What's new

[Chia sẻ] Melbourne tươi đẹp

Chào các bác,

Em đã đọc hết các topic về Úc châu và tự nhiên thấy nhớ nó quá :(. Em cũng không được đi nhiều ở Úc châu nên cũng không có nhiều tư liệu để kể. Chả lẽ lại kể chay. Thôi có bao nhiêu kể bấy nhiêu vậy vì có nhiều bạn, đến vào thời điểm khác nhau, cảm nhận về đất nước con người Úc châu khác nhau sẽ giúp thêm em:D.

Em xin đặt hòn gạch đăng ký viết một Topic nhỏ về Melbourne-Victoria. Các bác nào có tư liệu chuẩn bị giúp em bổ khuyết những chỗ kể chay (ghét cái này quá nhưng ảnh thất lạc lung tung cả. Có chăng chỉ còn cái Visa quá đát trong cuốn hộ chiếu hết hạn giữ lại làm kỷ niệm là còn).

Em đặt gạch rồi nhé. Tự nhiên lại ước được sờ tay vào cục vàng to nhất thế giới. Cục "Welcome the Stranger".

Kính cáo.
 
Không biết từ bao giờ, Queen Victoria Market đỡ trở thành nơi tụ họp đông đúc và náo nhiệt nhất của người dân thành phố. Cho dù bạn chẳng phải người ưa mua sắm cũng sẽ có một trải nghiệm thú vị với khu chợ với những cửa hàng rộng lớn, một không khí tấp nập với đủ mọi mùi, vị, sắc, hương và cả âm thanh của Melbourne.

Cái tiệm dưới tên là "Người hưởng lạc" nó bán đủ thứ hàng khô, từ deli đến rượu.

sieuthiNHANH2009042911818n2y1zthmnj186582_1.jpeg


Còn đây là quầy rượu. Rượu vang Úc cũng rất ngon. Nếu bác nào đi cũng rất nên thử. Những dịp đặc biệt, làm vai chai về nhà uống. Nếu uống trong tiệm thì đắt lòi.​

sieuthiNHANH2009042911818y2i1njgxyj876845_1.jpeg


Tiệm bán mứt

sieuthiNHANH2009042911818mwyxmtk2md172426.jpeg


Bánh mì, hàng khô

sieuthiNHANH2009042911818nmy0ntfjyj71458.jpeg


Bán mứt

sieuthiNHANH2009042911818yzmznwuzzw155423.jpeg


Gia vị

sieuthiNHANH2009042911818zjeyotcxyt118762.jpeg
[/CENTER]
 
Last edited:
Quầy hải sản của chợ đủ các thứ: tôm, cua, mực, cá...Có lần đi chợ thấy nó bán con cá gì nhìn giống con cá chép bên mình nặng mấy trục cân. Không biết sau này nó cắt khúc bán hai ai mua hết. Chợ thỉnh thoảng có cua vua (King crab). Con cua nó to kinh khủng phải đến 2-3 kg/con. Nó bán mấy trục đô một cân, chả bao giờ giám mua.

sieuthiNHANH2009042911818yzyzmjy5mj56702.jpeg


sieuthiNHANH2009042911818mte3zwe5yj59692.jpeg


sieuthiNHANH2009042911818owrjndy1yw62207.jpeg


sieuthiNHANH2009042911818mmrlmzm4nz59563.jpeg


sieuthiNHANH2009042911818mgq5yjbkzm201931.jpeg


sieuthiNHANH2009042911818mjbjmjm4n2851807_1.jpeg


sieuthiNHANH2009042911818m2qzyjdmnm415098.jpeg
 
Last edited:
Giới thiệu các loại bánh mì ở Úc. Cửa hàng bán bánh mì nằm cạnh các quầy Deli. Có rất nhiều loại bánh bì, tròn, dài, đen, trắng, vàng...Người Úc ăn bánh mì, rất ít khi ăn cơm. Do dân châu á đông, nó cũng nhập gạo để bán. Nói chung em cũng hợp đồ Tây đỡ phải nấu nướng nhiều. Sáng, trưa bánh mì. Chiều tối đi học về mới nấu cơm. Tháng chắc hết 5 kg gạo.

