What's new

[Chia sẻ] Lang thang, Sài Gòn - Bali, đường bộ, một mình

Hành trình lang thang một mình bằng đường bộ từ Sài Gòn đến Bali, và hơn thế nữa (!?) của bpk cũng có nhiều câu chuyện buồn vui lẫn lộn. Dĩ nhiên là buồn rất ít mà vui thì rất nhiều, chứ nếu buồn nhiều hơn vui thì ở nhà đi mần cũng vậy à (tức là với bpk thì đi mần luôn luôn là buồn nhiều hơn vui, mà thường là chỉ vui vào cuối tháng thôi!). Trong những niềm vui được khám phá, được học hỏi, được mở mang đầu óc, được thanh thản hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp,… thì còn có những niềm vui nho nhỏ từ những lời động viên, thăm hỏi từ bạn bè ở quê nhà (qua Yahoo 360 blog, giờ đã qua đời), niềm vui gặp gỡ và biết thêm những người bạn mới trên con đường lãng du.


Giờ, ngồi rị mọ vẽ lại hành trình đã qua, lòng vẫn còn bồi hồi như ngày nào lang thang trên con đường đó. Và không hề nuối tiếc. Nếu được cho làm lại, bpk cũng sẽ đi lại con đường này, đi xa hơn nữa, đi lâu hơn nữa, đi nhiều hơn nữa… nhưng biết đến bao giờ?


Indo-1-1jpeg.jpg


Indo-2-1jpeg.jpg


Indo-3-3.jpg

Cung đường lang thang Sài Gòn – Bali


Trong hành trình này, con đường đi màu xanh đậm, nằm song song với con đường màu vàng là con đường trở về của bpk (cũng bằng đường bộ, mãi đến tận Jakarta). Bạn có thể hơi ngạc nhiên vì sao bpk tốn thời gian để quay lại con đường cũ, không dành thời gian đó cho việc khác. Đó là vì một lời hứa cho riêng mình, là lý do của việc bpk đã quay lại viếng Borobudur đến 2 lần, cũng là lý do ngày trước trong blog có 1 entry mang tên “Borobudur, những lỗi lầm sẽ được thứ tha…”. Và đó cũng là 1 điểm nhấn rất quan trọng trong những bước đường lang bạt của bpk.


Cùng đi nào!
 
Last edited by a moderator:
Thỉnh thoảng vào topic này, em lại nhớ sự giản dị quen thuộc ở vùng quê nhỏ Ubud. Có lẽ nơi đó không phải thiên đường (đối với em), vì nó không hề đẹp một cách hào nhoáng hay hùng vĩ, nhưng chỗ đó làm em có cảm giác thoải mái một cách kỳ lạ, cứ như mỗi cuối tuần chạy về quê vậy... Nhớ những con đường nhỏ rợp bóng cây, nhớ cái hostel theo kiểu home-stay, sống chung với một đại gia đình đông đúc, sáng bảnh ra lò dò ra gặp ngay 1 cô bé con đang ngồi trong góc ăn gói xôi gà, tự nhiên thấy thân quen đến lạ kỳ... Nhớ những khung cửa gỗ nho nhỏ, những cửa hàng lưu niệm nhiều màu sắc, quán cafe mát lộng gió thổi từ mảnh ruộng lúa xanh mượt, nhớ cả cái ao sen tàn úa trong cơn mưa hè tầm tã... Nhớ những ngôi đền rêu phong trên mái, những người phụ nữ tần tảo bê mâm cúng ngày 3-4 lần, để trọn một niềm tin tuyệt đối vào đấng siêu nhiên...

45811_1348548399328_1399888289_30819533_5233622_n.jpg
 
Bali, những ngày quên lối về nơi miền đất thiên đường – 24

@ bluesky, Ubud thật sự rất khác các điểm đến du lịch khác. Có lẽ nhờ Ubud, Bali ngoài vẻ đẹp của biển xanh cát trắng (mà nhiều nơi khác vẫn dễ dàng có), mới thu hút được nhiều khách du lịch đến vậy... Điều hay là người dân Ubud vẫn giữ được sự hiền hòa mến khách, thiên nhiên trong lành... khác hẳn ở nhiều nơi, ngẫm đến mà buồn!!!

_________________________________________




(cont.)



