What's new

[Chia sẻ] Liên Xô - Moscow - Kiev - hoài niệm và đương đại

Nhắc đến Liên Xô cũ với các địa danh như Moscow, Leningrag, Kiev, Kharcop luôn làm cho nhiều bậc trung niên, lão niên Việt Nam những hoài niệm và niềm kính trọng. Rất nhiều người Việt trẻ cũng mong được đến Moscow 1 lần nhưng ước mơ đó nghe chừng không phải ai cũng thực hiện được. Tôi là người được đào tạo thành người biết làm việc như một trí thức từ chính mảnh đất ơn tình này. Tôi gặp nhiều bạn bè từng cùng học và rất nhiều người muốn đến thăm lại đất nước anh hùng và bi tráng, thăm lại quảng trường Đỏ lịch sử nhưng nhiều người không thể đi được do nhiều lí do khác nhau, có khi chỉ vì lí do lãng nhách là sợ mất an toàn! Rồi có người già yếu, bệnh tật, thậm chí đi về thế giới bên kia mà vẫn chưa thực hiện được ý đồ thăm lại nước Nga.
Tôi muốn chia sẻ trải nghiệm của mình qua chuyến thăm lại nước Nga nghĩa rộng (bao gồm cả thành phố Kiev nơi tôi học đại học) trong 6 ngày tự túc tự đi.
 
Nước Nga đủ rộng lớn và bao dung để mỗi người chúng ta yêu nó theo cách của mình.

Nếu ban đầu ai đó yêu nước Nga chỉ bằng những ước mơ gắn với những truyện cổ tích, những huyền thoại và những tác phẩm nghệ thuật, ta thấy nước Nga đẹp, thơ mộng và huyền bí, huyền ảo. Sau đó nếu bạn đến nước Nga, yêu nước Nga với cuộc sống thật với bánh mỳ đen, cốc Smetana, miếng thịt muối sa- lơ... tình yêu với nước Nga của bạn nó trở nên chân thật hơn, nhưng đằm thắm hơn. Sau nữa, khi bạn đã biết và hiểu nhiều người khác yêu nước Nga theo nhiều kiểu khác nữa, bạn cũng trở nên yêu nước Nga như nó vốn vậy, tình yêu của bạn có thể bị tan vỡ, có thể trở nên bất diệt...
 
Không thể mô tả hết sự phong phú và tuyệt mỹ của Hermitage; cũng không thể xem hết các tác phẩm nhiều cái vô giá mà người Nga đã sưu tầm được và trưng bày trong bảo tàng. Người ta đã tổng kết rằng, nếu muốn xem tất cả các hiện vật trong đó (2,5 tiệu), mỗi hiện vật chỉ nhìn 1 phút thì phải mất trên 5 năm.

Tôi xin trích dưới đây trích giới thiệu về Hermitage từ trang thamhiemvietnam mà tôi cho là rõ ràng và ngắn gọn về lịch sử bảo tàng và sự thăng trầm của nó:

"Với một lượng khổng lồ cổ vật, tranh ảnh quý giá được trưng bày, cùng số lượng khách đến thăm ngày càng tăng, Viện Bảo tàng Hermitage ở Saint Petersburg (Nga) đã được thế giới coi là một trong những số ít viện bảo tàng nổi tiếng nhất.

Viện bảo tàng được tổ chức từ hơn hai thế kỷ nay, nằm trong Cung điện Mùa Đông, có 1.057 phòng với diện tích 46.516m2 và các hành lang kéo dài gần 2 cây số.
Trở về lịch sử, thời Nữ hoàng Catherine II đến ở tại điện Mùa Đông vừa mới xây xong (1762), bà đã đem một sắc thái mới cho cung điện. Nhưng những dãy phòng tráng lệ, những chùm đèn, những suối nước phun và cả những khung cửa sổ đậm nét kiến trúc Baroque vẫn chưa gây được cho Nữ hoàng cảm giác trọn vẹn, còn thiếu một hành lang để trưng bày những tác phẩm mỹ thuật, một căn phòng để trưng bày những bộ sách quý và cả một rạp hát để làm phương tiện giải trí tinh thần. Điều mong ước của Nữ hoàng là làm thế nào mọi người biết bà là người sáng suốt và có kiến thức không những của nước Nga mà còn cả khắp châu Âu nữa. Có quyền lực và vật chất dư thừa, mong muốn của bà chỉ còn ở vấn đề thời gian, tất cả được lên kế hoạch để tìm biện pháp thực hiện ý muốn đó

