What's new

[Hỏi đáp] Mauritius

Chào các bác

Các bác cho em hỏi một số thông tin về đất nước Mauritius với ạ.

Em dự định đi vào cuối năm hoặc đầu năm sau, tuy nhiên phải phụ thuộc vào visa.

Bác nào đã đến Mauritius rồi thì chia sẻ thông tin cho em chút chút được không ạ. Nhất là khoản vé máy bay và visa.

Thời gian đi em dự kiến là 10 ngày hoặc hứng lên là 15 ngày luôn ạ.
 
Last edited:
Tiếp theo và hết ạ!


Ký sự Mauritius: Mãi mãi Phi châu
26/02/2012 3:15

Dù đã đôi phần nhạt nhòa hương sắc châu Phi bởi sắc màu đa văn hóa, nhưng Mauritius vẫn mãi còn đó là một Phi châu với những bài ca bi tráng cùng những con người của biển, của núi rừng hùng vĩ.

Từ kiếp nô lệ…

Thủ đô Port Louis của Mauritius nhỏ nhắn như Nha Trang của Việt Nam. Thành phố này gối đầu lên núi, hướng ra vịnh và cảng Port Louis. Bạn sẽ ngạc nhiên về sự đa sắc tộc của Port Louis nói riêng và Mauritius nói chung. Người Ấn Độ, người Hoa, người Pháp, người Anh đều có mặt để làm ăn và sinh sống ở đây.

Những ngày chúng tôi có mặt ở đảo quốc này cũng là thời gian diễn ra lễ hội thần Siva của người theo Ấn Độ giáo (chiếm đến 48% dân số Mauritius). Hàng đoàn người cứ mải miết đi bộ - có người thành kính thì đi chân đất, như cô Damini, hướng dẫn viên đoàn chúng tôi - để đến nơi có tượng thần Siva cao nhất Mauritius (33 mét) bên cạnh hồ Grand Bassin - nơi các tín đồ Ấn Độ giáo tự đặt là Tiểu sông Hằng để nhớ về dòng sông linh thiêng nơi phát sinh ra đạo giáo này.

Trong sự đa sắc đó, có một nơi mà có lẽ ai dừng chân ở Port Louis cũng phải một lần đến để thấy được phẩm giá con người bị chà đạp nhường nào: Aapravasi Ghat, cạnh bến cảng Port Louis, nơi có những du thuyền đậu san sát hiện nay. Aapravasi Ghat với khối nhà hình vuông cũ kỹ, nhưng hình như từng phiến đá thấm đẫm những giọt mồ hôi và cả máu của những người nô lệ.

Lịch sử Mauritius đã thống kê: từ năm 1834 đến 1920, nửa triệu người lao động từ Ấn Độ đã được đưa đến Aapravasi Ghat để làm việc trong các đồn điền mía. Những tòa nhà của Aapravasi Ghat là một trong những biểu hiện cho sự di dân lớn của thế kỷ 19. Đây cũng là nơi người Anh dùng để chuyển giao người lao động, nô lệ từ Ấn Độ hay các nơi khác trên thế giới đến Mauritius .

Sự khốn cùng của người nô lệ, trên những cánh đồng mía hình như để lại vị mặn chát ở nơi này. Một cái gì đó âm u và xa xăm cứ hiện lên trong đầu tôi khi nhìn Aapravasi Ghat từ trên tầng khách sạn Labourdonnais Waterfront. Nhưng giờ đây chắc vong hồn của những người nô lệ cũng ấm áp phần nào khi vào năm 1999, Aapravasi Ghat đã được trùng tu và sau đó được UNESCO công nhận là Di sản của thế giới.

Nếu Aapravasi Ghat là nơi phẩm giá con người bị chà đạp nhất dưới chế độ nô lệ, thì Le Morne Brabant ở phía tây nam Mauritius là nơi phẩm giá con người được bộc lộ đến cùng, dù phải nhảy xuống vực sâu để làm Người. Câu chuyện về hàng trăm nô lệ cùng nắm tay lại với lời thề: “Thà chết, chứ không làm nô lệ” qua lời kể của cô hướng dẫn viên Damini thật xúc động, nhất là giữa một buổi chiều lộng gió bên bờ biển với rất nhiều người Mauritius đang tự do đàn hát vào ngày cuối tuần.

