What's new

[Lịch sử] Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Năm nay, 2010, Một nghìn năm cái tên Thăng Long. Một nghìn năm từ Thăng Long đến Hà Nội.

Người ta nói quá nhiều, và tôi cũng đã dự định viết topic này từ lâu, nhưng giờ mới bắt tay vào thực hiện, như là một phần chia sẻ của mình với nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.

Tôi không định cắt dán các bài viết dài dằng dặc trên khắp các báo, trên mạng, mà viết những gì tôi biết, tôi hiểu về mảnh đất này. Nếu ai muốn chia sẻ cùng tôi, xin hãy cũng như vậy.

Topic này có thể sẽ rất khô khan, cũng có thể sẽ rất thú vị, tuỳ theo cách nhìn của mỗi người.
 
Last edited:
Nhà Đèn

Người Pháp xây dựng một thành phố Pháp tại Đông Dương, thì không thể thiếu các điều kiện của nền văn minh phương Tây là ĐiệnNước sạch.

Tài liệu cho thấy nơi được sử dụng điện đầu tiên tại Việt Nam là Hải Phòng, sau đó là Sài Gòn. Tại Hà Nội, năm 1894 xây nhà máy điện tại bờ hồ Gươm, cách không xa tòa Đốc lý. Nhà máy điện này chạy than, điện được dùng cho hệ thống đèn điện trong các tòa nhà Pháp, rồi đèn chiếu sáng cho đường phố. Sau đó là điện cho bơm nước, vận hành máy móc thiết bị của hệ thống thông tin hữu tuyến. Điện dồi dào hơn được dùng cho hệ thống tàu điện tại Hà Nội.

Nhà máy điện cạnh Bờ Hồ vì thế được gọi là Nhà Đèn, ở vào vị trí của Điện lực Hà Nội bây giờ.

Ảnh chụp hồ Gươm, ống khói của Nhà Đèn có thể thấy ở góc bên trái

37284413.jpg

Và vị trí của Nhà Đèn trước kia

37284418.jpg
 
Last edited:
Đài nước

Năm 1894, người Pháp cũng xây hệ thống cung cấp nước cho thành phố Hà Nội, mà cụ thể là cho các khu phố của người Pháp.

Để điều áp, họ cho xây hai đài nước (tháp nước), bơm nước lên bể chứa phía trên cao để tạo áp lực cho nước chảy vào các toà nhà Pháp có lắp hệ thống ống dẫn. Một đài nằm ở đầu phố Hàng Đậu, gọi là Đài đầu, và một đài nằm ở khu Đồn Thuỷ, nay là cuối phố Trần Hưng Đạo, gần bệnh viện, gọi là Đài cuối.

Hai đài nước đó vẫn còn lại đến ngày nay, dù không còn dùng với công dụng ban đầu, nhưng vẫn đứng đó sừng sững như một chứng tích sống động của những năm cuối thế kỷ 19.

Đài đầu - Hàng Đậu

37324760.jpg

Đài cuối - Đồn Thuỷ

37324694.jpg
 
Last edited:
Nhà thương Phủ Doãn

Khoảng năm 1887, ở Hà Nội có dịch bệnh tả lan tràn. Bệnh viện tân tiến duy nhất là Nhà thương Đồn Thuỷ chỉ dành cho quân đội và người Pháp. Do đó một số bà sơ của nhà dòng khu vực quanh Nhà thờ Lớn đã lập một số nơi chăm sóc bệnh tạm thời tại khu đất trống mà trước kia là toà phủ của Phủ Doãn.

Đến năm 1896, một số ngôi nhà được xây dựng đàng hoàng, gọi là Nhà thương làm phúc. Về sau chính quyền Pháp sung công, xây dựng lại thành Nhà thương bảo hộ, và là Bệnh viện đầu tiên cho người Việt tại Hà Nội, cũng là nơi thực tập của sinh viên Y khoa. Người dân quen gọi là Nhà thương Phủ Doãn.

Ngày nay Nhà thương đó là Bệnh viện Việt Đức.

Nhà thương Phủ Doãn xưa, với cổng chính quay ra phố Tràng Thi

37402263.jpg

Và cổng chính đó ngày nay

37402280.jpg
 
Last edited:
Nhà thương St.Paul

Sau khi phá thành Hà Nội, một Nhà thương của Công giáo được xây dựng ở góc Tây nam của thành xưa, mang tên vị Thánh tông đồ Paul (Phao-lô). Phiên âm tiếng Việt của Saint Paul là Xanh-pôn, và cái tên đó vẫn dùng từ hơn một trăm năm nay.

Nói thêm là tại Hà Nội, người Pháp sau này còn xây dựng Nhà Hộ sinh (bệnh viện C), Viện Quang tuyến (bệnh viện K), Nhà thương Robin Réne (bệnh viện Bạch Mai). Sau khi xây Nhà thương Robin thì dời các khoa của Nhà thương Bảo hộ xuống đây, trừ khoa Ngoại. Cho nên bệnh viện Việt Đức chuyên trị Ngoại khoa. Cho đến nay, đây vẫn là những bệnh viện hàng đầu của Hà Nội và cả nước.