P8070193.jpg

Bữa sáng nhẹ nhàng Ubud. Cách dì chủ nhà chăm chút lo buổi sáng cho kẻ bụi đời như tôi cũng thật “Ubud”.



Cơn mưa đêm và không khí trong lành tươi mát đã thức tôi dậy thật sớm, dù khuya qua từ đường đêm Ubud về tôi còn lãng đãng trước hiên với Bintang, nghe thủ thỉ “Đêm qua mưa bỗng về nửa khuya...”, và thấm ướt trong mưa đêm bay li ti từ vườn khuya, mong mưa sẽ phai chút bụi trần, sẽ ướt thêm chút hồn đã khô...



P8070140.jpg

Hoa sớm cho kịp lễ sáng


P8070187.jpg

Đi lễ sớm



Ubud, những con phố nhỏ sáng sớm trong trẻo lạ lùng. Những cánh đồng bao quanh, những gương hồ, những vườn cây rậm rạp... đã mang lại cho phố núi sự tinh khiết giờ hiếm gặp – nhất là ở các điểm đến du lịch. Điểm tô thêm cho đường phố tinh khôi là bóng những cô gái, thiếu phụ Ubud dịu dàng và duyên dáng đội những mâm hoa quả, trái cây đi cúng dường. Êm êm trong buổi sáng nhiều sương sớm, đôi lúc họ đi ngang qua lúc nào tôi chẳng biết, chỉ nhận ra khi ngẩn ngơ nghe đâu đây mùi dư hương nhè nhẹ phảng phất – mà chẳng biết là mùi hương hoa ngày mới hay hương xuân thì...


P8070166.jpg

Những ngôi đền Ubud trong nắng sớm....



P8070176.jpg




P8070174.jpg

.... dù sen mùa thu đã héo tàn, hồ vẫn đẹp lung linh bên những ngôi đền xám bắt đầu chuyển màu trong nắng sớm



Tôi vào các ngôi đền lúc nắng vẫn chưa lên, mưa đêm và sương sớm vẫn lấp lánh trên những bông hoa sứ nồng nàn, nhìn nắng sớm nhè nhẹ đi trên những ngôi đền đá xám đẹp thâm trầm trong buổi mai tinh lhiết. Người dân, đặc biệt nam thanh nữ tú ở đây có 1 tập tục rất hay (mà sau này tôi chỉ mới gặp lại ở Tây Tạng, dù khác tôn giáo) là khi đi làm, họ ghé ngang đền đài cúng dường, khấn vái... rồi mới đến công sở văn phòng.



Và tôi cứ ngẩn ngơ lang thang phố nhỏ thanh bình Ubud, mải miết, mê mệt... dù tôi vẫn biết thời gian dự định cho hành trình hôm nay đang kêu réo thét gào giục giã...




(tbc.)
 
Có vẻ như Ubud sẽ không bao giờ bị nhuốm màu thương mại hóa và đô thị hóa ồ ạt như những điểm du lịch khác, sức mạnh tinh thần và đức tin của người Ubud theo em sẽ không thay đổi theo thời gian. Rõ ràng, Bali có 1 đặc trưng riêng, giống như có 1 bức tường vô hình che chắn những vẻ đẹp truyền thống trước sự du nhập của hiện đại, mặc dù Bali được xem là điểm đến nổi tiếng ở khu vực ĐNÁ. Cái này mới đúng là hòa nhập và không hòa tan!

149926_1439321668603_1399888289_30990426_8333772_n.jpg

Đường quê Ubud...

74397_1439322068613_1399888289_30990429_5686160_n.jpg

Đền Mẹ Besakih, biểu tượng của đức tin thiêng liêng...

155057_1439322348620_1399888289_30990431_6549790_n.jpg

Ruộng bậc thang, khoản này thì thua đứt Tây Bắc nhà mình nhé!! ^^
 
Bali, những ngày quên lối về nơi miền đất thiên đường – 25

(cont.)



