What's new

[Chia sẻ] Ma-rốc gần xèo à

Lập topic này để bàn bạc cho chuyến đi Morroco của mấy phượt già muốn sưởi tấm thân ì ạch ở Phi châu vào dịp Giáng sinh. Và sau khi đi về sẽ post lịch trình đầy đủ cũng như kinh nghiệm chia sẻ ở chốn ấy.

Baxu ơi, chị định đi sa mạc là đến đâu? Nếu đến sa mạc Erg Chebbi thì khoảng cách rất xa nếu tính từ Marrakech, đi tốn thời gian lắm. Nhà em định đi theo đường N9, qua đèo Tizi-n-tichka tới thăm Kasbah Telouet & Kasbah Anemitèr. Sau đó đi tiếp đến Ait-Benhaddou (Di sản Thế giới). Nếu thích thì ngủ đêm tại đây, còn không tiếp tục đến Ouarzazate và ngủ đêm tại đây. Hôm sau thăm Kasbah Taourirt và đi dọc đường Route des Kasbahs tới Tineghir. Nhà em thăm loanh quanh đó rồi đi Fès.

Nếu chị có ít thời gian thì hôm bọn em đi Tineghir thì chị quay lại Marrakech.

Ý chị sao?
 
Baxu up cho bọn tớ cái hành trình mới, có chi tiết các chỗ ăn chơi, ngủ nghỉ thì càng tốt :d.

Tks bạn lắm lắm :d :d :d

em ơi! tình hình xin visa đến đâu rồi? vé máy bay các thứ nữa... chi chưa làm đc gì cả, bắt đầu hốt hoảng rồi đây vì... sợ không được đi:shrug:,
 
Tớ xin trình bày tiếp một ít thông tin cho các bạn chuẩn bị lên đường đi Ma-rốc.

Tiền tệ: Dirhams, viết tắt là Dh
Tỉ giá 1EUR khoảng 11Dh. Khi đến sân bay nên đổi trước một ít tiền để mua vé xe bus hoặc đi taxi và chi phí tạm. Sau đó lượn lờ xem bank nào có tỉ giá đổi cao thì đổi tiếp, và mỗi lần đổi tiền nên giữ lại hóa đơn để nếu không tiêu hết thì còn đổi lại được.

Xem thông tin và giá vé tàu hỏa ở trang này:
www.oncf.org.ma

Xe bus: có thể đi xe của CTM hoặc Supratours, nhưng có vẻ CTM nhiều xe và chạy nhiều tuyến, giá vé tốt và phục vụ ngon hơn thì phải.

Petite taxi: loại xe nhỏ, chỉ chở được 3 khách, giá cước rẻ.
Grand taxi: xe lớn hơn, thường là Mercedes cũ, chở tối đa 6 khách.
Đi trong thành phố nên đề nghị bật đo meter, chắc chắn là rẻ hơn so với mặc cả cả chặng. Còn khi đi taxi chung, thì thường có giá fix rồi, nhưng cũng cần xem sách guidebook để biết được giá, dân Ma-rốc cũng tuyền báo giá cao hơn cho khách du lịch nước ngoài.

Tour đi sa mạc từ Marrakech, có nhiều hãng làm tour lẻ nhưng rẻ nhất và đông người đi nhất là tour của Sahara Expédition (hoặc là của khách sạn Ali, họ là 1). Nếu mình có đủ nhóm từ 6 người trở lên, nên thuê xe riêng với tài xế nói tiếng Anh, sẽ tránh được chuyện bị đưa vào các cửa hàng thảm hoặc đồ thủ công dọc đường.
Có số phone của 1 anh lái xe 16 chỗ mới, nói được tiếng Pháp - Arabic - Tây ban Nha - Berber - Anh, tên là Mohamed: +212 6866 7429
Email: [email protected]

Đi moto ở Ma-rốc cực khoái, bọn này có gặp một cặp phóng mô tô trên đường mà thèm quá thể. Thuê xe máy giá khoảng 300Dh/ngày cho xe Yamaha 125cc.

Thuê xe ô tô tự lái giá khoảng 600Dh/ngày.

Khách sạn ở Rabat, nên ở Hôtel Le Paix, vừa ở ngay khu phố mới lại rất gần Medina, gần ga (đi bộ chừng 5 phút). Giá phòng khoảng 200Dh/phòng đôi, phòng 3 cũng có.