Nhà thương Xanh-pôn với tượng Thánh Paul nằm chính giữa sân

37402289.jpg

Và những cây thập tự trên nóc nhà vẫn còn đó

37402300.jpg
 
Last edited:
Bên cạnh lực lượng lính Pháp đóng trong thành Hà Nội cũ, còn có người Việt đi lính cho Pháp, chia làm Khố xanh và Khố đỏ.

Lính khố đỏ có dải mũ và thắt lưng màu đỏ, là đội quân được đào tạo để ra trận cùng với lính Pháp trong các cuộc đàn áp khởi nghĩa của người Việt. Lính khố xanh có dải mũ và thắt lưng xanh, để bảo vệ trị an tại các khu vực mà Pháp cai trị.

Tại Hà Nội, trại lính khố xanh đóng ở phía dưới hồ Gươm, nay là đường Hàng Bài. Cái cổng trại xây theo kiểu cổ, vẫn còn đến nay.

Cổng trại lính khố xanh hồi trước

37402327.jpg

và trại "lính khố xanh" thời hiện tại

37402337.jpg
 
Last edited:
Hoả Lò

Năm 1897, triều đình Huế - dưới sức ép của Toàn quyền Paul Doumer - phải bỏ Nha kinh lược Bắc kỳ. Trước đây người Pháp là bảo hộ, vẫn có quan của triều đình quản lý song song về hình thức, nay bãi bỏ. Vì vậy việc xử án tù người Việt trước do quan lại Việt làm, thì nay do Pháp trực tiếp thực hiện.

Để xây nhà tù tại Hà Nội, người Pháp chọn đất làng Phụ Khánh nằm ngay gần Cửa Nam. Làng này có nghề làm các loại lò bằng đất nung, để đốt than, củi, tro trấu... do vậy người dân quen gọi là Làng Hoả Lò. Người Pháp đuổi dân làng đi, xây Nhà tù trung tâm tại đây, nhưng do quen với tên đất cũ, nên còn gọi là Nhà tù Hỏa Lò.

(Nhiều người nghĩ chữ Hoả Lò là do cái nhà tù đó ghê rợn như lò lửa, có phần cũng hợp lý, tuy nhiên không phải là nghĩa đúng của nó).

Về sau Toà án được dựng ngay bên cạnh nhà tù, xử xong đem sang giam luôn. Nhà tù này còn được dùng đến đầu những năm 1990, và là miếng đất đầu tiên ở Hà Nội chuyển sang cho nhà đầu tư nước ngoài xây nhà cao tầng, tức là Hanoi Tower, và để một phần làm di tích.

Khuôn viên nhà tù Hoả Lò những năm chưa bị phá, ngay bên cạnh Toà án

59590174.jpg


37402309.jpg

Dấu tích người Pháp xưa

37402314.jpg

Và nay

42141216.jpg
 
Last edited:
Nguyên trước kia, khi giải toả chùa Báo Thiên để xây Nhà thờ lớn, người dân xót các tượng, đồ tế khí mới đem về chùa làng Phụ Khánh để thờ, gọi là chùa Chân Tiên.

Nay làng Phụ Khánh lại bị giải toả nữa, chùa lại lần nữa bị phá huỷ. Người dân làng Phụ Khánh bị dời về phía Nam thành phố, họ lại dựng lại ngôi chùa lần nữa, và vẫn mang tên chùa Chân Tiên.

Như vậy ngôi chùa Chân Tiên ở gần cuối phố Bà Triệu mang trong lòng dấu tích, dĩ vãng của chùa Báo Thiên xưa, và cả một ngôi làng cổ nay chỉ còn một cái tên trở thành tên phố.

Chùa Chân Tiên trên phố Bà Triệu ngày nay, là kiến trúc những năm 1898

37418928.jpg
 
Last edited:
Sở Canh Nông

Với người Việt ngàn đời làm nông nghiệp, và Việt Nam đến giờ vẫn là nước nông nghiệp. Người Pháp biết rõ điều đó, và để khai thác thuộc địa hiệu quả, họ cũng khai thác các sản phẩm nông nghiệp. Do đó người Pháp lập Sở Canh nông và Thương mại để quản lý hai lĩnh vực này. Về sau tách ra thành hai sở Canh Nông và sở Thương mại riêng.

Năm 1946, sau khi thành lập Chính phủ Lâm thời, sở Canh Nông được khôi phục ngay để khuyến khích sản xuất nông thôn.

Sở Canh Nông và Thương mại thời Pháp đóng đầu đường Jaureguiberry (nay là Quang Trung). Toà nhà ấy vẫn còn đến nay.

37235263.jpg

Ngày nay

37235270.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,107
Members
192,040
Latest member
RR88global
Back
Top