What's new

[Lịch sử] Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Năm nay, 2010, Một nghìn năm cái tên Thăng Long. Một nghìn năm từ Thăng Long đến Hà Nội.

Người ta nói quá nhiều, và tôi cũng đã dự định viết topic này từ lâu, nhưng giờ mới bắt tay vào thực hiện, như là một phần chia sẻ của mình với nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.

Tôi không định cắt dán các bài viết dài dằng dặc trên khắp các báo, trên mạng, mà viết những gì tôi biết, tôi hiểu về mảnh đất này. Nếu ai muốn chia sẻ cùng tôi, xin hãy cũng như vậy.

Topic này có thể sẽ rất khô khan, cũng có thể sẽ rất thú vị, tuỳ theo cách nhìn của mỗi người.
 
Last edited:
Re: Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Ko biết nút cám ơn ở đâu nhỉ. Cám ơn bạn Chitto, rất nhiều thông tin bổ ích và lý thú!
 
Re: Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Bác cho em hỏi tại sao lại gọi cái chỗ trên Hồ Gươm là hàm cá mập ạ?em chả hiểu! nghĩ mãi mà ko ra.
 
Last edited:
Re: Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Tôi không biết chắc chắn ai là người đầu tiên gọi như thế, và người đầu tiên có ý gì.

Còn về sau thì tôi được hiểu là do ở đặc điểm hàm răng cá mập: Nếu loài khác thì hàm trên và hàm dưới chỉ có mỗi một hàng răng. Nhưng cá mập thì mỗi hàm có đến 3 hàng răng. Cá mập nhe ra thì có thể thấy trên dưới đến 6 hàng răng.

Nhưng có lẽ đó cũng chỉ là hình ảnh cụ thể. Cái ý đằng sau đó là: cái hàm răng con cá mập sẽ nuốt hết tất cả những gì trước mặt nó, bất kể đẹp xấu. Cái tòa nhà ấy cũng vậy, nó nuôt chửng cả không gian xung quanh mất rồi.
 
Re: Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Bác viết hay lắm! Phê hay lắm! Một kiến trúc hoài cổ bên cạnh hồ Gươm thì tuyệt hơn bác nhỉ! Phải trở vào Nam rồi, không còn cơ hợi theo dấu chân bác, tiếc lắm thay.
 
Re: Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Lên đồng cũng là một nét văn hóa đặc biệt của đồng bằng Bắc Bộ. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện vừa đưa lên blog của ông một số video hầu đồng được thực hiện tại Trung tâm văn hóa Pháp ngày 23/2 vừa qua. Bác nào tò mò muốn tìm hiểu thì mời xem link ở dưới. Chú ý video và các đường link liên quan trong youtube CÓ THỂ GÂY SỐC. Bạn nào yếu bóng vía thì KHÔNG NÊN XEM.

Link: VIDEO BUỔI HẦU ĐỒNG TẠI L'ESPACE 24 TRÀNG TIỀN HN

P/s: Anh tò mò không biết bạn Chit toi nghĩ sao về vấn đề này nhỉ. (NT)
 
Re: Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Không hiểu bạn Greenline hỏi "nghĩ gì" là ý bạn hỏi về cái gì nhỉ? Về lên đồng, tớ đã từng xem và viết cách đây mấy năm ở nơi khác rồi, copy sang đây cũng ngại, hơn nữa không nên để trong topic này.
Về xem lên đồng, tớ đã từng xem ở: Chính điện Phủ Giầy, phủ Vân Cát, đền Bảo Hà, Bia Bà, trong động Đầm Đa, đền Thác Bờ. Trong nội thành Hà Nội thì ngay đền Vĩnh Khánh, đền Gia Hội, gồm cả hầu đồng đầy tính mê tín, mê hoặc đến hầu đồng kiểu vui vẻ làng xã.

Cái clip trong bài của ông kia là hầu Trần Triều, nên mới có màn xuyên lình, lên đai (thắt cổ), đấy là còn thiếu màn lấy dấu mặn (rạch lưỡi thấm máu) nữa đấy. Lên đồng phải xem tận nơi, nghe tận tai, chứ qua clip này thì mất đến 90% cái chất của đồng rồi.

Nhưng thôi, không bàn chuyện ấy ở đây nhé.
 
