Ha ha đảo qua 1 vòng thấy các bạn danphuong, nếp, huythong tập luyện rất nghiêm túc, các bạn cố lên dangkhoaquan cố lên
)
)
Mình vừa thấy đoạn này hay hay về phan các bạn xem nhé
Đường xa hơn, khá nguy hiểm là ngả Sín Chảy cao hơn 1.000 m.Ngày đầu tiên cũng là ngày gian khó nhất. Những đoạn dốc cao dựng đứng khiến "mũi người này đụng chân người kia", những mỏm đá nhấp nhô, đầy rêu, đại thụ ngáng lối đi. Ai ai cũng phải dùng hết kỹ năng lăn lê bò toài mới vượt qua được, gần như vắt kiệt sức lực của mỗi người.
Rừng tầng thấp là chốn nương thân tuyệt vời cho lũ vắt. Nếu mùa đông lạnh giá khắc nghiệt thì vắt vào mùa hè là nỗi ám ảnh lớn làm chùn chân tất cả người đi rừng. Mặc dù đã trang bị khá đầy đủ dụng cụ chống vắt nhưng có người phát hiện cả một ổ vắt đã căng tròn máu ở bắp chân, chỗ vết cắn máu chảy âm ỉ cả ngày.
May mắn, những ngày sau đó trời bắt đầu quang và có nắng nhẹ. Trước khi lên đường chặng hành trình ngày thứ hai, A Sàng - người Mông, dẫn đường - nhắc nhở: “Trời bắt đầu nắng đẹp. Hôm nay chúng ta sẽ vượt qua độ cao 2.900m sau đó lại đổ xuống nghỉ đêm tại độ cao 2.000m. Hành trình qua rất nhiều cảnh đẹp nhưng tuyệt đối không mất cảnh giác vì phía sau bụi cây kia có thể là vực thẳm”.
Ấn tượng nhất trong suốt cuộc hành trình chinh phục Phanxipăng có lẽ khi vượt qua một rừng tre rậm rạp, dày đặc. Đây là chặng đường dễ bị lạc nhất vì khó định hướng và dễ mất dấu vết. Vài năm trở lại đây, khi những đoàn khách du lịch leo Phanxipăng ngày càng nhiều đã hình thành một lối mòn xuyên qua rừng tre.
Vượt qua rừng tre, đỉnh 2.900 đã sừng sững. Ở đây, dõi tầm mắt đã đụng tới đỉnh Phanxipăng. Nhìn thấy đấy nhưng để lên đến độ cao tuyệt đối này phải qua nhiều đoạn quanh co khúc khuỷu, một bên là vách đá thẳng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm.
Đêm rừng núi sương mù như đông lại, lạnh buốt. Sau một ngày nếm trải “cái dốc, cái đá” ai nấy đều mệt lả, khắp cơ thể tê buốt, chân tay như đông cứng vì đau nhức. Một vài bạn bắt đầu... hoảng: “Mới 1/3 đường mà đã như thế này a”.
Bên bếp lửa, ai đó đã tự động viên mình và bạn bè bằng câu nói của một danh nhân: “Thử thách chính bản thân là điều quan trọng hơn hết. Cố lên...”. Không ai nói ra nhưng cả đoàn đều biết rằng mình phải tiếp tục đi tới bằng tất cả ý chí và quyết tâm
Theo kế hoạch, hành trình của nhóm kéo dài 4 ngày, 3 đêm. Chặng đường ước tính dài 60km, trung bình đi bộ 15-20 km/ngày. Chúng tôi phải vượt qua bốn “đỉnh chóp” được đánh dấu trên bản đồ của dãy Hoàng Liên với độ cao 1.800, 2.300, 2.900, 3.143m và hàng chục ngọn núi. Phong cảnh thoắt ẩn thoắt hiện bất ngờ như một màn ảo thuật, nhất là trong các cánh rừng nguyên sinh.
Chỉ trong một ngày đường, lữ khách có thể chiêm ngưỡng ba bốn kiểu rừng với thảm thực vật, cây cỏ hoàn toàn khác nhau. Không ai có thể kìm lòng khi đứng trên sườn núi bao la ngắm ngàn mây trắng bay lượn dưới chân, chiêm ngưỡng dáng đứng uy nghi, sang trọng của Pơmu, Vân Sam Hoàng Liên, Thiết Sam…
Đặc sắc nhất có lẽ là kiểu quần hệ lạnh vùng cao xuất hiện trên các đỉnh núi cao trong khu vực đỉnh Phanxipăng. Nếu đi vào mùa đông, khó có thể bao quát toàn cảnh vì toàn bộ khu vực này đóng băng trắng xóa.
Mùa này đang là mùa sinh sôi của đám côn trùng cánh cứng, râu chùy cánh vảy. Du khách có thể ngừng hàng giờ (mặc kệ việc có thể bị bỏ lại một mình giữa rừng) để ngắm nghía, chụp hình những chú bọ dừa, cánh cam bé xíu, những bướm, ngài màu sắc sặc sỡ tuyệt đẹp hay tìm hái những quả dâu rừng chua chua ngọt ngọt...
Sáng hôm ấy chúng tôi đi với tốc độ khá ổn định vượt đoạn đường cuối cùng cực kỳ lầy lội. Đi đến một đoạn ngoặt bỗng nghe tiếng còi vang không gian. A Sàng hét toáng lên: “Tùng thổi còi, lên đến đỉnh rồi đấy”.
Cái chữ “đỉnh” vang lên như một điều kỳ diệu, tạo ra một luồng sức mạnh cho mọi người. Người này hét người kia đang ở phía sau. Đỉnh! Chỉ là một mỏm đá cao - đánh dấu bằng cái chóp bạc huyền bí - nhưng là cả một không gian mênh mông, rộng lớn, không gì có thể che được tầm nhìn. Mọi người cùng nhau hú hét, gào lên, rồi phất cao ngọn cờ đỏ sao
http://www.skydoor.net/entry/Leo_dinh_Phanxipang/1056