sau này đền thờ thần Long Đỗ (có lẽ ngự ở phố Hàng Buồm toàn Hoa Kiều) nên còn thờ cả Mã Viện. Xem những ảnh cũ thì đền Bạch Mã lợp ngói ống, kiểu ngói Tàu, sau này mới cải thành ngói mũi hài, vảy cá Việt. Em còn nghe có thuyết nói rằng, ngựa trắng đi từ hướng Đông là ảnh hưởng từ đạo Phật hay Hindu gì đó.
Dưới thời Tự Đức, tại Hà Nội có hai nhân vật Văn nhân nổi danh là bạn với nhau để lại dấu ấn trong lịch sử Hà thành khá đặc biệt là Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát....
>>> nghe nói 2 ông viết chữ đẹp lắm, tuy nhiên chắc chỉ là viết chữ Tàu đẹp chứ không phải thư pháp. Cùng ảnh hưởng văn hóa Hán nặng nề như Hàn, Nhật mà Việt Nam ko còn bức thư pháp, hay tranh thủy mặc nào? Hay bị tiêu tùng hết rồi?
Và bộ mái cổng chùa Kim Liên (ảnh sưu tầm).
>>> nhìn cổng cũ chùa Kim Liên thì còn có cả cột gạch quét vôi trắng, nhưng sau lần trùng tu (có lẽ cách đây 10 - 15 năm) thì phá hết tường để lộ hàng cột gỗ. Giờ cổng chùa Kim Liên copy có mặt ở nhiều nơi tại Hà Nội. Có lẽ xưa kiến trúc dân gian của Việt Nam (thế kỷ 15 trở lại đây) chỉ quét vôi trắng, nhưng hiện giờ trùng tu, đại tu thì đều ngả hết màu vàng (chuộng kiểu màu vàng thực dân trong công trình của Pháp chăng)?
Năm 1882, khi Pháp chiếm Hà Nội lần thứ hai, và từ giờ thực sự chiếm hoàn toàn nơi này, Giám mục Puginier từ Kẻ Sở lên đây. Đầu tiên ông lấy một mảnh đất trong khu vực chùa Báo Thiên đã đổ nát làm một nhà thờ nhỏ. Sau đó, lấy cớ chùa đã hư hỏng cả, Tổng đốc Hà Nội thân Pháp cho chuyển tất cả đồ thờ tự còn lại đến chùa ở làng Phụ Khang, giao toàn bộ khu đất cho Puginier.
>>> cả hai nhà thờ lớn Sài Gòn và nhà thờ lớn Hà Nội đều xây dựng trên nền linh tự bậc nhất của người Việt. Hà Nội là chùa và tháp Báo Thiên quá nổi tiếng. còn nhà thờ Đức Bà Sài Gòn thì nghe nói xây dựng trên chùa (Pháp cho phá) lớn bậc nhất miền Nam thời ấy (hình như được dựng thời Minh Mạng, do vua Minh Mạng cấp tiền cho dựng) là chùa Khải Tường. Bây giờ chỉ còn bức tượng Phật A di đà cào hơn 2 m, rất đẹp ở bảo tàng mỹ thuật TP SG. Một sư thầy bảo, nước bị ngoại xâm + nội xâm tiếp tay thì long mạch, công trình tôn giáo, văn hóa thiêng liêng của dân tộc bị tiêu tùng thay bằng đồ ngoại.
Và vị trí của Toà thị chính trước kia, giờ có toà nhà này, mà có người nói nó trông giống cái máy chém, hai cột hai bên, có cái lưỡi treo lơ lửng bên trên, và cái máng hứng bên dưới. (Muốn xem cái máy chém, vào trong Hoả Lò là thấy, khá giống)
>>> haha, cái này em cũng nghe nhiều rồi. Tuy nhiên, anh có biết KTS tài danh nào vinh hạnh được bê tông hóa máy chém này ko ạ?
Tháp Rùa xuất hiện giữa hồ Gươm vào năm 1883, ngay khi Pháp bắt đầu cai trị Hà Nội.[/CENTER]
Vẫn còn đây mơ màng
>>> có lẽ tháp rùa là "công trình nghệ thuật" tiêu biểu nhất cho nghệ thuật của người Việt.