What's new

Liên Nghĩa - Nam Ban đến bãi hoang hòn Hồng

Hoành thành một chuyến đi, bọn mình vừa về đến nhà khoảng 4h ngày 8/8 sau khi trải qua một cung đường đầy nắng gió lẫn mưa dầm.

Những địa danh đi qua trong chuyến đi là: Định Quán - Bảo Lộc - Di Linh - Liên Nghĩa - Finôm - đèo Prenn - hồ Tuyền Lâm - Đà Lạt - đèo Tà Nung - Nam Ban - thác Voi - Linh Ẩn Tự - N'Thôl Hạ - thác Pongour - Đại Ninh - Tà Hine - thác Bảo Đại - Ninh Loan - đèo Đại Ninh (Lò Xo) - Phan Lâm - Lương Sơn - Bàu Trắng - Mũi Né - Phan Thiết - Kê Gà - Dinh Thày Thím - Lagi - Sơn Mỹ - Bình Châu - Phước Bửu - Đất Đỏ - Long Điền - Bà Rịa - Tân Hải - Long Phước - Nhơn Trạch - TP HCM. Tổng chiều dài cung đường hơn 950km.

Cái đáng chú ý nhất trong chuyến đi là bọn mình lại tìm thấy một chốn cực kỳ hoang sơ tại Mũi Né: Một resort... bỏ hoang tại Mũi Yến Hồng Chính, he he!
Nơi này có những hàng dừa cao vút ven biển, vài ngôi nhà gần hoàn thiện nhưng vô chủ, những đồi cỏ và bãi đá hùng vĩ nhìn xuống một bãi biển mênh mông nhưng không một bóng người.


Gần đó là những đồi cát vàng cao ngất ngưỡng lộng gió... thừa sức chinh phục những người thích trượt hay vui đùa với cát sa mạc. Một chốn vô cùng yên tịnh với những bạn hay nhóm bạn thích khám phá, thích thiên nhiên... có thể cắm trại cho hàng trăm người...

Về những thắng cảnh khác: thác Liên Khương hoàn toàn vào dĩ vãng dù thác này vẫn còn vài con thác nhỏ. Đà Lạt mấy ngày mình đi khá lạnh, mưa nhiều nhưng nhờ vậy mà thác Bongour khá đẹp (nơi này đã được xây dụng hồ chứa nước dành cho mùa khô), thác Bảo Đại cuồn cuộn nước (không bóng người).

Nói về cung đường thì QL20 hiện nay có nhiều ổ gà, chạy xe ban ngày thì ổn nhưng trong đêm phải thật cẩn thận vì nó có thể xuất hiện bất chợt trước mắt.
Đoạn QL20 này khoảng Đồng Nai có nhiều trạm CSGT (chuyến mình đi thấy những 5 trạm) nhưng cứ theo đúng luật vẫn ổn, không ngại gì.

Đường đèo Đại Ninh bắt đầu từ ngã 3 QL20 đi Tà Hine xấu, lổn ngổn đất đá nhưng từ khu vực Ninh Loan trở đi đến đèo Đại Ninh - Phan Lâm - Lương Sơn thì không có gì chê trách. Đèo vô số cua dốc cao và rất gắt (ít xe lắm), chạy cần cẩn thận.

Tóm lại, chuyến đi rất tuyệt và chắc chắn là một bài dài, hay sẽ có trong nay mai để tường trình cặn kẽ về một chuyến lượt phượt để các bạn xem cho biết hoặc xem để chuẩn bị làm một chuyến cuối hè.

BÀI ĐÃ POST:

Đầu năm chơi làng an dưỡng Ba Thương (Củ Chi)
Đi Mũi Né bằng đường... đèo!
800 cây số từ Đông sang Tây
Vượt hai đảo về Long Hải
"Phượt vặt" sửa travel guide books
Madagui - Đạ Tẻh: hành trình tìm thác và đèo...
Phượt từ Sàigòn đi Lagi - Bàu Thêu - Phan Thiết - Phan Rang
Bò lech xứ Tuy Hòa
Dọc đường gió bụi: Cà Ná về Sài Gòn theo đường ven biển.
Sáu ngày đêm dzọc nát Bình Tiên, Bình Lập
 
Last edited:
Giờ mình xin nói về nơi bọn mình đang đi: Huyện Bắc Bình.
Bắc Bình là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận, nằm ở phía bắc của tỉnh. Đây là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa đã đi được một chặng đường hơn 300 năm. Trải qua nhiều đời xây dựng và đấu tranh gìn giữ bản sắc dân tộc, nhân dân địa phương đã để lại cho thế hệ hôm nay những di sản tinh thần vô cùng quý giá.