Các đại sứ, nhân viên tòa đại sứ Nga tại Châu Âu bắt buộc phải đi tìm mua cho bà các tác phẩm hội họa nổi tiếng, những cuốn sách có giá trị với thời gian, phải sục sạo vào các thư viện lớn nhất, các tủ sách quý nhất để mang về điểm tô thêm cho thư viện tương lai. Không những thế, họ cũng phải năng tới thăm hỏi các họa sĩ nổi tiếng, các triết gia và các nhà văn có tài để phục vụ cho mục đích sau này của Nữ hoàng. Còn ở trong nước, một số nghệ sĩ đặc biệt được cử đi mua cổ vật. Năm 1764, điện Mùa Đông nhận được 225 tác phẩm hội họa từ bộ sưu tập nổi tiếng của Johann Ernest Gotzkowski, tổng hợp nhiều trường phái châu Âu. Đây là những viên gạch đầu tiên xây dựng nên viện bảo tàng. Những tác phẩm này do vua Phổ Frederick II bán lại sau khi tiêu hết tiền trong một cuộc chiến tranh kéo dài 7 năm.

Trong vòng vài năm, viện bảo tàng đã chật ních các tác phẩm hội họa, nhiều bức vẽ phải xếp vào tủ, nhiều đồ trang sức bằng đá ngũ sắc và nhiều viên ngọc quý giá vẫn phải yên vị trong những hộp nhung quý phái để dành khoảng trống cho nghệ thuật. Muốn mở rộng được không gian cho hội họa bay bổng cũng như không để bị vướng víu những bước chân thưởng lãm, nhất thiết phải có một tòa nhà lớn và đồ sộ hơn để lưu trữ, mà việc này không ai ngoài kiến trúc sư Yury Veldten được Nữ hoàng tin tưởng giao nhiệm vụ xây cất. Trong suốt 11 năm trời (1764 - 1775), Hermitage được xây dựng tỉ mỉ và công phu cho dù mục đích cuối cùng của nó là lột tả vẻ đẹp giản dị và thanh thoát của tinh thần Tân cổ điển. Cùng thời gian đó, từng đoàn xe chở sách nối đuôi nhau tới Peterbusg một cách bất tận và chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, bảo tàng đã có tới 13.000 tấn sách các loại của khắp Âu châu. Nữ hoàng Catherine II còn liên lạc với những triết gia nổi tiếng đương thời, trong số đó phải kế đến nhà triết học vĩ đại Voltaire. Ông trở thành người bạn thân thiết của bà, giữa hai người luôn có sự đàm đạo qua thư. Sau này khi Voltaire mất, Catharine II mua lại tủ sách của ông và ra lệnh không được tẩy xóa những ghi chú của triết gia ngoài lề các trang sách. Diderot cũng thế, triết gia này đã sẵn sàng bán đi tủ sách quý giá của mình cho người mà ông say mê đến cùng cực.

Đến thế kỷ 18, Hermitage được 36 tuổi và đã bắt đầu nhận được những cái nhìn nể trọng ở khắp châu Âu, nó trở thành niềm tự hào của người dân Nga cho dù không phải ai cũng có được giây phút đứng ngắm những họa phẩm nổi tiếng nhất ngay trên quê hương mình. Trong suốt thời gian từ 1769 đến 1787, Nữ hoàng đã mua lại được hầu hết những bộ sưu tập tranh nổi tiếng nhất châu Âu, từ kho tàng của nam tước Pierre Crozat với những kiệt tác của Raphael, Giorgione, Tizian, Rembrandt, Veronese, Rubens… cho đến những tác phẩm của Rembrandt, Anthony van Dyck, Van Ostade, Van Ruysda từng được xem là gia bảo của gia đình bá tước Badoin. Tuy thế, những chuyên gia sành sỏi cũng vẫn nhận ra được một điều, số lượng tuy lớn và có giá trị nhưng chủng loại phân bổ không đồng đều. Bảo tàng có nhiều họa phẩm, sách quý và một bộ sưu tập điêu khắc có giá trị nhưng những đồ sứ, đồ đá chạm, tiền kim khí, đồ trang sức và vũ khí vẫn còn thiếu nhiều và vì thế chưa thể gọi đây là một viện bảo tàng thật sự hoàn mỹ. Theo thống kê vào năm 1797, một năm sau khi Catharine II mất, Hermitage có tất cả khoảng 4000 họa phẩm được trưng bày khắp nơi và chiếm gần như đa số tỉ lệ chung của của cả bảo tàng.

