What's new

[Lịch sử] Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Năm nay, 2010, Một nghìn năm cái tên Thăng Long. Một nghìn năm từ Thăng Long đến Hà Nội.

Người ta nói quá nhiều, và tôi cũng đã dự định viết topic này từ lâu, nhưng giờ mới bắt tay vào thực hiện, như là một phần chia sẻ của mình với nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.

Tôi không định cắt dán các bài viết dài dằng dặc trên khắp các báo, trên mạng, mà viết những gì tôi biết, tôi hiểu về mảnh đất này. Nếu ai muốn chia sẻ cùng tôi, xin hãy cũng như vậy.

Topic này có thể sẽ rất khô khan, cũng có thể sẽ rất thú vị, tuỳ theo cách nhìn của mỗi người.
 
Last edited:
Re: Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Cái nhà thờ này trước mình có đọc ở đâu đó là nhà thờ dòng Dominic, một chút thông tin để bạn tìm hiểu thêm.
 
Tượng Nữ thần Tự do

Các thành phố châu Âu không thể thiếu các tượng đài. Ngay từ khi quy hoạch Hà Nội, các kiến trúc sư Pháp đã tính đến các vị trí đặt tượng đài. Những tượng đài thời Pháp phần nhiều đã đi vào dĩ vãng, mà đích đến của một số là một pho ... tượng Phật. Tôi sẽ viết về điều đó sau.

Tượng đài đầu tiên mà Pháp mang đến Việt Nam là tượng Nữ thần tự do, phiên bản nhỏ của pho tượng nổi tiếng nước Pháp tặng nước Mỹ.

Năm 1887, nhân Hội chợ triển lãm (Đấu Xảo) ở Hà Nội, người Pháp đem một phiên bản cao khoảng hai mét rưỡi của tượng đến trưng bày. Sau khi trưng bày tại Đấu Xảo, họ làm một bệ bằng đá gần hồ Gươm rồi đặt tượng lên đó. Vị trí bệ và tượng ở phía trước tượng Lý Thái Tổ bây giờ.

Năm 1890, để kỉ niệm Toàn quyền Paul Bert, người Pháp quyết định lấy vị trí đó đặt tượng ông này, do đó phải rời tượng Nữ thần Tự do đi. Lúc đầu họ định đặt ở vị trí đài phun nước Đông Kinh nghĩa thục, nhưng sau đó đã đặt trên nóc của Tháp Rùa, quay về phía tượng Paul Bert.

Từ tượng Paul Bert nhìn sang, phía sau là là Nhà thờ Lớn

60294990.jpg


60294361.jpg
 
Tượng Nữ thần Tự do

Đến năm 1896, người Pháp chuyển tượng Nữ thần Tự do lên một bệ đá xây ở giữa vườn hoa Cửa Nam, nay là khu ngã năm đầu Hàng Bông. Chỗ này xưa là phía Nam của Hoàng thành, có đặt đình Quảng Văn, nơi bố cáo các thông báo của triều đình đến dân chúng, mà người Pháp phá đi làm vườn hoa.

Lúc này người Hà Nội mới có dịp ngắm kĩ tượng hơn, và vì áo xống lòe xòe của tượng nên gọi là tượng Bà đầm xòe (đồng bạc của Pháp in hình nữ thần nước Pháp cũng gọi là đồng hoa xòe).

Vì thế có thơ rằng:

“Nhớ Quảng Văn Đình tớ đến nghe
Câu Kê chẳng thấy, thấy Đầm xoè
Thập điều bặt tiếng ê a giảng
Choáng óc kèn tây rúc tí toe…”

Đến tháng 3/1945, khi Nhật đảo chính Pháp lập chính quyền Trần Trọng Kim, thì bác sĩ Trần Văn Lai làm thị trưởng Hà Nội, ngày 1/8/1945 ông đã kéo tượng xuống vứt vào kho, cùng hàng loạt tượng khác, có cả tượng Paul Bert. Đến năm 1949 thì lấy tất cả các tượng này ra nấu chảy đúc tượng Phật A Di Đà trong chùa Ngũ Xã ngày nay.

Tượng Bà đầm xòe ở vườn hoa Cửa Nam

60294364.jpg
 
Last edited:
Tượng Paul Bert

Paul Bert làm Toàn quyền Đông Dương năm 1986 được vài tháng thì chết ở Hà Nội, do đó người Pháp làm tượng ông và đặt ở đúng chỗ Nữ thần Tự do từng đứng. Cái bệ tượng được làm bằng đá chở từ chính quê của ông từ Pháp sang.

Giai thoại kể rằng khi bệ chưa kịp dựng thì tượng Nữ Thần tự do hạ xuống đặt cạnh tượng Paul Bert, xa xa là nhà kèn bát giác, thành ra có vè

Ông Bôn-be lấy Bà Đầm
Trước nhà kèn ò e ý e

60294369.jpg

Tượng Paul Bert đứng tay cầm lá cờ nước Pháp, tay kia xòe xuống để "bảo hộ" cho một người dân Việt Nam đang ngồi khúm núm ở dưới ngóc đầu lên nhìn. Với người Pháp thì rõ là oai hùng nhưng với người Việt thì thật nhục nhã. Vì thế tượng này cũng có số phận giống bà Đầm Xòe, và cuối cùng thì cả hai cũng "lấy" nhau thật, khi hòa chung trong nhau ở một pho tượng khác.