Khách sạn ở Marrakech, nên ở riad Essaouira giá tốt, phòng đẹp, yên tĩnh, gần quảng trường chính. Nên đặt trước vì riad này thường xuyên full phòng.
Website: www.jnanemogador.com
Email: [email protected]

Ăn uống ở Marrakech:
Nhà hàng Chez Chegrouni ở số 4-6 Djemma El Fna, ngay trên quảng trường chính, nhưng đi quá về phía đối diện với tháp Koutoubia. Thức ăn nóng sốt, ngon, giá tốt. Nếu ngồi ở terrace thì mỗi món đắt hơn 10Dh.

Trên đường Rue de Banni Marine có một loạt nhà hàng địa phương, ngon, rẻ, sạch. Khách sạn Ali có buffet hàng tối giá rẻ.

Ăn trên quảng trường buổi tối cũng được, nhưng chọn mấy hàng đầu mà ăn, số 25, 117 gì gì đó, thức ăn tuơi, đầu bếp hay diễn trò vui.

Vào quán nên chọn Tajine nếu không muón ăn quá nhiều đồ nướng. Nhà tớ cứ chén Tajine Poulet aux vegétarien (legumes) là khỏe re. Sữa chua cũng hệt vị VN.

Trà bạc hà ở Ma-rốc thường đã cho đường sẵn rồi, nhưng họ vẫn mang thêm đường viên cho khách, chú ý không thì thành ra uống nước đường đới.
Có thể gọi trà toàn bạc hà, không có búp trà, thấy bảo uống mát, giải nhiệt.
Cà phê Ma-rốc ngon, pha theo kiểu Pháp. Các quán cà phê khắp nơi, và thường chỉ thấy đàn ông ngồi quán. Nước cam rất tươi, rất ngon.

Hoa quả mua ở các quầy hoặc xe đẩy của dân địa phương rất tươi, rẻ. Có đủ các loại quả nhiệt đới, lựu thì to bằng đầu trẻ con, baxu phát cho mình nửa quả trên tàu mà gặm mãi mới hết, chả có hột hiếc gì cả. Quýt và cam thì tươi phải biết.

Nếu ai sống ở châu Âu thì nên mua gia vị về, ngon rẻ. Có đủ bột gia vị ớt, gừng, nghệ, tỏi, bột ướp đồ nướng, làm tajine, hoa khô, nứoc hoa hồng, nước cam ...

Mua sắm: thảm sặc sỡ, đồ da, vải trải giường ...

Chú ý: Không đi theo lời mời hay chỉ dẫn nào của bất kỳ faux guide nào trên phố, đặc biệt là ở Fes. Phụ nữ không nên mặc váy hoặc quần hở đầu gối. Không có cử chỉ thân mật trên phố, ở nơi công cộng như ôm hôn, vuốt ve. Không cố vào trong các nhà thờ Hồi giáo. Không chụp ảnh quay phim nếu không đựoc phép. Mua sắm phải mặc cả ác liệt, thậm chí trả giá từ 1/10 giá của người bán đưa ra ban đầu và nâng lên đến đúng giá mình muốn mua, và phải giữ vững lập trường. Họ có nài đến mấy cũng lắc đầu.
 
thêm càng nhiều tip càng tốt TOET ạ, bọn mình đang có kế hoạch từ vn lê la sang đấy! cám ơn nhiều!
 
Một chiều mùa đông lạnh ngăn ngắt, bầu trời mờ mịt âm u và loang loáng nước, một cô nàng vội vã chạy từ cửa hàng nọ sang cửa hàng kia mua sắm cấp tốc trong khi tiếng chuông điện thoại di động vang lên không ngừng từ túi khoác vai. Như được lắp động cơ vào mông, cô nàng cùng với con em họ nhặt hàng trên giá với tốc độ nhanh như vận tốc ánh sáng, phi ra quầy tính tiền cũng với tốc độ ấy, rồi cô nàng vội vã ôm hôn con em để trở về theo hướng sóng điện thoại di động đang kêu inh ỏi kia.

Tới nhà, vẫn với tốc độ nhanh nhất có thể, cô nàng phi từ phòng nọ sang phòng kia ném cái này cái nọ vào vali dưới ánh nhìn khinh khỉnh và tức tối của một kẻ mà ai cũng biết là ai đấy. Có lần phi nhanh quá nền nhà lại trơn, xém chút nữa thì nàng bị xoạc cua, ặc ặc. Rồi thì hành lý đồ đạc cũng đâu vào đấy, 5h chiều cả hai thong dong kéo vali ra ga tàu. Cũng không quên gì mấy, kiểu như cái bàn là du lịch hay là cuốn sổ ghi chép thôi. Và vẫn băn khoăn hỏi nhau không biết bếp đã tắt hẳn chưa, có ngọn đèn nào còn sáng hay không. chẹp
Sao cuộc đời cứ phải lăn tăn ba chuyện bếp với đèn nhỉ?!

