What's new

Lang thang miền Tây mùa nước nổi

Đọc được quảng cáo vé giá rẻ của Jetstar, tôi háo hức đặt vé. Sau 4 lần thất bại, lúc thì mạng rớt, lúc thì server busy, v.v.... cuối cùng thì tôi cũng đặt được vé. Nhận được mail xác nhận vé, tôi mới giật mình vì đã book nhầm ngày, hỏi Jetstar ngay sau đó thì nhận được câu trả lời phải mất 1,3 tr để đổi ngày khởi hành lùi lại 1 ngày. Vậy là tặc lưỡi nghỉ thêm 1 ngày để đi được 10 ngày, chuyến đi của tôi bắt đầu như thế đó!

Tại thời điểm đặt vé, tôi cũng chưa xác định sẽ đi đâu. Chỉ nghĩ là vài tháng rồi chẳng đi đâu chơi dài ngày nên cứ đặt chỗ đã, nghĩ sau. Trước khi đi 3 tuần, tôi mới bắt đầu nghiên cứu xem chơi đâu cho hết 10 ngày ở miền Nam nhỉ. Rồi những khung cảnh về các cánh đồng ngập nước, những số phận chìm nổi lênh đênh trên sông nước trong những câu chuyện đã đọc được cứ hiện lên trong đầu tôi và đi đến quyết định đi miền Tây vào mùa này, mùa nước nổi.

Lại miệt mài các trang tin để tìm ra một hành trình cho cái sở thích lượn. Lịch trình sơ bộ được vạch ra thế này.

Ngày 1 (thứ Sáu 25/9): TPHCM – Cao Lãnh – Châu Đốc

Đi Mỹ Tho (70km): thưởng thức hủ tiếu Mỹ Tho (đường Ngô Quyền, đối diện Ngân hàng Đồng bằng sông Cửu Long), thăm chùa Vĩnh Trường
Theo đường 1 đi tiếp đến ngã ba An Hữu (40km) rời đường 1 rẽ phải vào đường 30 theo hướng Cao Lãnh, đến bến đò Mỹ Hiệp (10km), lên thuyền qua rừng tràm nguyên sinh tới thăm căn cứ Xẻo Quýt, đầm sen Đồng Tháp Mười.
Quay lại đường 30 đi tiếp đến Cao Lãnh (30km), thăm Mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc.
Đến bến phà Cao Lãnh (5km), qua phà theo đường 849 tới ngã ba Vĩnh Bình rẽ phải theo đường 80 qua Lấp Vò, qua phà An Hòa sang Long Xuyên.
Đi Châu Đốc (70km), tổi ngủ Châu Đốc.

Ngày 2 (thứ Bảy 26/9): Châu Đốc – Hà Tiên

Thăm chợ Châu Đốc – Vương quốc mắm của miền Tây
Đi thăm khu di tích núi Sam: lăng Thoại Ngọc Hầu dưới chân núi, chùa Hang, miếu Bà Chúa Xứ, Tây An cổ tự với dáng dấp Ấn Độ, đồi Bạch Vân;
Đi Núi Cấm ngắm tượng Phật Di-lặc cao 34m, thưởng thức đặc sản thốt nốt và xoài Thanh Ca
(Rừng tràm Trà Sư hay Ba Chúc?)
Đi Tri Tôn, thăm Chùa Xà Tón (Xvay Ton) của người Khmer, Khu di tích lịch sử đồi Tức Dụp
Tối ngủ ở Hà Tiên

Ngày 3 (Chủ nhật 27/9): Hà Tiên – Rạch Giá

Thạch Động, Mũi Nai, Lăng Mạc Cửu, lên núi Tô Châu ngắm toàn cảnh Hà Tiên
Đi Hòn Chông (35km): thăm khu du lịch Chùa Hang, hòn Phụ Tử (hòn Phụ đã bị sập 2006?)
Đi Hòn Đất (40km): khu di tích Ba Hòn, mộ chị Sứ
Về Rạch Giá, lang thang khu lấn biển, tối ngủ Rạch Giá.

Ngày 4 (thứ Hai 28/9): Rạch Giá – Nam Du

Ra bến tàu Rạch Giá lên tàu đi Nam Du (khởi hành 9h?), sau 3 tiếng (nếu mua được vé tàu cao tốc) lên đảo ở Hòn Lớn, thăm quan vòng quanh Hòn Lớn, thăm Bến Ngự lúc hoàng hôn

Ngày 5 (thứ Ba 29/9): Nam Du

Đi thuyền sang Hòn Mấu, Bãi Mến, Hòn Ngang, quay lại ngủ ở Hòn Lớn

Ngày 6 (thứ Tư 30/9): Nam Du – Rạch Giá – Cà Mau

9h đi tàu về Rạch Giá
Theo đường 63 về Cà Mau, ghé thăm U Minh Thượng (50km), phủ thờ Bác Hồ
Tối ngủ ở Cà Mau

Ngày 7 (thứ Năm 1/10) : Cà Mau – Đất Mũi – Cà Mau

Đi tàu ra Đất Mũi, KDL sinh thái Mũi Cà Mau, làng rừng kháng chiến và hệ sinh thái rừng ngập mặn, lên vọng hải đài quan sát toàn cảnh đất Mũi
Về lại Cà Mau, thăm vườn chim 19/5, ngủ tại Cà Mau