Vào đầu thế kỷ 19, đội quân Napoleon khi đánh chiếm Nga và châu âu đã “dọn” sạch sẽ những bảo tàng ở châu Âu, trong đó có Hermitage. Những đoàn xe của đội quân viễn chinh Pháp hùng hục chở tranh ảnh, cổ vật về Pháp. Nhưng sau khi Napoleon bại trận, hầu như những tác phẩm nghệ thuật lại trở về với những bức tường trống trơn của Hermitage, những bức tranh của các họa sĩ Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha lại ngập tràn viện bảo tàng. Còn hơn thế, một số nước trước đây bị Napoleon tàn phá nặng nề nay cũng phải bán đi những tác phẩm giá trị của mình, kiếm ít kinh phí bù đắp tổn hại chiến tranh, nước Nga lại tranh thủ mua lại chúng.

Năm 1917, giữa thế chiến đệ nhất, Chính phủ lâm thời Nga đã phải chuyển những tác phẩm nghệ thuật của Hermitage đến Moscow để bảo vệ. Cách mạng thành công, viện bảo tàng lại được mở cửa vào ngày 27/10/1917 sau một thời gian tu sửa và sưu tầm thêm nhiều hiện vật mới từ nhiều nơi trên thế giới. Đến đệ nhị thế chiến, một lần nữa những hiện vật của Hermitage lại oằn mình vào những bao xốp chất lượng cao di cư đến nơi an toàn, lần này sẽ rất xa, tận thị trấn Sverdlovsk hẻo lánh, nơi dường như chưa phải chịu đợt oach kích nào của không quân Đức. Chiến tranh kết thúc, người ta phải bỏ ra 5 năm để tu sửa lại Hermitage và sắp xếp mọi thứ làm sao trở về vị trí cũ như không hề có một chuyển biến gì. Trước Cách mạng Tháng Mười, bảo tàng chỉ có 56 gian trưng bày thì nay con số ấy đã lên đến 356 với tổng số 2,5 triệu tác phẩm bên trong mình.

Từ đó viện bảo tàng càng ngày càng phát triển. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 5 triệu khách tới thăm, quang cảnh nơi đây lúc nào cũng tấp nập, khác hẳn cảnh vắng lặng dưới thời Nga hoàng khi mà Catherine II tuyên bố: ”Chỉ có chuột và tôi chiêm ngưỡng những danh phẩm này”. 1996, Tổng thống Nga Boris Yeltsin cũng đã tuyên bố bảo tàng này nằm dưới quyền bảo trợ trực tiếp của Tổng thống liên bang Nga. Với số lượng tác phẩm cũng như bề dày, Hermitage luôn là một trong những viện bảo tàng vĩ đại nhất. Những dọc hành lang, trần nhà, lối đi, bậu cửa sổ… đều toát lên những công trình mỹ thuật siêu đẳng. Những công trình xây dựng, những bức hoa văn chạm trổ trên tường, lối đi, trần nhà của những Auguste Montferrand, Alexander Bryulov, Carlo Rossi… để lại nét sáng bừng cho Viện bảo tàng vừa tròn 240 tuổi. Mà muốn viết rõ hơn về nó, có lẽ cần phải hì hục viết liên tục trong thời gian suốt 3 năm trời…"
 
Việc tham quan Hermitage tốn rất nhiều thời gian và phải lập kế hoạch cẩn thận.

Nếu đi theo các đoàn du lịch họ thường bố trí tham quan 1,5-2 tiếng với vé book trước, tất nhiên như vậy chỉ đi đại diện một số khu vực và phải chạy như vịt theo hướng dẫn viên.