Sân bay Bremen ở xa tuốt thành phố cô nàng đang sống, phải đi tàu đêm mới tới. Sáng sớm tinh sương thì check in lên máy bay. Tụi Ryanair tệ bạc bắt con nhà người ta phải soạn hành lý ký gửi đúng 15kg/1 kiện, không được hơn, kém thì được, hờ hờ. Dân tình cứ đổ ra xếp vào, ra cân thử, lại đổ ra xếp vào, cân thử, cứ gọi là hoa cả mắt. Có anh chàng gốc Ả vừa xếp lại đồ lần thứ n, đắc ý chắc lần này là ok, chưa kịp kéo khóa vali, đã nhao lên đi cân thử, toàn bộ đồ đạc ộc ra sàn nhà. Cả nhà vây quanh giơ tay lên trời lầm rầm, chả biết có phải gọi Thánh mà ai cũng biết là thánh đấy không nữa.

Cửa soi hộ chiếu kỹ kinh dị, một loạt những mẹt khủng bố dán trên vách tường, những dặn dò dành cho khách du lịch phương Tây trong các sách guidebook đã đọc tự động được gợi nhớ. Kể ra thì mình đúng là cháu ngoan Bác Hồ, gan cũng to to đới, nhưng mà cũng hơi rờn rợn. Phen này đến Ma-rốc phải nâng cao tinh thần cảnh giác cao độ tối đa, không bắt chuyện với người lạ, không trả lời khi người ta hỏi thăm, không nhận đổi tiền, không xách hộ hành lý, không ôm hôn ngoài phố, không báng bổ Thánh A, đi chợ phải mặc cả ác liệt, không uống nước của những người bán rong mặc quần áo truyền thống ...

Để xem khi đến nơi thực hiện được bao nhiêu mục tiêu đã vạch ra đấy.

Chỉ biết rằng khi nhìn thấy cảnh núi tuyết huy hoàng dư lày thì ...

picture.php
 
Marrakech thành phố lớn thứ ba của Ma-rốc, là kinh đô một thuở và giờ đây được coi là thủ đô về du lịch của Ma-rốc - nơi cô nàng vội vã kia hạ cánh xuống đầu tiên. Cũng dễ dàng tìm chuyến bay đến Marrakech hơn là các thành phố khác, ngoại trừ Casablanca.

Đường từ sân bay về trung tâm đi qua các khu phố do người Pháp xây dựng cực kỳ rộng rãi, thoáng và sạch sẽ. Cọ và chà là vươn lên cao vút trên nền trời xanh thăm thẳm. Quýt và cam được trồng làm cảnh, xén tỉa gọn ghẽ, xanh um lá và đỏ ối những quả. Ấn tượng đầu tiên là rất nhiều xe mô-pét kiểu ba-bet-nhè chạy èn èn trên đường, đàn ông đàn bà mặc áo choàng kiểu người Berber đi lại loang loáng.

Sau một hồi chiến đấu với cò khách sạn và với chính quân ta, cuối cùng người ngợm và hành lý cũng được tập kết ở một khách sạn nằm ở đại lộ chính dẫn đến quảng trường El Fna, cách có 50m. Đợi mấy cô làm phòng một cách tỉ mỉ tới mức sốt ruột, phải phi lên nhà hàng trên terrace ăn trưa. Terrace đẹp lộng lẫy và vắng hoe, hình như đang giờ dân địa phương đi cầu kinh. Loa từ góc nhà vẳng ra một điệu đều đều, giọng hát cũng đều đều. Suốt 2h tiếng chờ thức ăn và ăn trưa trong cái giai điệu đều đều ấy, đến lúc trả tiền không nhịn được nữa, nàng ta tò mò hỏi người phục vụ:
- Bài hát gì thế anh?
Anh chàng kính cẩn đáp:
- Kinh Cô-ran đấy, cô muốn nghe nữa không?

