ngaba_hoangsuphi
Phượt thủ
ThƯ NgỎ VỀ NÓn BẢo HiỂm
Kính gửi : Các bạn đường lưu hành với xe gắn máy
Trong sinh hoạt đời thường, đi thăm bạn bè, đi làm ăn trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn về phương tiện giao thông, chiếc xe gắn máy đã tỏ ra hết sức hữu dụng cho nhiều hoàn cảnh, cho mọi địa hình.
Nó đáp ứng tính năng động cho tuổi trẻ và phù hợp mọi nhu cầu đi lại của người lớn.
Chúng ta đã nắm bắt nhạy bén tính ưu việt của trí tuệ con người sáng tạo ra xe máy. Nhưng sau một thời gian sử dụng, chiếc xe gắn máy đã bộc lộ những nguy hiểm của nó! Nên ngay tức khắc, con người có một giải pháp làm giảm tác hại của chiếc xe gắn máy. Chiếc nón bảo hiểm cho người đi xe gắn máy ra đời Khi ngồi trên xe dù tốc độ chậm, chỉ cần ngã ngang đập đầu xuống đất thì cũng có nguy cơ tử vong hoặc di chứng nặng nề với gia đình và xã hội, chiếc nón bảo hiểm đã làm giảm nguy hiểm rất đáng kể. Chúng ta đã không nắm bắt kịp sáng tạo này của con người - chúng ta phải trả giá! Tại Bệnh viện Chợ Rẫy mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận hơn 100 trường hợp tai nạn giao thông, mỗi tháng số lượng tử vong do tai nạn giao thông tại Bệnh viện Chợ Rẫy lên đến hơn 150 người, tương đương với một chiếc máy bay rơi mà chúng ta vẫn âm thầm cam chịu.
Ở nước ta, biết bao nhiêu cảnh thương tâm do chấp nhận đi xe mà không chấp nhận đội nón. Theo tính toán của khoa học, người ngồi trên xe gắn máy khi lao đi với tốc độ v, và bản thân có trọng lượng m thì lực tác động được tính bằng công thức F = 1 / 2 mv 2 , mũi nhọn tiếp xúc khi bị tai nạn thường là đầu. Trí tuệ con người đã nghĩ ra nón bảo hiểm để bảo vệ đầu, làm giảm đáng kể lực tác dụng vào bộ não khi tai nạn. Thật đáng tiếc, nhiều người cố tình không hiểu điều đó, lại còn có ý mỉa mai.
Gần như cả thế giới khi ngồi lên xe hai bánh là đội nón, cái nón với họ cần như cái thắng (phanh) thì người lái xe mới dám chạy. Nhưng riêng ở ta, người ta đã đánh đổi quá đắt cho sự thờ ơ với chiếc nón bảo hiểm. Bây giờ tuy đã muộn nhưng vẫn còn kịp, đã đến lúc chúng ta chăm lo cho mình và lo cho xã hội. Rất mong các bạn đừng đánh đổi mạng sống của mình, nỗi khổ của gia đình và xã hội vì quên đi luật giao thông, quên đi biện pháp phòng chống các hiểm nguy do tai nạn giao thông gây ra bằng việc đội nón bảo hiểm.
Đừng vì khó chịu khi chưa quen, đừng nghe ý kiến ai đó dèm pha chúng ta cho rằng khi đội nón là người sống ngoài hành tinh, đội nồi cơm điện, Nếu có ai đó có công kích thì ta cứ chấp nhận:
Thà làm người ngoài hành tinh trong chốc lát còn hơn trở thành người thiên cổ!
Thà đội nồi cơm điện để còn được dùng cơm với người thân còn hơn không bao giờ được ăn cơm nữa vì không đội nồi cơm điện.
Cất nón ở đâu ? Mỗi người tự giải quyết! Không biết chỗ cất nón có nghĩa là sự chuẩn bị cất mình vào nơi an nghỉ cuối cùng và làm khổ người thân, xã hội.
Không tiền mua nón? Nó đáng bao nhiêu với chiếc xe? Thà đừng có xe còn hơn có xe mà không có nón!
Đừng vì hình thức bên ngoài mà quên đi mạng sống của mình - nỗi khổ của người thân, gánh nặng xã hội.
Chúc các bạn đồng hành với xe gắn máy hai bánh luôn bình yên, an toàn và hạnh phúc! Đó là hạnh phúc của riêng ta, gia đình và xã hội.