Damini kể rằng: “Vào ngày 1.2.1835, từ một đồn điền trồng mía hàng trăm nô lệ đã trốn thoát sau những ngày lao động khổ sai, họ bị cảnh sát truy đuổi, cùng đường chạy đến đỉnh núi này. Những khối đá dù cao hơn 500 mét so với mặt nước biển, nhưng làm sao thoát được những tay “săn nô lệ”, họ đã chọn cái chết. Sau lời thề, từng người một lao xuống vực sâu”.

Tôi như cố nhìn rõ hơn đỉnh núi ấy cùng hình ảnh của tượng đài trước khi người gác cổng khép lại cánh cửa khu tưởng niệm. Một phiến đá granite với hình gương mặt một người nô lệ, phía sau là 3 hình nhân đang lao xuống vực. Tất cả đều rất nhỏ bé. Nhưng trong cái nhỏ bé đó là sự vĩ đại của phẩm giá con người, dù ở thời đại nào cũng như thế: không gì khuất phục được cách sống mà con người đã lựa chọn. Chính thế năm 2008, UNESCO đã công nhận nơi này là di sản của nhân loại.

Ngoài bãi biển đang có rất nhiều gia đình người Mauritius đang nô đùa cùng nhau. Họ đang cùng nhảy điệu Saga trước biển với những giai điệu rộn ràng - điệu múa mà ngày xưa người nô lệ phải nhảy trong bóng tối, không trống, không kèn… Tôi chợt nghĩ, trong những người này, liệu có ai là con cháu của những người nô lệ vĩ đại kia?

“Quang vinh thuộc về Người, ơi Tổ quốc, đất nước cha mẹ của ta. Đẹp đẽ biết bao, thơm ngát biết bao. Chúng ta hãy đoàn kết thành một dân tộc, một quốc gia, mãi mãi hưởng hòa bình, công bằng, tự do. Tổ quốc thân yêu, cầu mong thượng đế phù hộ cho người, thiên thu, vạn đại thịnh hưng” (Quốc ca Mauritius, theo Nguồn gốc tên gọi các nước trên thế giới - NXB Văn hóa - Thông tin 2008).

Vâng, những lời ca hào hùng cùng điệu Saga vẫn còn đó thì Mauritius mãi mãi vẫn là của châu Phi hùng vĩ…

(Port Louis - TP.HCM, tháng 2.2012-Cao Minh Hiển)



Ký sự Mauritius - Kỳ 2: Xứ sở nhà giàu

25/02/2012 3:27

Dù đã tìm hiểu về Mauritius, nhưng khi đặt chân đến đất nước này, tôi hoàn toàn bất ngờ khi thấy châu Phi - như cách nghĩ của tôi, đã phần nào nhạt nhòa ở đây.

Thuộc châu Phi nhưng khác châu Phi

Nằm ở Đông Phi cách Madagascar 900 km về phía nam và dù ngoài khơi Ấn Độ dương nhưng Mauritius vẫn thuộc về châu Phi từ địa lý cho đến chính trị vì Mauritius là thành viên của Tổ chức Thống nhất châu Phi.

Theo trí tưởng tượng của tôi, thì giữa biển khơi cùng đại ngàn, Mauritius sẽ hiện lên là một xứ sở mà ở đó có nhiều bí hiểm với những người da đen phóng khoáng và mạnh mẽ, với nhiều loài động, thực vật hiếm thấy, kể cả một chút nghèo đói, chiến tranh mà hằng ngày tôi thấy trên ti vi. Không, tôi đã lầm. Đây không phải là Ethiopia hay Somalia mà là Mauritius - nơi được mệnh danh là xứ sở nhà giàu của châu Phi.

Những khu nghỉ dưỡng cao cấp dành cho các siêu sao, những xa lộ cuồn cuộn xe hơi đời mới, cuộc sống không vội vã vì miếng cơm manh áo. Người ta như sống chậm lại để hưởng thụ những gì mà thượng đế đã ban tặng cho họ. Điều này bắt nguồn từ lịch sử của đất nước Mauritius. Suốt từ thế kỷ thứ 10 cho đến năm 1968, hết người Ả Rập, rồi đến người Bồ Đào Nha, người Hà Lan, người Pháp, người Anh đều muốn sở hữu vùng đất màu mỡ này. Và những người nô lệ được đưa từ Nam Phi sang để trồng mía (hiện nghề trồng mía và làm đường vẫn là chủ lực của ngành nông nghiệp của Mauritius) thực sự là bài ca bi tráng của những người da đen châu Phi. Họ đã dám đứng lên “thà chết chứ không làm nô lệ”, dám nhảy xuống vực sâu từ núi Le Morne Brabant để được làm người (địa danh UNESCO công nhận là di sản của nhân loại), để rồi có một đất nước Mauritius hiện nay, dù ở đó dấu ấn của người Ấn, người châu Âu, kể cả người Hoa gần như “lấn lướt” những gì thuộc về châu Phi.