Nhà thương Robin

Tiếp tục topic, không bỏ lâu quá rồi.

Bệnh viện lớn nhất Hà Nội ngày nay là Bệnh viện Bạch Mai, cũng do người Pháp xây dựng từ đầu thế kỉ 20.

Vào đầu những năm 1900, các căn bệnh truyền nhiễm phát triển nhanh. Vì vậy năm 1911 người Pháp cho xây một nhà thương để chữa bệnh truyền nhiễm. Vì bệnh lây nên phải đặt rất xa nội ô, họ chọn khu đất Cống Vọng, gọi là Nhà thương Lây Cống Vọng. Trước sông Sét còn rộng, con đường vào Nam phải xây một cống lớn bắc qua sông, khu vực làng Vọng nên gọi là Cống Vọng, nay là khu ngã tư Vọng, vì thế nhà thương mang tên này.

Năm 1929, Robin Réné làm quyền Toàn quyền Đông Dương, muốn xây dựng một bệnh viện lớn cho người Việt và định mở rộng viện Lanessan. Nhưng người Pháp sợ rằng bệnh viện người Việt sẽ ảnh hưởng đến họ, nên cuối cùng Robin Réné đã mở rộng nhà thương Cống Vọng thành bệnh viện đa khoa, mang tên là Nhà thương làm phúc. Đến khi ông làm Toàn quyền chính thức năm 1934, thì tiếp tục mở rộng nữa. Sau khi Réné về Pháp thì bệnh viện mang tên ông, là Nhà thương Robin Réné. Cái tên đó còn được dùng đến năm 1946, thì đổi là Bệnh viện Bạch Mai.

Đến nay bệnh viện Bạch Mai vẫn là bệnh viện lớn nhất trong toàn quốc, tuy nhiên đã được chia thành 7 bệnh viện nhỏ thành viên.


Nhà thương Cống Vọng

50492038.jpg

Nhà thương Robin Réné, với kiến trúc vẫn còn đến nay

50492040.jpg
 
Last edited:
Ngân hàng Đông Dương

Năm 1925, Ngân hàng Đông Dương (trụ sở chính ở Pháp) cho xây tòa nhà trụ sở chi nhánh tại Hà Nội. Tòa nhà bề thế này nằm trước một quảng trường, gần khách sạn Metropole, Phủ Thống sứ, nhìn sang vườn hoa Paul Bert.

Thiết kế ban đầu của tòa nhà:

50492549.jpg

Quá trình xây dựng, đến năm 1930 mới hoàn thành

50492550.jpg

Khi hoàn thành vào năm 1930, ở góc phải ảnh là phố Courbet, nay là Lý Thái Tổ

50492551.jpg
 
Ngân hàng Quốc gia

Sau năm 1954, tòa nhà trở thành trụ sở chính của Ngân hàng Quốc gia, sau đổi là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong khoảng thời gian 1976 - 1990, một bức chân dung cực lớn - chắc là lớn nhất từ trước đến nay - của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt phía trên cái vành mái tròn nhô ra phía trước tòa nhà này. Sau đó được dỡ đi, không biết do cái khung sắt nặng có thể làm sập cái vành mái, hay do thấy không hợp thời nữa?
(Tìm mãi trên mạng không có cái ảnh nào chụp lúc có cái bức chân dung khổng lồ đó cả, nhưng cứ hình dung nó to cỡ cái hình chữ nhật lốm đốm bên dưới vành mái)

50492554.jpg
 
Đông Dương học xá

Bên kia con đường thiên lý vào Nam là bệnh viện Robin, thì bên này, khoảng năm 1938 cũng được xây dựng thành Đông Dương học xá, là nơi ở cho sinh viên từ khắp Đông Dương. Thời đó khu đất này được coi là xa xôi cách trở lắm. May mà có đường tàu điện chạy thường xuyên.

Khu Đông Dương học xá gồm bốn toà nhà xây theo kiến trúc Đông Dương vây quanh một khu đất trống, nay là sân vận động Bách Khoa. Bốn khối nhà trước kia giờ cũng thành các khoa của trường ĐHBK, Viện đại học Mở,...

Đông Dương học xá thời 1938

50512418.jpg

Và những khối nhà đó ngày nay

50512426.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,152
Members
192,383
Latest member
BJ39
Back
Top