PGS. TS. Trương Văn Việt
Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy
Chủ tịch Hội phẫu thuật Thần kinh VN
:gun Các bác thử đâm xem , Ông ý nói đúng hay sai (beer)
Kính gửi : Các bạn đường lưu hành với xe gắn máy
Trong sinh hoạt đời thường, đi thăm bạn bè, đi làm ăn trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn về phương tiện giao thông, chiếc xe gắn máy đã tỏ ra hết sức hữu dụng cho nhiều hoàn cảnh, cho mọi địa hình.
Nó đáp ứng tính năng động cho tuổi trẻ và phù hợp mọi nhu cầu đi lại của người lớn.
Chúng ta đã nắm bắt nhạy bén tính ưu việt của trí tuệ con người sáng tạo ra xe máy. Nhưng sau một thời gian sử dụng, chiếc xe gắn máy đã bộc lộ những nguy hiểm của nó! Nên ngay tức khắc, con người có một giải pháp làm giảm tác hại của chiếc xe gắn máy. Chiếc nón bảo hiểm cho người đi xe gắn máy ra đời Khi ngồi trên xe dù tốc độ chậm, chỉ cần ngã ngang đập đầu xuống đất thì cũng có nguy cơ tử vong hoặc di chứng nặng nề với gia đình và xã hội, chiếc nón bảo hiểm đã làm giảm nguy hiểm rất đáng kể. Chúng ta đã không nắm bắt kịp sáng tạo này của con người - chúng ta phải trả giá! Tại Bệnh viện Chợ Rẫy mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận hơn 100 trường hợp tai nạn giao thông, mỗi tháng số lượng tử vong do tai nạn giao thông tại Bệnh viện Chợ Rẫy lên đến hơn 150 người, tương đương với một chiếc máy bay rơi mà chúng ta vẫn âm thầm cam chịu.
Ở nước ta, biết bao nhiêu cảnh thương tâm do chấp nhận đi xe mà không chấp nhận đội nón. Theo tính toán của khoa học, người ngồi trên xe gắn máy khi lao đi với tốc độ v, và bản thân có trọng lượng m thì lực tác động được tính bằng công thức F = 1 / 2 mv 2 , mũi nhọn tiếp xúc khi bị tai nạn thường là đầu. Trí tuệ con người đã nghĩ ra nón bảo hiểm để bảo vệ đầu, làm giảm đáng kể lực tác dụng vào bộ não khi tai nạn. Thật đáng tiếc, nhiều người cố tình không hiểu điều đó, lại còn có ý mỉa mai.
Gần như cả thế giới khi ngồi lên xe hai bánh là đội nón, cái nón với họ cần như cái thắng (phanh) thì người lái xe mới dám chạy. Nhưng riêng ở ta, người ta đã đánh đổi quá đắt cho sự thờ ơ với chiếc nón bảo hiểm. Bây giờ tuy đã muộn nhưng vẫn còn kịp, đã đến lúc chúng ta chăm lo cho mình và lo cho xã hội. Rất mong các bạn đừng đánh đổi mạng sống của mình, nỗi khổ của gia đình và xã hội vì quên đi luật giao thông, quên đi biện pháp phòng chống các hiểm nguy do tai nạn giao thông gây ra bằng việc đội nón bảo hiểm.
Đừng vì khó chịu khi chưa quen, đừng nghe ý kiến ai đó dèm pha chúng ta cho rằng khi đội nón là người sống ngoài hành tinh, đội nồi cơm điện, Nếu có ai đó có công kích thì ta cứ chấp nhận:
Thà làm người ngoài hành tinh trong chốc lát còn hơn trở thành người thiên cổ!
Thà đội nồi cơm điện để còn được dùng cơm với người thân còn hơn không bao giờ được ăn cơm nữa vì không đội nồi cơm điện.
Cất nón ở đâu ? Mỗi người tự giải quyết! Không biết chỗ cất nón có nghĩa là sự chuẩn bị cất mình vào nơi an nghỉ cuối cùng và làm khổ người thân, xã hội.
Không tiền mua nón? Nó đáng bao nhiêu với chiếc xe? Thà đừng có xe còn hơn có xe mà không có nón!
Đừng vì hình thức bên ngoài mà quên đi mạng sống của mình - nỗi khổ của người thân, gánh nặng xã hội.
Chúc các bạn đồng hành với xe gắn máy hai bánh luôn bình yên, an toàn và hạnh phúc! Đó là hạnh phúc của riêng ta, gia đình và xã hội.
PGS. TS. Trương Văn Việt
Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy
Chủ tịch Hội phẫu thuật Thần kinh VN
:gun Các bác thử đâm xem , Ông ý nói đúng hay sai (beer)