What's new

[Lịch sử] Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Năm nay, 2010, Một nghìn năm cái tên Thăng Long. Một nghìn năm từ Thăng Long đến Hà Nội.

Người ta nói quá nhiều, và tôi cũng đã dự định viết topic này từ lâu, nhưng giờ mới bắt tay vào thực hiện, như là một phần chia sẻ của mình với nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.

Tôi không định cắt dán các bài viết dài dằng dặc trên khắp các báo, trên mạng, mà viết những gì tôi biết, tôi hiểu về mảnh đất này. Nếu ai muốn chia sẻ cùng tôi, xin hãy cũng như vậy.

Topic này có thể sẽ rất khô khan, cũng có thể sẽ rất thú vị, tuỳ theo cách nhìn của mỗi người.
 
Last edited:
Nối đến thập kỷ 70

37833113.jpg

Rồi thập kỷ 80

37833097.jpg


Để rồi đi mãi vào dĩ vãng....
 
Last edited:
Ga Hàng Cỏ

Năm 1902, cầu Doumer xây xong, đường sắt nối liền Hà Nội với Yên Viên, rồi từ đó toả đi Lào Kay, Thái Nguyên, Hải Phòng. Tại trung tâm Hà Nội, người Pháp đồng thời hoàn thành nhà ga tàu hoả.

Người Pháp gọi con đường Thiên lý đi vào Nam từ Cửa Nam là đường Mandarine, tức là đường của Quan lại (đường Cái quan - nay là Lê Duẩn). Theo quy hoạch của Halais thì đường Gambetta (Trần Hưng Đạo) sẽ tiếp tục đâm thẳng sang phía Văn Miếu. Tuy nhiên, khi làm trục đường sắt chạy ngang thành phố, dọc theo đường cái quan, thì họ đã chọn vị trí đầu đường Gambetta làm nhà ga trung tâm.

Công trình xây nhà ga được tiến hành với khi xây cầu, và hoàn thành cùng dịp với cầu. Nhà ga là khối nhà đồ sộ, với cửa chính được thiết kế để có thể cử hành các lễ nghi đón rước long trọng. Thời Lê, khúc đường này người dân thường đem rơm cỏ vào thành để nuôi voi ngựa, nên gọi là phố Hàng Cỏ. Khi xây ga xong, người dân cũng gọi là Ga Hàng Cỏ luôn. Cái tên đó đến nay ngày càng ít người dùng.

Ga Hàng Cỏ những năm đầu thế kỷ 20

37859490.jpg


Cảnh đón tiếp Toàn quyền Đông Dương tại cửa ga

37859495.jpg


Những năm Mỹ thả bom, khối nhà chính giữa của ga bị hư hỏng nhiều. Khoảng những năm 80 được sửa chữa, rồi được xây lại lần nữa, để có diện mạo như ngày nay.

37859480.jpg
 
Last edited:
Bức không ảnh này chụp Ga Hàng Cỏ khoảng những năm 1950. Có thể thấy phía sau ga vẫn là những khu đất trống hoang vắng. Lúc đó thì khu vực ấy đã là gần ra ngoại thành rồi.

Xa xa phía trên thấy có một khối nhà khá lớn, mà tôi chưa xác định được khi đó là công trình gì, nay là trường THCS Lý Thường Kiệt. Khu nhà đó ở phố Sinh Từ (Nguyễn Khuyến). Góc trái ảnh là khu Văn Miếu.

37860834.jpg
 
Last edited:
Công ty hoả xa

Đường sắt nối thông Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt thông với Lào Kay để nối sang Vân Nam, đã mở ra tuyến đường vận tải rất hiệu quả. Vốn từ Vân Nam mà theo đường bộ của Trung Quốc, để xuất khẩu ra đến biển thì vô cùng xa xôi. Nếu dọc theo sông Hồng đã thuận tiện hơn, nhưng còn phụ thuộc mùa nước, đồng thời có nhiều bất trắc.

Người Pháp khi đó thành lập Công ty hoả xa Đông Dương - Vân Nam để lưu thông hàng hoá. Từ Vân Nam đi tàu có thể về Yên Viên, vào Hà Nội hoặc ra Hải Phòng để xuống cảng biển, rất thuận lợi. Công ty này làm ăn phát đạt, vì thế họ đã xây dựng toà trụ sở bề thế ngay trên đường Gambetta, cách ga Hà Nội một đoạn, nhìn sang khu Đấu Xảo (trường đua ngựa cũ).

Toà nhà của công ty hoả xa Đông Dương - Vân Nam

37859529.jpg

Toà nhà nhìn từ Đấu Xảo ra, thẳng trước mặt là phố Richaud (Quán Sứ), chạy ngang là Gambetta (Trần Hưng Đạo)

37859538.jpg

Và toà nhà đó, ngày nay là trụ sở Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

37859542.jpg
 
Last edited:
Đấu Xảo

Năm 1902, một số công trình lớn của Hà Nội hoàn thành, cầu Doumer, Bách thú, và khu Đấu Xảo.