Lang thang vào các khu chợ để nhìn ngắm cuộc sống người bản địa là một thú vui tôi vẫn hay làm khi lơn tơn ở Lào, Thái nhưng hơi ít ở Philippine và Indonesia… Lý do là ở Lào, Thái dân tình thức rất sớm để cúng dường các vị sư đi khất thực nên tôi hay dậy sớm đi theo họ và sau đó về chợ hoặc về chùa. Còn ở Phi & Indo dân chúng rất lười (!?), hơn 7am vẫn rất vắng người trên đường nên thức giấc sớm để ra đường dễ bị nghi là đi bắt gà, nên "thôi đành ru mình ngủ vậy". Vẫn biết là hơi phí phạm không gian trong lành của những buổi sáng nơi quê người nhưng làm gì bây giờ. Ở Ubud cũng may là dân chúng siêng năng nên sáng nay tôi lại có dịp lang thang từ sáng sớm.




Từ chợ về, tôi "chui rào" vào 1 số đền đài chụp hình vì giờ này chưa mở cửa. Rất nhiều đền đài ở đây không phải lúc nào cũng mở cửa nên việc đi lang thang đôi lúc cũng hơi bất tiện. Tuy vậy, tôi cũng đã đi được nhiều đền đài ở trung tâm Ubud, len lén nhìn những người thành tâm khấn vái sớm, lang thang trong vườn râm mát với những thảm sứ vàng thơm ngát và trinh nguyên chưa bước chân nào "chà đạp". Kể cả ngôi đền Hindu nằm bên hồ sen tôi cũng phải len vào bằng đường bên hông, nhưng may quá là chưa bị bắt!!!



Thời gian thật nhanh. Chỉ mới đó mà đã đến gần 8.30am. Tất tả ngược về nhà nghỉ chuẩn bị hành trang để lên đường thăm “ngoài” Ubud.



Bắt đầu "đi" nhé! Trước tiên là Động Con voi - Goa Gajah. Động Goa Gajah này đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa vào 1995 do vậy tôi rất háo hức khi tìm tới đây. Động này cũng gần Ubud, mang nhiều dấu vết của kiến trúc Hindu thời hưng thịnh ở Indonesia.


P8070207.jpg



P8070203.jpg

Động con voi​



Được chạm trổ trực tiếp ở một cái hang, động, hay cũng là ngôi đền, Goa Gujah được xây dựng vào thế kỷ thứ IX, có hình dạng hơi giống một cái đầu voi thật, tuy cũng cần vận dụng chút tưởng tượng. Tuy nhiên, bạn nào mơ màng về hang động và đã quen với các hang động hoành tráng ở Quảng Bình, Vangvieng, Chiangdao… sẽ có thể hơi thất vọng khi vào trong vì động nhỏ xíu. Có điều có những linga, những phù điêu... cũng rất đẹp – và nói chung, mọi người đến đây vì sự linh thiêng và giá trị lịch sử của động/đền chứ không phải vì vẻ đẹp của nó. Trước động là bể tắm dành cho tín đồ cần tẩy trần trước khi vào dâng lễ.





P8070200.jpg

Khuôn viên trước động, đây là bể tắm tẩy trần cho người hành hương (bể tắm này mới được xây dựng những năm 50 thế kỷ trước).



P8070204.jpg

Tắm là có tiên nữ rót nước cho đó nghen!



Khuôn viên bên ngoài động Goa Gajah đã như bù lại cho cái động linh thiêng nhưng kém hấp dẫn này. Có nhiều ngôi đền đài dù còn nguyên hay chỉ là những gì còn lại của những kiến trúc từ thế kỷ XI đều cho thấy những kiến trúc tinh xảo của người dân Bali xưa. Nằm gần 2 con sông và khí hậu ẩm ướt vùng Ubud, các cánh đồng và khu vườn xung quanh động xanh tốt rậm rạp… Trong đám cỏ xanh rì, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các cột đá cũng những ngôi đền Hindu đã bị thời gian tàn phá – nếu bạn chịu khó đi ra xa xa (hướng đối diện ngôi đền).



P8070210.jpg



P8070212.jpg

Các bức tượng, phù điêu, linga… bên trong hang động





P8070217.jpg

Dấu tích của ngày xưa



Ở một ngôi đền Hindu mới cũng gần đó, khi bạn vào thành tâm cúng dường hay khấn vái, bạn sẽ được người tu sĩ đính lên trán vài hạt gạo chúc phúc theo phong tục của Hindu-Bali. Dĩ nhiên khi rời Goa Gajah, trên trán tôi cũng có vài hạt gạo lành đó!!!