Chính thức hết đèo. Bên kia, ở chiều ngược lại có biển báo "Lái xe chú ý: đường đèo Đại Ninh dễ sạt ở đất đá, rất nguy hiểm" - Riêng bọn mình thì cảm thấy thú vị vì biết thêm một con đèo nữa.
Hết đèo thật nhưng đường tiếp nối vẫn rất quanh co với liên tục nhiều cua gắt, chỉ có điều là không còn dốc cao và vực thẳm nữa thôi:


IMG_6147.jpg


Về địa lý: Bắc Bình có diện tích 2125,6 km², mật độ dân số khoảng 63 người/ Km2. Huyện bao gồm 2 thị trấn gồm Chợ Lầu và Lương Sơn và 16 xã: Phan Lâm, Phan Sơn, Phan Điền, Bình An, Phan Hoà, Hải Ninh, Phan Rí Thành, Phan Thanh, Hồng Thái, Sông Bình, Sông Luỹ, Phan Tiến, Bình Tân, Hoà Thắng, Phan Dũng và Hồng Phong.

Gặp ngã 3 nhánh rẽ vào thủy điện Bắc Bình, nửa kia xoay người lại chụp:

IMG_6173.jpg


Huyện có núi cao ở phía Bắc (1327m), sông Lũy phát nguyên từ cao nguyên Di Linh, chảy đến huyện lị thì quặt về phía đông, có phụ lưu bên trái là sông Mao Gió, có đầm Bàu Trắng, chợ quan trọng là chợ Chợ Lầu. Đường xe lửa và quốc lộ 1A từ bắc vào chạy theo lưu vực sông Lũy đến huyện lỵ rồi vào huyện Hàm Thuận Bắc.

Trước mặt là cầu Bản O, bản o chứng không phải bản không hay bản zero nhé:

IMG_6174.jpg


Qua khỏi cầu chừng trăm mét là đến khu tái định cư Phan Lâm - Phan Sơn thuộc xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Khu tái định cư với hàng trăm nóc gia, có đường nội bộ, có trung tâm cấp nước sinh hoạt, trường học, nhà văn hóa... và nhiều công trình phục vụ dân sinh khác.
Còn đất đai để bà con mình canh tác thì không biết thế nào:


IMG_6175.jpg
 
Xét về góc độ văn hóa, Bắc Bình là nơi hội tụ của 16 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có ngôn ngữ, văn hóa khác nhau tạo nên sự sinh động, đa dạng. Xét về góc độ lịch sử, toàn huyện có 17 xã thì đã có 5 xã được phong tặng danh hiệu lực lượng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Cầu Phan Lâm phía trước. Nhìn thấp thoáng có đường dây cao thế, anten trạm điện thoại..., dzị là có thể alô!:

IMG_6178.jpg


Sự tôn vinh và truyền bá những giá trị tinh thần của cha anh đi trước đã tạo cho Bắc Bình một khí thế mới trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
Bắc Bình là nơi bảo lưu dòng văn hoá Chăm Pa đặc sắc. Vị công chúa cuối cùng của hoàng tộc Chăm Pa, người dân địa phương gọi bà là Bà Thầm, bà mất khoảng năm 1997.

Một ngọn núi nho nhỏ, phía dưới là rẫy bắp đang trổ cờ:

IMG_6181.jpg


Dòng văn hoá Chăm có những giá trị nghệ thuật đỉnh cao trong đó điển hình nhất là nghệ thuật múa vẫn còn lưu giữ đến ngày nay và phát huy rộng rãi. Tiến sĩ nghệ thuật múa Đặng Hùng là người đã sống nhiều năm tại đây và nghiên cứu bảo tồn, phát huy nền nghệ thuật múa Chăm, các thể loại múa quạt, múa đội nước, múa Siva (cung đình) và nhiều thể loại khác đã từ lâu xứng tầm nghệ thuật bác học.

