What's new

Langbiang tháng 6

Ngày xưa, bé tẻo teo, mới 10 tuổi nhỉ???Thế mà đã leo Langbiang, theo chân đoàn sinh viên thực tập của trường ba mẹ. Lần đầu tiên khám phá Langbiang thật thú vị, lần đầu đi bộ leo núi nhiều và xa như vậy, lần đầu đi bộ trong rừng, lần đầu tiên được đứng trên đỉnh cao nhất của Langbiang nhìn ngắm thành phố ĐL, ngày xưa chưa đông đúc như bây giờ, chỉ là 1 nhóm nhỏ thưa thớt, chủ yếu vẫn là rừng thông và những trang trại trồng rau ngút ngàn….
Cái lần đầu tiên ấy, đã mang lại cho tôi cái đam mê, sự quyến luyến với Langbiang, 6 năm sau đó, năm nào tôi cũng đi, năm nào cũng 1 lần chinh phục Langbiang. Mỗi lần đi là 1 cảm giác khác nhau, là những thú vị riêng, với những anh chị, những người bạn mới, nhưng Langbiang thì mãi mãi vẫn vậy….
Langbiang là nơi tôi chia sẻ cảm xúc của mình, tôi yêu những cánh rừng thông, không khí trong lành và mát lạnh….Là nơi tôi tìm đến khi có chuyện không vui. Rất nhiều lần tôi độc bước nơi đây chỉ vì muốn tìm lại 1 cảm giác cho riêng mình, muốn quên đi những nhọc nhằn của cuộc sống và muốn quên đi những nỗi muộn phiền của “chúng tôi” Tôi mong Langbiang cho tôi cơn gió mát, đề làm nguội đi cái đầu nóng tính. Tôi mong Langbiang cho tôi tiếng thông reo, để tâm hồn tôi bình yên hơn. ….

GIA_0195.jpg
 
Thưở xa xưa, khi bác sĩ Yersin lần đầu khám phá ĐL, ông không ngờ rằng nó sẽ phát triển như đến bây giờ, Ngày xưa muốn đi Đà Lạt, ta phải đi đường bộ từ Sài Gòn, ngược ngọn đèp B'lao, (Bảo Lộc), để đến cao nguyên Lâm Viên, nhưng ngày đó đướng xá nhỏ xíu, đường đèo chỉ 1 làn xe, nên phải chia ngày cho xe chạy, ngày chẵn thì xe đi từ SG- Lâm Viên và ngược lại,

Đúng như bạn nói là con đường lên Lâm Viên ( tên lâm viên mới có thời Việt Nam cộng hòa thui ) phải đi 1 chiều lên - hay một chiều xuống! Nhưng chính xác là con đường đầu tiên lên Đà Lạt là từ Phan Rang tháp Chàm kìa, con đường này hoàn thành những năm 1990; đến năm 1923 thì phải, thì mới có con đường thứ hai lên Đà lạt, đó là con đường các bạn đi phượt đó!
Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt, là một trong những tuyến đường sắt răng cưa hiện đại nhất thời nó được xây dựng, kết nối cung đường biển - cao nguyên. Do chiến tranh tàn phá và do không có kỹ thuật cũng như khả năng bảo quản, tôn tạo, nên chúng ta đã bỏ đi 1 di sản tuyệt vời. hiện nay trên thế giới các nước còn có loại đường sắt răng cưa hình như chỉ còn có Thụy Sĩ...Và đang buồn hơn chúng ta đã bán chiếc đầu máy hơi nước chạy trên đường sắt răng cưa và đường ray thường cho chính công ty sản xuất nó, Công ty chế tạo máy Fuka Thụy Sĩ với giá xxxxx USD, nhưng giá trị của nó hiện nay là " Vô giá". Thôi thì âu cũng là " SỐ".

Chính xác! Có ai chịu trách nhiệm cho sự mất mát này ; mà bây giờ những người bên GTVT muốn khôi phục lại con đường đến nhà Ga đẹp nhất Đông Dương đây :
http://www.baomoi.com/Khoi-phuc-tuyen-duong-sat-rang-cua-duy-nhat-cua-Viet-Nam/148/1082013.epi
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,426
Members
192,521
Latest member
laptophssv
Back
Top