Ặc ặc, thế mà trong bữa ăn lũ ngoại đạo ra sức bình luận, nào là sao lại có bài hát gì chán thế, sao người Ma-rốc lại thích nghe loại nhạc buồn tẻ đến vậy nhỉ, blah blah.
Ngay hôm đầu đã phải tự tát vào miệng vì báng bổ Thánh A rồi.

Gọi thức ăn trong giai điệu cầu kinh buổi trưa

picture.php
 
Nếu như Marrakech là cái đinh về du lịch của Ma-rốc, thì quảng trường El Fna là cái đinh của Marrakech mà bất cứ du khách nào cũng phải mò đến để sờ đinh. Nói như một nhân vật tiếng tăm của diễn đàn thì ngồi ngắm những hoạt động của quảng trường từ trên cao, cứ như đang xem một cuốn phim tư liệu sống động @baxu.

Một góc màu mè của những người bán hoa quả khô, các xe đẩy bán nước cam quýt tươi cứ vàng rộm trong nắng chiều

picture.php


picture.php


Phụ nữ xúm xít vẽ henna lên tay, đựoc dụ dỗ nhiều lần nhưng mình quyết không lung lạc

picture.php


Và kết quả là như vầy

picture.php


Hát hò, gõ xúc xắc thu hút du khách (thực ra là moi tiền du khách, keke)

picture.php


Có nên mua nước của ông lão không nhỉ?

picture.php


Nhất định hôm gần về sẽ vào múc một hai em đèn bằng da này, tự nhủ thế khi đang hoa mắt lên vì sắc màu
picture.php
 
Tới nhà, vẫn với tốc độ nhanh nhất có thể, cô nàng phi từ phòng nọ sang phòng kia ném cái này cái nọ vào vali dưới ánh nhìn khinh khỉnh và tức tối của một kẻ mà ai cũng biết là ai đấy.

Mô tả rất chân thực làm mình ko cần phải tưởng tượng cái khung cảnh í nó cũng hiện rõ mồn một (c)

- Nàng xinh ra hay chàng chụp đẹp lên thế?

- Cái henna vẽ vời đơn giản nhỉ, hay là ẩu. Bọn Ấn vẽ cầu kỳ chi tiết lắm.

- Mãi chưa thấy đến đoạn giai Rốc tán gái Nam gì cả.
 
- Nàng xinh ra hay chàng chụp đẹp lên thế?

hihi, Toét mà cũng bị dìm hàng :))


- Cái henna vẽ vời đơn giản nhỉ, hay là ẩu. Bọn Ấn vẽ cầu kỳ chi tiết lắm.

Nhà Jinxia tinh nhỉ. Đúng là ẩu. Sách cũng bảo là cả cái quảng trường thênh thang ấy chỉ có 1-2 "nghệ nhưn" thôi, nhưng lại không nói làm thế nào để biết ai nghệ ai dỏm.

Mà sách còn dặn, nếu thấy các bạn í xông ra, định vẽ vào tay thì phải dứt khoát từ chối vì các bạn dỏm chỉ nguyệch ngoạc vài nét rồi đòi tiền. Nếu thực sự thích thì được khuyên nên đi vài vòng quảng trường, ngắm nghía, nhận định, phân biệt dỏm-nghệ rồi hãy xà vào đâu đó - may ra thì trúng nghệ :D
 
Lúc đầu đọc không hiểu sao nhà Toét lại chê món Henna, hóa ra vì sợ mấy chú Ma vẽ Róc lên người =))

Đúng là dân Ấn vẽ Henna đẹp và mình rất thích "ngắm" .... các cô Ấn lai vẽ Henna trên người ... rất hấp dẫn :), chứ mấy cô Ấn đen, hoặc Sri lanka thì cũng không khoái lắm =))
 
Bạn baxu cũng tinh gớm :D. Cái bàn tay bị chụp đấy là của một chị Tây cứ bị kéo vào bơm cho vài phát lên tay rồi đòi tiền, hai bên sau đó giằng xé nhau chuyện tiền nong, bên vẽ đòi nhiều mà bên bị vẽ có muốn vẽ đâu, sau bên bị vẽ bảo trả 10 Dh thì bên vẽ không đồng ý, cuối cùng bên bị vẽ xóa bét nhè, nhưng trước khi xóa vẫn cho chụp ảnh. Túm lại ở đâu bên Ma cũng phải ngã giá trước và không nghe theo lời dụ dỗ ngon ngọt của bố con thằng nào cả - ngoài quân ta ra ;)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,716
Bài viết
1,135,917
Members
192,472
Latest member
thienthu3545
Back
Top