Từ đây đến QL1A còn 26km nữa, không còn xa. Tính từ nhà máy thủy điện xuống tới đây là địa phận của huyện Bắc Bình:

IMG_6184.jpg


Huyện Bắc Bình có 3 xã thuần đồng bào dân tộc Chăm gồm Phan Hòa, Phan Hiệp, Phan Thanh và 3 thôn xen ghép có người Chăm sinh sống là thôn Lương Bắc (xã Lương Sơn), An Lạc, An Bình (xã Bình An). Đồng bào Chăm ở huyện Bắc Bình gồm hơn 3.280 hộ với chừng 25.000 dân.

Từ khi xuống lưng lửng đèo là mình bắt đầu nhận thấy cái nóng của miền đồng bằng ven biển: không còn cao nguyên nữa rồi.

IMG_6187.jpg
 
Phút dừng chân (à, dừng xe chứ!) ngơi nghỉ: mấy chuyến gần đây bao giờ cũng đổ xăng đầy bình do không phài bỏ xe lên openbus nên không ngại 'hết xăng - trong khi đó: bọn mình cần 'nạp nước', nắng nóng quá mà - từ cao nguyên xuống vẫn chưa kịp thích nghi:

IMG_6211.jpg


Đồng bào dân tộc Chăm ở đây theo 2 tôn giáo chính là Bà La Môn và Bà Ni (Hồi giáo); trong đó có hơn 8.900 người theo đạo Bà La Môn. Cả hai tôn giáo này hoạt động vừa mang tính chất tín ngưỡng tôn giáo, vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống. Ở huyện có tất cả 13 sư cả, 4 thầy xế, 62 vị mươm, 85 thầy chang, 30 mươm cả.

Bảng ghi: chạythẳng là QL1A = 18km, rẽ trái là 'Bắc Bình', chả phải mình trong địa phận Bắc Bình gần 2 tiếng rồi sao?

IMG_6236.jpg


Mạch núi non vùng cao vẫn còn luyến tiếc kéo dài đến khúc này, nhưng không còn cao...
Phía phải mình là núi Một đấy, chả biết vì sao lại có tên đó:


IMG_6256.jpg


Các vị chức sắc, sư cả rất có uy tín, luôn được đồng bào Chăm quý trọng. Họ nói dân nghe, dân làm theo. Các vị chức sắc, tôn giáo này không chỉ là những người có kinh nghiệm nhất mà còn là những người có khả năng vận dụng những kinh nghiệm đó vào thực tiễn để giải quyết nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống.

Bổng nhiên xuất hiện những chướng ngại phía trước: những mấy tiểu đội bò, waoo! Muốn qua phải xin phép các ông 'ừm booo...':

IMG_6249.jpg


Sư cả được coi là người đứng đầu của mỗi làng Chăm. Các vị chức sắc, sư cả là người am hiểu luật tục cũng như tâm tư, nguyện vọng của mọi người sống trong cộng đồng và được dân làng bầu lên để giải quyết những xích mích, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Ngày nay, họ còn là người vận động, giải thích và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, cùng với mọi thành viên trong thôn, làng tham gia xây dựng cuộc sống mới.
 
Quang cảnh đột nhiên thay đổi với hai bên là rừng cây, cây bụi um tùm:

IMG_6271.jpg


Một trái núi nhỏ khá đẹp, không tên.

IMG_6294.jpg


Bất chợt xe mình lên một dốc rất cao... và xuất hiệm một chiếc cầu, cầu gì cao dữ vậy cà?

IMG_6313.jpg


Hóa ra đầy là cầu vượt vắt ngang đường rầy xe lửa Bắc - Nam:

IMG_6314.jpg
 
Dốc xuống dài không kém dốc lên. Mình thả trớn, nghe tiếng gió rít bên tai:

IMG_6316.jpg


Về tài nguyên du lịch: Bắc Bình có những khu rừng nguyên sinh trong vùng giáp ranh với Lâm Đồng với những cảnh đẹp hồ thuỷ điện Hàm Thuận, Đa Mi, Thác Sương Mù, Thủy Điện Đại Ninh dọc theo con đường mòn mà xưa kia Bác sĩ Yersin đã lần tìm ra cao nguyên Liang Biang, Đà Lạt ngày nay. Cảnh sắc xuôi về những đồng bằng xanh ngát qua những thị trấn nhỏ thanh bình, xanh ngắt vườn thanh long.

