What's new

[Lịch sử] Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Năm nay, 2010, Một nghìn năm cái tên Thăng Long. Một nghìn năm từ Thăng Long đến Hà Nội.

Người ta nói quá nhiều, và tôi cũng đã dự định viết topic này từ lâu, nhưng giờ mới bắt tay vào thực hiện, như là một phần chia sẻ của mình với nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.

Tôi không định cắt dán các bài viết dài dằng dặc trên khắp các báo, trên mạng, mà viết những gì tôi biết, tôi hiểu về mảnh đất này. Nếu ai muốn chia sẻ cùng tôi, xin hãy cũng như vậy.

Topic này có thể sẽ rất khô khan, cũng có thể sẽ rất thú vị, tuỳ theo cách nhìn của mỗi người.
 
Last edited:
Bấy giờ Thành phố Hà Nội thuộc Pháp hết rồi, các quan của tỉnh Cầu Đơ mời ra Cầu Đơ mà lập phủ.

Tuy nhiên Kinh lược sứ là người thay mặt triều đình Huế ở miền Bắc, bấy giờ là Hoàng Cao Khải, là người thân với Pháp, nên họ cho lập Dinh Kinh lược ngay trong thành Hà Nội, ở trên nền Trường Thi cũ. Dinh Kinh lược xây 2 năm mới xong, nhưng cũng chỉ 10 năm sau là lại bỏ chức Kinh lược. Sau này dinh Kinh lược bị phá bỏ để xây Thư viện.

Hoàng Cao Khải là Kinh lược, đồng thời là Tổng đốc Hà Đông, không chỉ có toà Dinh do Pháp xây, mà còn chiếm hàng trăm mẫu ruộng để lập Ấp Thái Hà. Sau này lăng mộ của ông ta cũng đặt ở Thái Hà, giờ bị lấn chếm gần hết rồi.

Dinh Kinh lược

37097023.jpg
 
Last edited:
Kính Thiên

Thành phố Hà Nội hoàn toàn thuộc Pháp rồi, khu Hành cung của vua cũng thế.

Chính giữa thành cổ là điện Kính Thiên, nơi cấm điạ tôn nghiêm từ mấy trăm năm, khi mới chiếm được thành lần 2, quân Pháp đã xây một bức tường quanh nền điện, để làm nơi cố thủ đề phòng khi bị tấn công. Bức tường chỉ chừa một cửa ở giữa hai con rồng đá.

Sau năm 1888, thì quân Pháp phá hoàn toàn điện Kính Thiên, và chuyển toà nhà Sở chỉ huy pháo binh từ khu Nhượng địa lên đặt vào đó. Xung quanh xây thêm các ngôi nhà sở chỉ huy pháo binh, thuỷ quân.

Sau năm 1954, toà nhà Sở chỉ huy quân Pháp cũng trở thành nhà Bộ tổng tham mưu các chiến dịch của QĐNDVN.

Điện Kính Thiên khi mới bị Pháp chiếm

37167111.jpg

Và ngày nay, bên trên thềm điện vẫn còn toà nhà Sở chỉ huy pháo binh quân Pháp - Bộ tổng tham mưu quân Việt Nam.

37155906.jpg
 
Last edited:
Trong thành cổ, nửa phía Đông của thành, Pháp xây một loạt nhà làm khu quân sự, nơi sĩ quan, lính Pháp đóng quân. Doanh trại cũng chuyển từ khu Nhượng địa trước kia vào đây, để khu đất Nhượng địa về sau dựng thành Bệnh viện quân đội.

Khu quân sự của Pháp trước kia trong thành cổ

37152271.jpg

Và khu vực đó ngày nay, trở thành trụ sở của Bộ Quốc phòng

37152264.jpg
 
Last edited:
Paul Bert và Halais

Thống sứ đầu tiên của cả Bắc và Trung kỳ là Paul Bert, người đã thiết lập nền móng khá ôn hoà giữa người bản xứ và kẻ cai trị người Pháp, tuy nhiên ông này làm chỉ được nửa năm thì chết ở Hà Nội.

Đốc lý đầu tiên của Hà Nội là Halais (tiếng Pháp đọc là A-le, nhưng dân ta quen đọc là Ha-le). Halais là một kiến trúc sư. Sau khi xem xét địa thế Hà Nội, ông đã hình thành ý tưởng thiết kế quy hoạch Hà Nội, và bắt tay vào thực hiện.