Đấu Xảo, nghĩa là thi đấu sự tinh xảo của các sản phẩm, mà ngày nay gọi là Triển lãm. Trường đua ngựa cũ được giải toả, người Pháp dựng tại đây một toà nhà đẹp, xung quanh có các toà nhỏ hơn, để trưng bày các sản phẩm của cả Việt Nam lẫn Pháp. Mục đích là để phô bày sự tân tiến của "Mẫu quốc", đồng thời thu hút sự chú ý của các công ty Pháp vào Việt Nam khai thác.

Nhân dịp khánh thành cầu và khai mạc Đấu Xảo năm 1902, Pháp mời vua Thành Thái ra Hà Nội, để phô bày sức mạnh của mình.

Toàn cảnh khu Đấu Xảo nhìn từ trên cao, phía trái chính là toà nhà của Công ty hoả xa Đông Dương. Ngày nay khu này gọi là Quảng trường 1 - 5.

37860711.jpg

37891198.jpg
 
Last edited:
Ngay sau lần Thiệu Trị ra Bắc năm 1842, Nguyễn Đăng Giai được bổ làm Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội và Ninh Bình), Kinh lược sứ Bắc kỳ, Thượng thư bộ Hình. Tuy Nho học nhưng ông lại rất chuộng đạo Phật, nên cho xây ngôi chùa Báo Ân.

Ngôi chùa này xây trên nền của khu lầu Ngũ Long của chúa Trịnh xưa kia. Lầu bị đốt đã 60 năm, nay dựng chùa. Chùa còn được gọi là chùa Quan Thượng, hay chùa Liên Trì vì có ao sen vòng quanh. Vào khi đó, đây là ngôi chùa có quy mô lớn nhất Hà Nội. Chùa quay ra phía Đông, mặt sau là hồ Guơm, dựng những ngọn tháp đẹp.

Tuy nhiên, chùa cũng chỉ tồn tại được khoảng 40 năm, thì Pháp phá đi để xây Bưu điện. Tất cả những gì còn lại chỉ là ngộn tháp Hoà Phong ở sát bờ hồ Gươm, nay do hồ bị lấp đi nên tháp lùi vào vỉa hè đường Đinh Tiên Hoàng.

Ảnh: Mặt trước chùa Báo Ân

36901373.jpg

Mặt sau chùa Báo Ân ở sát hồ Gươm. Tháp Hoà Phong nằm sát bờ nước

36901370.jpg


Chùa này, về sau người Pháp gọi là chùa Khổ hình, vì có nhiều hình khắc về hàng loạt các loại khổ hình ở địa ngục, người pháp cho rằng đó là những tác phẩm lố lăng nhưng tinh tế.
 
Metropole

Khách sạn sang trọng nhất Hà Nội thời Pháp thuộc, và về sau cũng là khách sạn 5 sao đầu tiên của Hà Nội, là Metropole.

Khách sạn được xây năm 1901 (không rõ năm nào xong), nằm trên mặt đường Henri Rievere (Ngô Quyền), được xây hình khối khép kín, các dãy nhà bao quanh một khoảng sân trời. Tại cửa chính của khách sạn, phía trên có một mái vòm vuông, nhưng không rõ vì sao sau này lại bỏ đi.

Tại khách sạn này, năm 1936, danh hài Charles Chaplin đã từng đến nghỉ khi thăm Đông Dương.

37859516.jpg

Ngày nay đổi tên là Sofitel Metropole.

37859523.jpg
 
Last edited:
Xin phép bác Chitto nhé, không dám qua mặt - kiến thức của bác như núi, tôi chỉ thêm vài ý cho ai muốm tìm hiểu thêm tên của khách sạn này qua các thời kỳ thôi. Bác làm tắt quá.
- Đúng là như bác nói, sau khi xây xong thì gọi là Metropole.
- Trong suốt thời kỳ XHCN, nôm na là sau khi giành độc lập từ Pháp cho đến đầu những năm 1990 thì mình gọi là khách sạn Thống Nhất (có lẽ dân mình không quen đọc tiếng Tây, thời kỳ này cùng lắm là tiếng Nga) cho nên gọi là Thống Nhất cho nó dễ, với lại toàn dân cũng đang đầu tranh để thống nhất đất nước.
- Sau khi liên doanh, cải tạo thành KS 5* thì được trả lại tên cho em - Metropole.
- Được vài năm bán cho Pullman - và khách sạn có tên là Pullman (không biết viết Pullman có đúng chính tả không).
- Tên Pullman được vài năm thì bị Tậo đoàn Sofitel mua lại -> mang tên là Sofitel Metropole.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,116
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top