Một đoạn đường đang chờ láng nhựa. Rải đá nhưng chạy ngon hơn đoạn Ninh Gia - Ninh Loan nhiều vì được cán thêm đất đỏ:

IMG_6318.jpg


Đến với Bắc Bình của tỉnh Bình Thuận du khách có thể tham quan thắng cảnh hồ Bàu Trắng, nhà cổ (bộ sưu tập văn hoá) Vương Quốc Chăm, viếng đền Ca Hoạch Bát, đền Thần Nông, đình Xuân An, đình Xuân Hội, đền Pôklông Moh Nai, đền Pô Nít, chùa Bà Thiên Hậu ….

Lạng Sơn còn 4 cây số? Hổng phải, đây là Lương Sơn, hi hi...:

IMG_6327.jpg


Ngoáy nhìn lại còn thấy núi Một...:

IMG_6330.jpg
 
Thêm một đoạn đang sửa chữa. Do đường nhỏ nên láng nhựa kiểu thủ công. Xe cơ giới duy nhất gần đó là một chiếc hủ lô, còn gọi là xe lu.

IMG_6334.jpg


Lần 2 tái ngộ loài thú 'hổng quý hiếm', nhìn tự nhiên nhớ đến phô mai bò cười 'La vache qui rit':

IMG_6348.jpg


Qua một chiếc cầu. Đố bạn biết con sông dưới đó có tên gì?:

IMG_6356.jpg


Đây là cầu Sông Lũy, con sông dưới đó cùng tên. Cũng trên dòng sông này, khi đến thị trấn Chợ Lầu (QL1A) cũng có cây cầu mang tên 'Sông Lũy', còn tại Phan Rí Cửa cũng có cây cầu mang tên 'Sông Lũy' (cũng trên sông này) nối liền Hòa Phú với trung tâm thị trấn.
Những 3 cầu mang cùng một tên trong một góc tỉnh! Xem ra cái tên ni có giá trị ngàn vàng đó nghen!

Qua cầu rồi là vào thị trấn Lương Sơn:

IMG_6360.jpg


Rồi QL1A xuất hiện phía trước, đến nơi rồi! À, nhưng chưa - bây giờ còn phải thêm khoảng đường hơi bị dài cho đoạn Lương Sơn - Hòa Thắng - Mũi Né nữa.

IMG_6363.jpg
 
Cuối đoạn đường Đại Ninh này, bọn mình đến thị trấn Lương Sơn với QL1A giao cắt ngang qua.

Bọn mình vào quán nước ngay góc đường đi Hòa Thắng để nghỉ chân, giải khát, lúc này đã là 14h45 chiều:

DSCN1981.jpg


Lương Sơn là một thị trấn thuộc huyện Bắc Bình, Bình Thuận (Lương Sơn cũng là tên một thị trấn của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) cũng là điểm giao tiếp của nhiều trục lộ chính như QL1A Bắc Nam, đường Lương Sơn - Đại Ninh nối với QL20 tại ngã 3 Ninh Gia, TL716 nối Hòa Thắng - Mũi Né...

Thoạt đầu chỉ có bọn mình và cô gái cầm miếng giấy, hồi sau thì thế này: thật rôm rả!:

IMG_6367.jpg


Thị trấn có con sông Lũy chảy dọc theo phía Bắc là nguồn cung cấp nước tưới tiêu nhưng cũng là tác nhân gây lũ lụt.
Ngày 23/10 năm 2010: cơn lũ quét bất ngờ ập đến khiến gần 1.000 ngôi nhà bị ngập trong đó có những nơi ngập sâu gần 2m, hư hại 90 ha hoa màu chủ yếu là lúa đang vào vụ thu hoach, thanh long, ngô…, hàng chục km dọc bờ sông Lũy bị sạt lở. Ước tính thiệt hại ban đầu lên đến hàng tỷ đồng nhưng mau mắn là không có thiệt hại về người và gia súc.

