được thưởng thức hương rượu cần thơm ngon và giao lưu văn nghệ cùng bà con bản địa.
Ngay và liền, chắc chắn đây sẽ là điểm đến tuyệt vời để bạn hiểu rõ hơn về nếp sống, tập tục, văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây.
#Dom #NguyễnNguyên

IMG_2407.jpg



IMG_2410.jpg



IMG_2415.jpg



IMG_2418.jpg



IMG_2422.jpg



IMG_2424.jpg



IMG_2431.jpg



IMG_2432.jpg



IMG_2434.jpg



IMG_2437.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,666
Bài viết
1,170,973
Members
192,322
Latest member
WilliamAlexander
Back
Top