(tbc.)
 
Bali, những ngày quên lối về nơi miền đất thiên đường – 25

(cont.)


Rời Goa Gajah, tôi đi đến suối thiêng Tampark và cụm đền Tirta Empul, cũng là một trong những điểm “must-see” khác của Bali!!!



P8070245.jpg

Thờ cúng ở Tirta Empul



P8070276.jpg

Linga – Yoni làm nhớ Cambodia quá!!!



Theo truyền thuyết của người Bali, con suối thiêng Tampark Spring có nguồn gốc từ cuộc chiến giữa vua Maya Denawa và các vị thần Hindu. Vì có tài năng biến hóa và không tin tưởng vào thượng đế, vua Maya Denawa bác bỏ các việc thờ cúng… nên cuối cùng thần Indra (một vị thần Hindu) đã đưa các chiến binh đến tiêu diệt vua Maya. Nào ngờ Maya dùng thuốc độc để giết chết các chiến binh. Thần Indra đã làm phép cho dòng suối thiêng phún trào và đi đến đâu thì các chiến binh sống lại đến đó. Và con suối thiêng ngày xưa đó giờ là con suối Tampark.


P8070255.jpg




P8070263.jpg

Những ngôi đền mái đen phong cách Hindu - Bali



Ngôi đền Tirta Empul trong khu vực suối thiêng có tài liệu ghi lại việc ra đời từ năm 960AD. Vào thế kỷ trước, tổng thống đầu tiên của Indonesia Soekarno đã cho xây dựng một dinh thự gần ngôi đền – chắc có lẽ mong cầu sự che chở của thần linh và dòng suối thiêng.

P8070240.jpg

Hồ tẩy trần ở Tirta Empul



P8070267.jpg

Bạn có thể thấy dòng suối phun trào ở đây, tuy nhiên nhìn hình khó thấy



Hiện nay, đền thiêng vẫn là nơi thờ phụng của dân chúng Bali và trước khi vào đền dâng lễ, họ đều xuống bể tắm trước đền, nơi dòng suối thiêng được dẫn vào. Có điều, bể tắm thiêng chỉ dành cho người theo đạo Hindu nên tôi đành đứng trên bờ, nếu không chắc đã nhảy ùm xuống rồi…



P8070284.jpg

Hồ đẹp giữa đền




(tbc.)
 
Bali, những ngày quên lối về nơi miền đất thiên đường – 26

(cont.)



Viếng cụm đền Tirta Empul cũng hay hay vì những ngôi đền ở đây hơi khác những đền đài Hindu khác. Bạn sẽ không tìm thấy các bức tượng thần Vishnu, Shiva… ở đây. Thay vào đó là các bức tượng các vị thần xấu, các loài ma quỷ khác – có lẽ liên quan đến truyền thuyết vua Maya ngày xưa. Và những bức tượng này nằm bên cạnh những ngôi đền mái đen truyền thống Hindu-Bali tạo nên một hình ảnh là lạ thú vị khác.


P8070271.jpg




P8070251.jpg




P8070252.jpg

Các bức tượng phong cách “ma quỷ” ở Tirta Empul





P8070289.jpg

Một pho tượng hoành tráng trên đường vào Tirta Empul – tôi cũng ít thấy tượng này ở các ngôi đền khác.



P8070264.jpg

Một nội thất ngôi đền rực rỡ phong cách cũng ít thấy ở Bali




Tuy nhiên cánh cổng “chẻ đôi” – “split gate” – tiếng Bali là “Candi Bentar”, như mọi ngôi đền ở Bali thì không lẫn vào đâu được. Thực ra, biết về cánh cổng đặc biệt này rất lâu, khi đến Tirta Empul tôi mới nghe về một trong những truyền thuyết về nguồn gốc của nó. Người Bali xưa cho rằng, cánh cổng này được mô phỏng theo ngọn núi thiêng Meru, đã bị thần Siwa chẻ đôi thành 2 ngọn Gunung Agung và Gunung Batur, vẫn còn hiện hữu ở Bali bây giờ.



P8070239.jpg




P8070285.jpg

Những cánh cổng “không chẻ đôi” của Tirta Empul



(tbc.)
 