Tiếp tục lên đường hướng về Bàu Trắng, bọn mình đang qua một con dốc cao. Bây giờ đường này cũng chính là TL716 nối dài đến 'Kinh đô resort' Mũi Né:

IMG_6375.jpg


Theo những người dân địa phương, gần 2h sáng, bất ngờ nước từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn và nhanh, họ chỉ kịp chạy ra khỏi nhà. Trong vòng một giờ đồng hồ tất cả mọi thứ đều bị chìm trong nước.
Còn theo số liệu của Trung tâm khí tượng thủy văn huyện Bắc Bình, đỉnh điểm của đợt lũ quét vào khoảng 3h sáng, lúc nước trên sông Lũy vượt ngưỡng báo động 3.

Đường Lương Sơn - Hòa Thắng ngày nay láng nhựa phẳng phiu chả bù với lúc hơn 10 năm trước chỉ là con đường đất đỏ lúc lên đồi, lúc xuống dốc:

IMG_6385.jpg


Giải thích của trung tâm khí tượng, nguyên nhân của cơn lũ là do mưa lớn trên thượng nguồn. Những địa bàn dọc theo con sông Lũy năm nào cũng xảy ra tình trạng lũ quét tràn về. Tuy nhiên cơn lũ quét sáng nay là lớn nhất kể từ năm 1996 đến nay.

Mình có tấm ảnh cũ của đoạn này cách này mười mấy năm nhưng nay tìm lại hoài mà không thấy: xưa đường đất nhưng đẹp lắm, hai bên là cây rừng, cây bụi - trước sau là con đường tít tắp, xe chạy đến đâu bụi đường tung đến đó - ở đỉnh đường đồi cao nhất tại đây có thể thấy Bàu Trắng và mũi Hồng Chính.

IMG_6416.jpg


Ngẫm lại: đường tốt chạy nhanh thật nhưng đi đường đất cũng có cái thú riêng. Vậy nhưng điều gì cũng phải có sự phát triển chứ cứ 'hoài cổ' mãi thì xã hội không thể tiến lên được:

IMG_6431.jpg
 
Cơn lũ này tràn về nhanh với lưu lượng nước lớn nên Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Lương Sơn bịngập nước cao gần cả mét, làm tắc ngẽn lưu thông. Xe cộ bị kẹt lại gần hàng chục km, đến gần 11h trưa nước rút nên xe mới lưu thông trở lại.
Hai năm qua, không còn một chút vết tích gì của cơn lũ lịch sử; còn chăng chỉ trong tâm trí người dân vì thị trấn đã khắc phục được hoàn toàn.

Còn chừng mươi cây số nữa sẽ đến Hòa Thắng:

IMG_6439.jpg


Lương Sơn là nơi nghỉ chân, bọn mình chạy ngang QL1A tới ngã rẽ đi Hòa Thắng thì dừng lại: chổ này bên trái có một quán nước khá đông khách. Quán chỉ còn độc nhất chiếc bàn và ghế đá phía ngoài là có chổ trống dù bàn cũng có một cô gái đang ngồi. Bọn minh ngồi xuống ghế đá đối diện vậy.
Cô gái bên kia phì phèo thuốc, tay ghi chép liên miên những con số, hóa ra là số đề. Hồi sau thì bạn của cô gái lại đến và ngồi đông như thế này đây! Thoạt đầu còn lạ lẫm, hồi sau thì câu chuyện thật rôm rả rất vui từ 'má anh này bị ong chích' đến chuyện du lịch và nhà nghỉ tại Mũi Né.

Trên cao này nhìn thấy cả khoảng trời đất bao la...:

IMG_6460.jpg


Nhìn nhóm bạn trẻ trông ngầu vậy đó nhưng theo bọn mình, quy luật tự nhiên là mình hãy đàng hoàng - người ta cũng đối xử với mình tương xứng. Vậy nên các bạn đi phượt cũng đừng quá ngần ngại khi nhìn dáng vẻ bề ngoài của người địa phương nhé.