Nếu bạn đi đoàn độc lập có hướng dẫn viên tự thuê người Việt, bạn thường được dẫn đi với thời gian 3-4 tiếng hoặc lâu hơn tùy theo mình đặt

Nếu bạn tự đi, cần book vé trước qua trang mạng của bảo tàng, khi đến chỉ việc đổi ticke thành vé, xếp hàng không dài; nếu không thời gian xếp hàng chờ vé trên 1 tiếng là bình thường. Bạn hình dung xem, tính trung bình 1 ngày gần 20.000 người vào xem, như vậy nếu đi mùa hè cao điểm số khách có thể lên 30.000 người, mỗi tiếng trên 3000 người vào và ra...

Thời gian tham quan tôi nghĩ tối thiểu phải mất 4 tiếng cho bõ công và vé vào cửa cũng như các giá trị mà mình chiêm ngưỡng. Những người chuyên về nghệ thuật hoặc có quan tâm đặc biệt gì đó thì có thể phải đi hàng tuần.

Tôi chỉ post thêm vài bức ảnh mình chụp được thôi, nhiều hiện vật và tranh ánh sáng không cho phép cái máy ảnh của tôi chụp được đẹp. Tôi cũng không thể giới thiệu chúng về ý nghĩa, tác giả, niên đại được, đơn giản là không đủ thời gian ghi chép và hiểu biết
















 
Thiết nghĩ cũng cần post hình về vị vua nữ con gái Pie đệ nhất, nữ hoàng acaterina II uy quyền và giàu có, người đã có công sáng lập Hermitage và xây dựng cung điện mang tên bà ở Pushkin (sẽ giới thiệu sau)

antropov_alexey_portrait_of_ekaterina_2_1766_zps12bd5cea.jpg
[/URL]
 
Dân du lịch như em, vùng miền là món quà của thượng đế ban tặng cho con người, những người yêu thích thiên nhiên. Vùng Bắc India có văn hoá khác, có mùa đông lạnh, có những dãy núi tuyết cao trọc trời, người dân chủ yếu ăn chay. Vùng Nam India có những hàng dừa xanh mát mắt, những bãi biển hướng về phía Arap. Có Goa cổ kính, nơi những nhà thờ nguyên mẫu Italia được xây dựng tại đây và ngạc nhiên suốt những ngày rong ruổi mới thấy đạo Thiên Chúa trên đất Ấn, và beaches mà người miền nam như em rất thích.
Khi gặp gỡ những người bạn Tây trên đường du lịch, họ vẫn nói rất thích Hanoi, you đến từ Southern part ah, oh Saigon cũng good lắm v.v...rồi khoe đã đi Cantho, Phuquoc rồi bước thêm bước nữa qua Cambodia nơi có Angkor!
Nước Việt Nam mình rất đẹp lại trải dài, có nhiều vùng miền khác nhau, ai sinh ra cũng có quyền tự hào nơi chôn rau, cắt rốn của mình, một thể hiện rất thường không cao xa, đó là để nghĩ về người mẹ sinh ra mình.
Em may mắn là tiếp xúc với người bắc từ rất sớm, mới đầu tụi em nói chuyện không ai hiểu ai trọn vẹn, vì từ ngữ có khác nhau. Ngoài ấy gọi là con Ngan, trong này gọi vịt xiêm, lúc trước trong này gọi Car là xe hơi, ngoài ấy gọi là Oto...xe máy, trong này gọi xe honda, vì hãng honda đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người miền nam.
Trong khóa học tiếng của tụi em, còn có một bạn người miền trung, nhưng lại ở vùng cao, bạn ấy nói tiếng Việt, cả lớp và thầy cô nghe không hiểu hết, và bây giờ bạn ấy phải học tiếng Nga, ngôn ngữ không hề dễ với người miền nam, trung khi phổ thông học tiếng Anh. Và kết quả là tiếng Nga khó quá bạn ấy không sang Nga, mà học tại Saigon.
Em viết vậy để bác nhẹ nhàng, thanh thản, viết tiếp câu chuyện của bác.
 
Tóm lại Hermitage trưng bày các tác phẩm nghệ thuật và hiện vật cổ phản ảnh lịch sử văn minh của toàn bộ loài người. Nếu bạn có thời gian bạn sẽ tìm thấy cả cổ vật của văn minh Việt thời đông sơn...