Bali, những ngày quên lối về nơi miền đất thiên đường – 27

(cont.)




P8070314.jpg




P8070303.jpg

Hồ và núi lửa G. Batur



P8070320.jpg

Cận cảnh G. Batur



Sau khi lơn tơn ở suối thiêng, tôi hướng về Gunnung Agung đi tiếp. Trên đường, không thể không dừng chân ở một viewpoint ngắm nhìn núi lửa G. Batur và hồ xanh xinh đẹp bên dưới, nuốt nước miếng đi tiếp hướng về G. Agung. lại tất tả chạy tiếp đến viewpoint để ngắm hồ và núi lửa G. Batur.



P8070317.jpg




P8070318.jpg




P8070308.jpg

Thung lũng bên dưới




P8070331.jpg

Nhà hàng dừng ăn trưa bên 1 sườn núi, nhìn xuống thung lũng xanh xinh đẹp bên dưới.




G. Batur là một điểm rất thu hút du khách ở Bali, nhưng những ngày ở Ubud, tôi bị không khí nhàn hạ ở đây làm tôi biếng nhác. Hơn nữa, sau đêm “chinh phục” núi lửa Merapi ở Bukittinggi tôi đã nhủ với lòng là sẽ không leo núi trong đêm thêm một lần nào nữa (!?). Trong khi đó, muốn leo G. Batur để ngắm bình minh bạn cũng phải đi lúc 1-2 giờ sáng. Do vậy, tôi ngán ngẩm thở dài và rút lui khi hỏi thăm các thông tin ở các đại lý du lịch ở Ubud. Giờ thì tiếc nuối! Mới biết lòng người không đáy!!!




(tbc.)
 
Em vừa đi Bali về, đọc bài của bác và nhớ những cung đường đã qua thật là tuyệt!
Cảm ơn các bài viết của bác!

p/s: hình như ảnh bác chụp bằng máy film ạ!
 
Bali, những ngày quên lối về nơi miền đất thiên đường – 28

@ Kate Nguyen, dễ thôi mà, cứ bỏ việc là đi thôi, bạn “ghen tỵ” làm gì cho hư người...



@ victor, cảm ơn bạn đã chia sẻ, bpk chụp bằng P&S cùi bắp. Có phải bạn đang chọc quê bpk, người "nổi tiếng" chụp hình xấu!!! :Dam

________________________________________________

(cont.)


P8070352-1.jpg

Đường lên Besakih...



Pura Besakih, đền Besakih, Mother Temple, Đền Mẹ... là ngôi đền quan trọng nhất, linh thiêng nhất của Bali. Được xây dựng từ thế kỷ XIV, ngôi đền nằm ngay trên sườn núi Agung, một ngọn núi được thần Siwa chẻ đôi từ núi thiêng Meru thành 2 ngọn là Agung và Batur, mà giờ hiện hữu trong tất cả các cánh cổng đền “chẻ đôi” của Bali.



P8070355-1.jpg

... Besakih bên sườn Agung xanh tốt...




P8070357-1.jpg



P8070344-1.jpg

... một chiều nắng vội sau mưa




Ở độ cao 1.000m của ngọn núi lửa còn hoạt động cao đến 3.014m, cụm đền được tôn thêm vẻ đẹp cũng như sự trang nghiêm bởi cỏ cây xanh tốt, khí hậu ôn hòa... và đặc biệt với mây trắng lượn lờ phủ quanh 22 ngôi đền của cả cụm Pura Besakih. Có điều, sự trang nghiêm đó giờ có bị nhiễu nhương chút ít bởi các bạn cò vạc và “tour-guide cưỡng bức”. Ở đây, tôi đã phải “huyết chiến” với các bạn ấy và đã bị một bạn khóa cửa nhốt trong 1 ngôi đền khi bạn ấy nói là không được vào nhưng tôi vẫn vào. Mắc cười nữa là việc trả giá mua sarong (để quấn vào người mới vào được bên trong đền đài), từ giá chào bán 200.000Rp cuối cùng tôi mua với giá 20.000Rp, mà sau này khi "tám" với các bạn khoai Tây thì ai nấy đều "khâm phục". Mấy ai biết tôi đã có quá nhiều kinh nghiệm từ quê nhà. Ka Ka Ka.



(tbc.)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,041
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top