Bắt đầu thấy hồ nước xanh xanh của Bàu Ông: một sự độc đáo của thiên nhiên với hồ nước bên sa mạc cát. Nước khiến cây cỏ xanh um, vườn tược tươi tốt.
Qua hồ thứ 1 này là phần doi đất nối liền với sa mạc cát bên trong. Mình rẽ trái theo đường đất cát vào trong nhưng được vài trăm mét thì bí lối, đành trở ra.


IMG_6506.jpg


Dốc cuối cùng trước khi đến đoạn cong đi Thiện Ái của TL716:

IMG_6515.jpg


Còn khá nắng vì chỉ hơn 16h nên bọn mình không vội về Mũi Né, vậy nên rẽ trái theo đường đi vào trung tâm xã, ý định ghé Khu du lịch Sinh thái Bàu Trắng. Đường vào vẫn như năm kia, năm kìa:

IMG_6527.jpg
 
Một nhóm khách nước ngoài thuê xe Jeep phượt đồi cát nhưng xe họ bị hư, đang chờ tài xế thay bánh:

IMG_6536.jpg


Nghỉ mệt, uống nước một hồi rồi thì bọn mình từ giả nhóm bạn trẻ và hướng về Bàu Trắng. Chút thông tin về nơi mình sẽ đến:
Khác với trung tâm du lịch Mũi Né rộn ràng và náo nhiệt, Hòa Thắng (thuộc huyện Bắc Bình, Bình Thuận) khá tĩnh mịch, mộc mạc, trữ tình.

Vượt đoạn cát lún:

IMG_6550.jpg


Vẻ đẹp tự nhiên của vùng quê khá đặc biệt này từng hút hồn biết bao du khách. Nói đến xã Hòa Thắng người ta nghĩ ngay đến Bàu Trắng. Tuy nhiên, người dân nơi đây lại gọi Bàu Trắng bằng Bàu Bà, Bàu Ông. Hai hồ nước khổng lồ này nằm cách nhau khoảng 500m, và nó là nguồn nước ngọt duy nhất nuôi sống hàng ngàn hộ dân trong vùng.

Trong hai bàu thì Bàu Ông chỉ rộng chừng hơn hai chục héc-ta còn Bàu Bà rộng đến bảy - tám chục héc-ta, có độ sâu trên 20m. Dù ở độ cao gần 50m so với mực nước biển, nhưng Bàu Trắng có hoa sen thơm ngát bốn mùa, nước trong xanh mát quanh năm, tạo nên một cảnh quê đẹp đến kỳ lạ.

Bảng của khu du lịch đây: xập xệ, lèng xèng...:

IMG_6592.jpg


Ngoài Bàu, Hòa Thắng còn có di tích Đền thờ nữ thần Yana ở phía nam Bàu Trắng, vị thần được người Chăm tin rằng đã mang đến nguồn nước cho con người và động vật rừng ở đây trong những mùa khô hạn.

Gởi xe rồi bọn mình vào trong, giá gởi là 5k:

IMG_6572.jpg
 
Nước long lanh trên mặt bàu. Nhiều nước lắm, mép nước như muốn tràn bờ:

DSCN1984.jpg


Sẽ là thiếu sót nếu ta không nhắc đến những đồi cát trắng ở Hòa Thắng. Đồi cát có tên Trinh Nữ ở đây được giới nhiếp ảnh nghệ thuật cả nước phong là “đệ nhất đồi cát VN” vì nó còn đẹp hơn nhiều so với đồi cát Mũi Né. Đồi cát Trinh Nữ chỉ một màu trắng tinh khôi, trải dài ôm lấy Bàu Ông, Bàu Bà, thoắt ẩn thoắt hiện theo gió, mang hình thù của người thiếu nữ thon thả nằm nghiêng gợi cảm.

Vài chiếc thuyền nhựa đang chờ khách thuê:

DSCN1988.jpg


Đi thêm một đỗi nữa là đến chỗ cho thuê xe chạy trên cát. Thứ này mà chạy vào 'tiêu điểm' của mình đã chấm trước đó thì tuyệt, nhưng nặng túi quá nên thôi:

DSCN1992.jpg


'Thôi' nên lết bộ vào đồi cát, cũng thú vị đó chứ?:

DSCN2002.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,305
Bài viết
1,174,986
Members
192,032
Latest member
sunwinrestaurant
Back
Top