60294378.jpg
 
Tượng đài "France"

Một khối tượng rất lớn cũng mang hình biểu tượng Phụ nữ nữa được dựng từ 1908 đến 1925 là pho tượng "Nước Pháp" (France) ngay trước phủ Toàn quyền Đông dương và trường Alber Sarraut.

Pho tượng đúc bằng đồng hình một người phụ nữ tượng trưng cho Mẫu quốc Pháp đang ngồi trên ngai cao, cũng giơ tay ra như đang chỉ bảo, dạy dỗ cho mấy người dân bản xứ bên dưới, gồm mấy người phụ nữ, anh lính Annam. Một bên có con rắn Naga 5 đầu tượng trưng cho xứ Cambodia, xung quanh có cả rồng Annam, voi Laos. Có hai khuôn mặt to tướng xõa tóc như đang bơi hai bên tượng trưng cho sông Hồng và Mekong.

Thường thì người Pháp dùng hình tượng Nữ thần Mariane - biểu tượng của Tự do và nền cộng hòa, đội mũ mềm, ngực trần. Thế nhưng pho tượng này lại lấy hình người đàn bà kiểu quý tộc, có lẽ để thể hiện sự giàu có và văn minh hơn chăng?

Khối tượng này to lớn nhưng xấu xí, nên cuối cùng chính người Pháp đã phá hủy nó, trả lại không gian cho con đường thẳng vào Phủ Toàn quyền

60294385.jpg


"Mẫu quốc" đang chỉ bảo cho dân bản xứ, gồm anh thầy khóa, anh phu xe, anh... rỗi việc.

60294379.jpg
 
Re: Ngân hàng Quốc gia

Sau năm 1954, tòa nhà trở thành trụ sở chính của Ngân hàng Quốc gia, sau đổi là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong khoảng thời gian 1976 - 1990, một bức chân dung cực lớn - chắc là lớn nhất từ trước đến nay - của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt phía trên cái vành mái tròn nhô ra phía trước tòa nhà này. Sau đó được dỡ đi, không biết do cái khung sắt nặng có thể làm sập cái vành mái, hay do thấy không hợp thời nữa?
(Tìm mãi trên mạng không có cái ảnh nào chụp lúc có cái bức chân dung khổng lồ đó cả, nhưng cứ hình dung nó to cỡ cái hình chữ nhật lốm đốm bên dưới vành mái)

Em có tấm hình đó này anh Chito ơi

attachment.php

attachment.php
 
Last edited:
Tượng đài Canh Nông

Cụm tượng đài quy mô nhất mà người Pháp dựng ở Hà Nội là tượng đài Tử sĩ. Tượng đài này dựng sau năm 1918, để kỉ niệm những người đã chết trong Thế chiến thứ nhất (1914 - 1918). Tượng đài dựng ở khu vực trước kia là hồ Voi phía Nam của Hoàng thành, cách Cột Cờ một con đường do Pháp mở, ngày nay là đúng vị trí tượng đài Lenin.

Công trình có một bệ đá cao, trên có hai người lính đứng qua một khẩu đại bác, một người như chỉ huy giơ tay ra hiệu, người kia giương súng ngắm bắn, mà trớ trêu thay, hướng súng bắn đến lại là Cột Cờ Hà Nội. Bên dưới, bốn phía là bốn cụm tượng sĩ nông công thương. Sĩ là một thầy khóa ngồi xổm; nông là hai người nông dân, một vác cày một đội nón đi theo một con trâu to; công là người đẩy xe cũng ngồi; thương là ba người phụ nữ buôn bán, người quẩy quang gánh, người đang bán hàng!

Dù có bốn cụm tượng, nhưng cụm Nông với con trâu to là nổi bật nhất, thế nên người Việt gọi đó là tượng đài Canh Nông, và rồi cả vườn hoa đó cũng gọi là vườn hoa Canh Nông luôn.

Mặt có tượng Canh Nông

60294399.jpg

Mặt có tượng Thương nhân, với ba người phụ nữ buôn bán

60294405.jpg
 
Last edited:
Vườn hoa Canh Nông

Không xa tượng đài là một nhà bia dựng theo kiểu Việt, bốn cột tám mái, đặt bia Tử sĩ (hay Chiến sĩ trận vong).

Cùng số phận với tượng Đầm xòe, Paul Bert, tháng 8/1945 tượng Canh Nông bị phá bỏ, bia Tử sĩ cũng bị phá, chỉ còn lại cái đình vuông vẫn còn đến nay. Và ngày nay tại vị trí tượng Canh Nông lại là một ông khác đứng.

Nhà bia tử sĩ vẫn còn đây, bia thì không còn

60467973.jpg

Toàn cảnh khu vực nhìn từ trên cao.

60467985.jpg
 
Tượng đài

Có một tượng đài khá lớn từng dựng trước Nhà hát Lớn, nhưng không tra ra được thông tin về nó xem dựng năm nào, bị phá bỏ năm nào.

Tượng đài này có một trụ đá, trên đỉnh là con gà trống Gauloir (linh vật biểu tượng của nước Pháp) đang nghển cổ gáy. Bệ tượng đài khá lớn, nằm choán ngay trước Nhà hát.

60568394.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,677
Bài viết
1,135,088
Members
192,373
Latest member
hieuphan79
Back
Top