Ngày 8 (thứ Sáu 2/10): Cà Mau – Bạc Liêu - Sóc Trăng – Cần Thơ

Đi Bạc Liêu (65km): thăm nhà công tử Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán, chùa Bang, tháp Vĩnh Hưng, sân chim Bạc Liêu
Đi Sóc Trăng (50km): thăm chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Kh’leang, thưởng thức món lẩu cá kèo nổi tiếng.
Đi Cần Thơ, ăn tối, nghe đờn ca tài tử ở Cần Thơ, ngủ tại Cần Thơ

Ngày 9 (thứ Bảy 3/10): Cần Thơ – Vĩnh Long – Trà Vinh

Sáng dậy sớm đi chợ nổi Cái Răng, về lại Cần Thơ, thăm đình Bình Thủy, nhà cổ Bình Thủy, chùa Nam Nhã, chùa Ông, bến Ninh Kiều.
Qua phà Cần Thơ theo quốc lộ 1 đi Vĩnh Long (30km), thăm Văn Thánh Miếu, đình Thanh Long, qua sông Cổ Chiên sang cù lao An Bình thăm chùa Tiên Châu hoặc sang trại Vĩnh Sang cưỡi đà điểu
Theo quốc lộ 53 đi Trà Vinh, ghé thăm Ao Bà Om, chùa Âng (trong rừng quanh ao Bà Om), thăm chùa Hang (chùa Mồng Rầy), ngủ tại Trà Vinh
(nếu còn thời gian đi chùa Nodol)

Ngày 10 (Chủ nhật 4/10): Trà Vinh – Bến Tre – Mỹ Tho – TPHCM

Theo đường 60 đi Bến Tre qua phà Cổ Thiên, ghé chùa Tuyên Linh, làng du kích Đồng Khởi, qua phà Hàm Luông, tìm món đặc sản bánh bèo cắc chú (nay gọi là bánh mặn hoặc bánh ổ mặn)
Đi Mỹ Tho, ghé trại rắn Đồng Tâm, đi cồn Phụng hoặc đi thuyền trên sông Tiền
Theo đường 50 về TPHCM
 
Last edited:
Chính xác chứ không phải hình như đâu anh Rắn!!
lúc trước là đường đất đỏ, bây giờ thì không biết tráng nhựa chưa. 1 năm rồi em không đi. Đường này chạy ngon lành hơn đường 50
Đường 50 xấu òm. em mới ở Gò Công về. HỨng trọn 2 cơn mưa cả đi lẫn về. Mang đôi vớ sình lên tới gối :D

Đi như thế nào thì vào được đê biển Tân Thành?
 
"Theo đường 1 đi tiếp đến ngã ba An Hữu..."
Dạ cái này cho em xác nhận lại là Ngã Ba An Thái Trung ạh. Quê em chẳng ai gọi là ngã 3 An Hữu cả.
 
Re: Ngày 2: Long Xuyên - Núi Sập - Óc Eo - Núi Cấm - Châu Đốc

Con đường đẹp và thanh bình quá đỗi. Gió đồng luồn vào đùa giỡn với mái tóc tôi, lâu lắm tôi mới được đón làn gió trong lành, thoáng đạt đến thế. Tự dưng thấy thương cho những lúc bị "gió" từ ống xả của những chiếc Future thổi vào giữa mặt trong lúc dừng đèn đỏ hoặc kẹt xe ở thành phố. Con đường này làm chúng tôi quên mất ý định ban đầu là đi tới 1 cái hồ nữa trong 3 hồ của khu du lịch Núi Sập (hình như là hồ số 3) mà cứ men theo đường đến thẳng Óc Eo.

IMG_4238.jpg


Cổng vào khu di chỉ đã han gỉ, khép hờ và cũng không có biển chỉ dẫn. Khu di chỉ nằm giữa thảm lúa, lối vào 1 bên có đầm sen nhưng có vẻ ít được bàn tay chăm sóc. Chỉ có vài bông sen còn sót lại.

IMG_4242.jpg


Khu di chỉ Óc Eo thuộc vùng núi Sập - Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, là một thương cảng thời trung cổ bị chìm dưới đất, được phát hiện khi nhân dân đào kênh xáng Ba Thê. Đây là một khu di tích cổ rộng lớn, gắn liền với vết tích vật chất của vương quốc Phù Nam, một quốc gia hùng mạnh ở vùng Đông Nam Á cách nay khoảng hai nghìn năm. Ngoài khu vực được xem là “thành phố Óc Eo” có diện tích 4.500ha, còn có một vài vùng ở miền Tây Nam Bộ như: Đồng Tháp Mười, Châu Đốc, Kiên Giang… mà cho đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu, khảo cổ.

Tấm biển này cho du khách biết về quá trình tìm kiếm và đôi điều về khu di chỉ. Với tôi, nếu không đọc tấm biển này, nhìn những dấu vết còn lại, khó có thể hình dung nơi đây từng là chính điện

IMG_4239.jpg


Hiện nay, khu di chỉ Óc Eo không những đón được rất nhiều nhà sưu tầm, khảo cổ đến nghiên cứu, tìm hiểu mà còn hấp dẫn được rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây để xem di vật, vết tích được phát hiện để biết thêm về một thời kỳ phát triển rực rỡ của vùng đất An Giang ngày xưa nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.


Sau chuyến đi Châu Đốc núi Sam vừa hồi đầu Tết tây 2016 vừa qua xong, sắp tới mình chuẩn bị dự kiến đi núi Sập và khu di chỉ khảo cổ Óc Eo và đi núi Ba Thê như này đây.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,514
Members
192,531
Latest member
Duchaicuasat
Back
Top