Lúc bấy giờ, quân Pháp tập trung tại khu Nhượng địa ở phía Đông Nam, và trong thành cổ. Từ Nhượng địa, họ đi theo con đường ngang qua khu Tràng Tiền, sang Hàng Khay, ngược lên Nhà Chung, đi trong khu phố cổ để đến Cửa Đông mà vào thành. Do đó quy hoạch của Halais bắt đầu từ con đường gần khu Nhượng địa, làm thành con đường tập trung các toà nhà Pháp đầu tiên.

Con đường đó mang tên Paul Bert, nay là phố Tràng Tiền.

Người Pháp cũng lấy tên Halais đặt cho một con đường do ông đã từng vạch ra nhưng chưa kịp thực hiện, tức là phố Nguyễn Du bây giờ. Và cái hồ đẹp ngay bên cạnh cũng gọi là hồ Halais. Dân ta Việt hoá gọi là hồ Ha-le, cái tên đó đến nay vẫn còn một số người dùng để gọi hồ Thiền Quang.

37182041.jpg
 
Last edited:
Ô Quan Chưởng

Đốc lý Halais cũng cho phá hết vòng thành bao quanh thành phố. Vòng thành này vốn nhà Nguyễn đã làm nhỏ lại từ thành Đại La của triều Lê, và mở ra 16 cửa ô, nhưng nay không còn giá trị phòng thủ nữa, lại làm cản trở việc phát triển thành phố. (không phải cái thành Vauban mà ta gọi là "thành cổ")

Các cửa ô xưa bị phá hết. Duy chỉ có một cửa ô còn tồn tại, là ô Đông Hà, hay ô Quan Chưởng.

Người ta kể rằng viên Cai tổng Đồng Xuân và nhân dân đã nhất quyết xin giữ lại cửa ô này, không chịu ký vào tờ đơn do Pháp soạn sẵn để phá cổng. Tuy nhiên, còn một lý do khác để Pháp giữ cửa ô này, đó là vì nơi đây lưu giữ dấu tích của Jean Dupuis, người đầu tiên đưa Pháp vào Bắc kỳ, và cái cổng này họ gọi là cổng Jean Dupuis. Về sau họ còn dựng ở đây tượng Dupuis ở đây.

Tên gốc của cửa này là ô Thanh Hà, sau này đổi lại là ô Đông Hà, rồi dân gian gọi là ô Quan Chưởng. Đây là cửa ô cuối cùng còn lại cho đến nay.

37181815.jpg



37182208.jpg
 
Last edited:
Lấp sông

Thành luỹ Đại La đã san phẳng, người Pháp lấp luôn khúc sông Tô Lịch chảy ngang khu phố cổ.

Khúc sông này đã từng là con đường giao thông quan trọng để đi vào thành Thăng Long từ cả nghìn năm. Xưa thuyền vua từ sông Hồng đi qua cửa Giang khẩu (hay Hà khẩu) ngang qua khu phố chợ buôn bán để đến cửa hoàng cung, hoặc tiếp tục đi nữa để thông sang khu buôn bán phía Tây kinh thành, hoặc đi vào hồ Tây qua cửa Hồ khẩu.

Trước kia bắc qua sông Tô Lịch này có cây cầu bằng đá, gọi là Cầu Đông. Từ đời Lý đã lập ngôi chùa gần cầu, gọi là chùa Cầu Đông. Ngày nay, đây là di tích cuối cùng còn mang cái tên gợi nhớ về một dòng sông cổ đã hoàn toàn mất dấu.


Chùa Cầu Đông ngày nay trên phố Hàng Đường, ở cạnh cây cầu đá bắc qua Tô Lịch xưa, tu sửa lại trông buồn quá.

37184767.jpg
 
Last edited:
...dồn chợ

Khúc sông Tô Lịch lấp rồi, người Pháp dồn hai khu chợ Cầu Đông và chợ Bạch Mã vào khu đất trống cạnh đình Đồng Xuân, rồi xây thành khu chợ mới rất lớn, gọi là Chợ Lớn (Grand Marché), nhưng người dân quen gọi là chợ Đồng Xuân.