Phòng trang trọng nhất vẫn là phòng dành cho người sáng lập triểu đại Romanov - Pie vĩ đại







 
Cảnh xếp hàng từ phía cổng chính Sppaskya khi vào Hermitage:



Phía cổng phụ ra sông Neva cũng có hàng cho các đoàn du lịch book đoàn

 
Dân du lịch như em, vùng miền là món quà của thượng đế ban tặng cho con người, những người yêu thích thiên nhiên. Vùng Bắc India có văn hoá khác, có mùa đông lạnh, có những dãy núi tuyết cao trọc trời, người dân chủ yếu ăn chay. Vùng Nam India có những hàng dừa xanh mát mắt, những bãi biển hướng về phía Arap. Có Goa cổ kính, nơi những nhà thờ nguyên mẫu Italia được xây dựng tại đây và ngạc nhiên suốt những ngày rong ruổi mới thấy đạo Thiên Chúa trên đất Ấn, và beaches mà người miền nam như em rất thích.
Khi gặp gỡ những người bạn Tây trên đường du lịch, họ vẫn nói rất thích Hanoi, you đến từ Southern part ah, oh Saigon cũng good lắm v.v...rồi khoe đã đi Cantho, Phuquoc rồi bước thêm bước nữa qua Cambodia nơi có Angkor!
Nước Việt Nam mình rất đẹp lại trải dài, có nhiều vùng miền khác nhau, ai sinh ra cũng có quyền tự hào nơi chôn rau, cắt rốn của mình, một thể hiện rất thường không cao xa, đó là để nghĩ về người mẹ sinh ra mình.
Em may mắn là tiếp xúc với người bắc từ rất sớm, mới đầu tụi em nói chuyện không ai hiểu ai trọn vẹn, vì từ ngữ có khác nhau. Ngoài ấy gọi là con Ngan, trong này gọi vịt xiêm, lúc trước trong này gọi Car là xe hơi, ngoài ấy gọi là Oto...xe máy, trong này gọi xe honda, vì hãng honda đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người miền nam.
Trong khóa học tiếng của tụi em, còn có một bạn người miền trung, nhưng lại ở vùng cao, bạn ấy nói tiếng Việt, cả lớp và thầy cô nghe không hiểu hết, và bây giờ bạn ấy phải học tiếng Nga, ngôn ngữ không hề dễ với người miền nam, trung khi phổ thông học tiếng Anh. Và kết quả là tiếng Nga khó quá bạn ấy không sang Nga, mà học tại Saigon.
Em viết vậy để bác nhẹ nhàng, thanh thản, viết tiếp câu chuyện của bác.

Cám ơn bạn đã khích lệ.

Một topic phi vị lợi trên một diễn đàn hẹp như phuot về chủ đề Nga với tiêu chí không phải chỉ có phượt mà chủ yếu là chiêm nghiệm và hoài niệm mà được những người như bạn quan tâm, bình luận là một niềm động viên khích lệ lớn đối với chủ topic. Chúng ta có thể có khá nhiều khác biệt ngoài cái tuổi tác và nơi chôn nhau cắt rốn vùng miền. Tuy nhiên chí ít cũng có vài điểm chung như đều quan tâm đến nước Nga chẳng hạn. Tôi nghĩ thế là đủ để chúng ta tự do trao đổi và tự điều chỉnh những gì mà mỗi người cho là bổ ích cho mình và cho cộng đồng những người đọc phuot.
 
Bác Chính có vẻ nhạy cảm nhỉ, những gì em viết không cần sâu xa đâu, bác vẫn bảo em mộc mạc mà. Bác già rồi ganh đua với lớp trẻ chi cho nhọc.
Bác so sánh chi cho mệt, nếu nói về trình độ khoa học hay tiếng ngoại ngữ và cả thương trường bác không bằng em đâu, em xin lỗi vì bác đã có ý so sánh.

Tôi nghĩ bạn Phương đã quá bất kính, và quá ngạo mạn. Bạn có thể giỏi ngoại ngữ, bạn làm ra nhiều tiền, bạn học cao nhiều bằng cấp.........điều đó không có nghĩa bạn giỏi hơn người khác.Bác kimvanchinh viết topic này là để chia sẽ những kỷ niệm, những cảm nhận, những trăn trở của mình về nước Nga trong quá khứ và hiện tại với mọi người, nếu bạn không đồng ý với những gì tác giả viết, bạn có thể mở một topic khác nói hết quan điểm, khoe hết sự hiểu biết cũng như vốn ngoại ngữ của bạn nhé.Thân!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,773
Bài viết
1,138,027
Members
192,686
Latest member
LenexITSolution
Back
Top