“Bạn thấy đó ngay cái tên Mauritius cũng lấy từ cái tên của vị hoàng tử của Hà Lan thế kỷ 16 đó thôi...” - cô hướng dẫn viên người Mauritius cho biết bằng giọng trầm ngâm.

Không sao. Bởi tôi biết ở đâu cũng có những người yêu từng nắm đất của quê hương mình, như Jimmy và Ron Iohanz Bhoyroo - hai anh bạn người Mauritius mà chúng tôi có dịp ngồi với nhau trong một buổi tối đầy gió trên bãi biển Le Méridien. Ron đã có 6 năm học hành và thành danh ngành nhiếp ảnh ở Pháp, nhưng vẫn quyết quay về vì “không thể quên được vị mặn của biển và những cánh đồng mía bát ngát nơi quê nhà”, Ron nói mà ly rượu rum mùi mía quê anh cứ sóng sánh ánh vàng như một niềm hy vọng của những người trẻ.

Thủ đô resort

Mauritius tên đầy đủ là Cộng hòa Mauritius, diện tích: 2.040 km2, dân số khoảng hơn 1,2 triệu người. Thủ đô: Port Louis; GDP năm 2009: 15,273 tỉ USD. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, ngoài ra còn có tiếng Hindi, Creole, tiếng Pháp. Ngày độc lập: 12.3.1968. Mauritius cách Việt Nam hơn 9 giờ bay và đi sau Việt Nam 3 giờ.
Là một đảo quốc chỉ rộng 2.040 km2, dân số khoảng hơn 1,2 triệu người, nhưng Mauritius sở hữu đến 150 khu resort mà mỗi khu có diện tích lên đến vài chục héc ta. Thiên nhiên đã ban tặng cho Mauritius một “vành đai san hô” có một không hai bao bọc toàn bộ đảo quốc. Cho nên dù ngoài kia sóng to gió lớn thì những bãi biển vẫn êm ru với những làn nước trong xanh. Có lẽ chính vì vậy mà du khách từ châu Âu đến đây rất đông, đặc biệt là người Pháp.

“Chỉ trong năm 2011, có đến 300.000 người Pháp đến với đất nước chúng tôi”, ông Hon Michael Yeung Sik Yuen, Bộ trưởng Du lịch của Mauritius cho biết, khi tiếp chúng tôi tại thủ đô Port Louis. Ông nói thêm, mỗi năm ngành du lịch Mauritius đón khoảng hơn 1 triệu khách quốc tế (có nghĩa là một người dân Mauritius mỗi năm đón một du khách) và 45% quay lại đảo quốc xinh đẹp này. Một con số lý tưởng cho bất cứ ai muốn làm du lịch.

Nghe ông Hon Michael Yeung Sik Yuen nói, tôi chợt nghĩ đến ngành du lịch quê nhà cứ loay hoay dù chỉ với một câu slogan cho ngành mình. Chia sẻ với tôi, ông cho biết câu slogan đó phải hàm chứa điều kiện cần và đủ để du khách thấy là mình đã đến đúng nơi mà câu slogan thể hiện. “Năm 2008 chúng tôi đã dùng câu slogan: Mauritius - niềm vui sướng và năm đó lượng du khách tăng lên đến 65%” - ông Hon Michael Yeung Sik Yuen tiết lộ. Ông cũng cho biết, ngành du lịch nước ông đang hướng đến thị trường đầy tiềm năng của châu Á, trong đó có Việt Nam. “Việc Hãng hàng không quốc gia Air Mauritius chỉ định Công ty Vector Aviation là đại diện cho hãng tại Việt Nam là một thuận lợi cho việc 2 nước xúc tiến hợp tác để phát triển du lịch. Tôi hy vọng một ngày không xa sẽ có rất nhiều người Việt Nam biết đến đảo quốc xinh đẹp của chúng tôi và ngược lại nhiều người Mauritius sẽ đến với đất nước các bạn” - ông Hon Michael Yeung Sik Yuen nói trước lúc chia tay chúng tôi. Bà Kiều Chinh - đại diện của Air Mauritius tại Việt Nam, người đã dám làm một “cú liều mạng” khi đưa đoàn nhà báo chúng tôi khám phá một vùng đất mới, tâm sự: “Sứ mệnh của công ty chúng tôi là tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho du khách Việt Nam có cơ hội khám phá đất nước xinh đẹp này. Cụ thể là tăng tần suất bay trong tuần đến Mauritius, được phép trực tiếp nhận hồ sơ làm visa cho du khách”.