Chợ Cầu Đông xưa nằm ngay cạnh Cầu Đông, chợ một bên sông, chùa một bên sông. Đến giờ dân gian vẫn còn lưu truyền câu ca dao:

Bà già đi chợ Cầu Đông / Bói một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng : "Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn".

Chợ Bạch Mã ở cạnh đền Bạch Mã, khu Hàng Buồm, cũng là cạnh bờ sông Tô Lịch (vì thế mới bán buồm cho thuyền), cũng là một chợ lớn. Các chợ này họp theo phiên, vài ngày mới có một phiên, so le nhau. Chợ Cầu Đông bán những loại lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng trực tiếp. Chợ Bạch Mã bán nhiều đồ công cụ, vật dụng lao động.

Chợ Đồng Xuân dựng thời đầu cũng không rõ ra sao, năm 1920 dựng lại với kiến trúc khá độc đáo gồm 5 ô cửa, đằng sau mỗi ô là dãy chợ lợp mái kéo dài, do dồn các chợ vào nhau nên trong chợ có đủ mặt hàng, và là chợ lớn nhất của Hà Nội.

Ảnh: Chợ Lớn - Đồng Xuân những năm 1920

37167709.jpg
 
Last edited:
Con đường trước mặt chợ Đồng Xuân xưa có tên là phố Hàng Gạo, vì chuyên bán gạo, cũng như quanh đó có Hàng Khoai bán khoai, Hàng Đậu bán đậu. Gạo từ các nơi chở lên bằng đường sông, vào đầu sông Tô Lịch thì bán ngay trên bờ. Sông lấp rồi, khúc đường đó mới có tên Chợ Gạo.

Sau năm 1945 mới đổi tên phố Hàng Gạo thành phố Đồng Xuân.

Chợ Đồng Xuân những năm 1970, vẫn còn nguyên năm ô cửa

37167716.jpg

Đến năm 1988, người ta mới phá hai ô cửa hai bên đi. Rồi năm 1995 xảy ra trận hoả hoạn khủng khiếp. Diện mạo của chợ ngày nay, với ba ô cửa từ năm 1920

37167722.jpg
 
Last edited:
Hồi giáo

Chiến tranh Pháp - Thanh nổ ra đã làm một số thương nhân người Hoa sợ hãi, rời bỏ khu phố buôn bán. Các cánh cửa chặn hai đầu phố Hàng Ngang cũng bị dỡ bỏ. Tại khu phố cổ xuất hiện các thương nhân người Pháp và người Ấn, cạnh tranh với người Hoa và người Việt. Trong số những người Ấn, nhiều người theo Hồi giáo.

Thế là tại khu phố phía Tây, những người Hồi giáo đã bỏ tiền mua một khu đất trên phố Hàng Lược, và năm 1890 họ dựng lên một giáo đường Hồi giáo (Mosque). Cho đến nay, đây là giáo đường Hồi giáo duy nhất của Hà Nội, mang tên là Al-nour.

Theo đúng quy định của Hồi giáo, gian thờ phải quay về Thánh địa Mecca, do đó giáo đường này không thẳng với phố mà lệch đi một góc.

Giáo đường Al-nour hồi xưa, người Pháp đơn giản gọi là Pagode Indienne (chùa Ấn độ)

37186519.jpg

Và ngày nay

37186524.jpg
 
Last edited:
Vườn hoa Paul Bert

Khoảng năm 1890, Pháp phá chùa Báo Ân, ngôi chùa lớn mới có 50 tuổi đời ở bên Hồ Gươm, để xây dựng Bưu điện và phủ Thống sứ.

Khoảng đất trống giữa toà Đốc lý và chùa Báo Ân cũ làm một vườn hoa đẹp, đầu tiên đặt tượng Nữ thần tự do vào đó, sau rồi lại đặt tượng Thống sứ Paul Bert thay vào, gọi là vườn hoa Paul Bert. (vườn hoa này đã từng có tên Chí Linh, Indra Gandi, và nay là Lý Thái Tổ). Chi tiết về hai cái tượng đài này sẽ viết sau cho khỏi loãng.

Kế bên vườn hoa, cho xây các toà nhà của Bưu điện. Khi hoàn thành, Bưu điện gồm có 4 toà nhà.

Ảnh: Tượng đài Paul Bert nhìn sang hai khối nhà của bưu điện.

37189123.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,087
Members
192,038
Latest member
bepbee
Back
Top