Hoàng Nhật, một thành viên trong đoàn, trên chuyến bay về Việt Nam cứ thẫn thờ: “Đẹp thế này sao mình không quay trở lại nhỉ?”. Vâng, biết đâu được.

(Port Louis - TP.HCM-Cao Minh Hiển)
 
Hi các bạn!

Mình xin update một vài thông tin liên lạc về Air Mauritius tại tp HCM như sau nhe:

Đại diện Air Mauritius Việt Nam Công ty Vector Aviation
Điện thọai: (84-8)3547 22 77
Hotline: 093 393 4545
General Manager: (84)908 284 968
Địa chỉ: Lầu 1, 39B Trường Sơn, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Về visa Mauritius các bạn cứ yên tâm, thủ tục rất đơn giản và nhanh gọn, sau 5 ngày làm việc bạn sẽ có visa và chi phí làm visa là 30usd. Mọi thủ tục làm visa các bạn liên hệ trực tiếp với đại diện Air Mauritius tại Việt Nam theo thông tin bên trên nhé.

Chúc các bạn có 1 chuyến du lịch thú vị!!! ^^(BB)
 
Last edited:
Video giới thiệu Mauritius để mọi người tham khảo nhé :D

[video=youtube;1uFmGorGo00]http://www.youtube.com/watch?v=1uFmGorGo00[/video]

Air Mauritius đang có chương trình trọn gói du lịch Mauritius gồm:
• Vé máy bay khứ hồi đến Mauritius
• 04 ngày & đêm tại resort 4 sao (bao gồm ăn sáng và ăn tối)
• Visa nhập cảnh Mauritius
• Phí di chuyển hai chiều từ sân bay về khách sạn và ngược lại
Chi phí cho gói du lịch là $1790

Các bạn có thể liên hệ số (84-4) 6675 5730 nếu quan tâm đến tour của Air Mauritius. Và tìm hiểu thêm thông tin miễn phí về Mauritius qua email: [email protected] và facebook: http://www.facebook.com/flytomauritiusvn
 
chính xác là chim Dodo nhé, nhưng tuyệt chúng rồi, tuy nhiên các thương hiệu ở Maurice này (tên Mauritius tiếng Pháp là Ile Maurice) thì gắn liền với chim DoDo, như hãng du lịch Dodoliday, Flying Dodo beer...
 
Mình đang ở Mauritius được gần 03 tháng rồi, sẽ về Tp HCM vào đầu tháng 6/2013. Sẽ viết 1 loạt bài review để bà con tiện nắm thông tin ;)
 
Mình đang ở Mauritius được gần 03 tháng rồi, sẽ về Tp HCM vào đầu tháng 6/2013. Sẽ viết 1 loạt bài review để bà con tiện nắm thông tin ;)
Bạn ơi, mình đang dự định đi Mauritius vào năm tới, có thể cũng lâu 1,2 tháng! Tìm trên mạng thấy người VN ít người đã từng tới đây quá, mình rất mong đọc bài review của bạn để biết thêm thông tin về Mauritius! Bạn sớm update nhé! Cảm ơn bạn! Cheers!
 
Hi bạn mình xin chia sẽ cho bạn 1 số thông tin về đất nước Mauritius:
Nằm ở vùng biển Ấn Độ Dương, đảo Mauritius có khí hậu mát mẻ và dễ chịu (nhiệt độ khoảng 20 – 28 0C) . Du lịch vào thời điểm từ tháng 5 đến tháng 12 là tuyệt vời nhất, khi đó, nhiệt độ trung bình khoảng 25oC.
Visa của quốc gia này tương đối dễ xin. Nhưng bạn cần có 1 lịch trình đi rõ ràng và cụ thể.
Hiện tại ở VN đã có hãng hàng không Air Mauritius nên bạn ko phải lo tìm vé khó. Nếu muốn xem thông tin tiết vé máy bay thì bạn có thể lên trang đại diện của hàng không Air Mauritius Việt Nam để tìm vé.
nguồn: www.****tour.com
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,684
Bài viết
1,135,223
Members
192,401
Latest member
Xuanbaongoc
Back
Top