Loại bánh mì em hay ăn gọi là White Vienna. Chả biết sao nó lại gọi như vậy nhưng đó là cái bánh mì trắng, tròn nặng 1/2 kg.

sieuthiNHANH2009042911818ztqzytfizj126823.jpeg


sieuthiNHANH2009042911818ytq5yju3ot103603.jpeg


sieuthiNHANH2009042911818nzy0m2rmnt103487.jpeg


sieuthiNHANH2009042911818nwmwmmq3y2252780.jpeg


sieuthiNHANH2009042911818yzm1zmewyt451638.jpeg


sieuthiNHANH2009042911818n2njzji1yt115622.jpeg


sieuthiNHANH2009042911818mwe1n2zln2294465.jpeg
 
Last edited:
sieuthiNHANH2009042911818yjq0ntfmnw106776.jpeg


Cái biển dưới nó nói, chúng tao trồng lấy ngũ cốc, chúng tao tự xay lấy bột, chúng tao tự nướng cái bánh của mình. Nghe nó quảng cáo từ A-Z thế, nó chịu tránh nhiệm với sản phảm từ A-Z thế thì ai mà không mua cơ chứ. Thực tế các trang trại gia đình họ sản xuất từ A-Z thật.

sieuthiNHANH2009042911818yzk4zja4nj39712.jpeg


sieuthiNHANH2009042911818mtfmzwu5ym75519.jpeg


sieuthiNHANH2009042911818owezntrjng87242.jpeg


sieuthiNHANH2009042911818ndy3y2eyyj31495.jpeg


sieuthiNHANH2009042911818oddmnwnlmm30279.jpeg


sieuthiNHANH2009042911818mmvjztflnz164417.jpeg


 
Last edited:
Tổng hợp về Nhà tù cũ Melbourne Gaol

Old Melbourne Gaol nằm tại số 377 phố Russell, Melbourne, VIC 3000, Australia.

Nhà tù cũ Melbourne Gaol đầu tiên xây dựng tại phố Collins Street West năm 1839-40 nhưng nhỏ hơn nhiều. Nhà tù thứ hai được xây năm 1841-44 kế bên Toà án tối cao tại góc phố Russell và La Trobe nhưng đã bị phá hoàn toàn đầu thế kỷ 20 khi xây khu liên hợp Magistrate's Court (Phòng xử án).

Nhà tù còn được cải tạo và xây dựng, mở rộng nhiều lần nhằm có chỗ giam phạm nhân khi cơn sốt vàng (gold fiver) xảy ra ở Victoria sau đó (1851) thu hút nhiều lao động và hảo hán ở các nơi đổ về đào vàng (gold rush). Một phần nhà tù được xây năm 1852-54 bằng đá xanh theo thiết kế mới dựa trên thiết kế của kỹ sư nhà tù Anh quốc Joshua Jebb và theo mẫu nhà tù Pentonville tại London.

Mặc dù nhiều phần đã được mở rộng, nhưng nó vẫn trở lên quá trật trội. Năm 1857-59 nhà tù được mở rộng lần 2 và chu vi vòng tường của nó cũng được mở rộng hơn năm 1858-9. Các năm tiếp theo, nhà tù luôn được mở rộng thêm.

Nhà tù chính thức mở cửa năm 1845 và đóng cửa từ năm 1929, diễn tả chân thực khung cảnh một nhà tù thời bấy giờ, tối tăm và khổ hạnh. Nơi đây 136 người tù đã bị treo cổ, trong đó có cả nhân vật Ned Kelly nổi tiếng của đất nước. Tuy nhiên trong các quyết định của mình, toà đã mắc nhiều sai lầm. Nhiều phạm nhân hiện nay được tin rằng họ hoàn toàn vô tội và đã bị treo cổ oan. Ví dụ như trường hợp của Colin Campbell Ross (1921) hay James Hawthorn (1884).

Năm 1870, trong một xem xét về hộ thống các nhà tù và trừng phạt, người ta khuyến cáo rằng nên đóng cửa nhà tù và chuyển tù nhân đến những nơi phù hợp hơn. Từ 1880 đến 1924, nhà tù được giảm dần hoạt động và nhiều phần nguyên bản bị phá bỏ. Nhà tù chính thức đóng cửa năm 1929.

Trong Thế chiến thứ 2, nó được mở lại một phần nhỏ thành nhà tù quân đội để giam các lính Úc đào ngũ (Absent without leave). Sau đó nó thành nơi lưu trữ của cảnh sát bang Victoria.

Năm 1972, Quỹ quốc gia Úc tiếp quản Nhà tù Old Melbourne Gaol và biến nó thành nơi du lịch hấp dẫn.

Những triển lãm ở đây đều rất ấn tượng, nhưng chỉ phù hợp với những người ưa thích cảm giác mạnh. Bạn thậm chí còn có thể phiêu lưu xa hơn với những tours tổ chức vào buổi tối và chỉ có ánh nến dẫn đường. Nhà tù mở cửa hàng ngày từ 9h30 – 17h00. Vào cửa: 20 AUD/người lớn, 11 AUD/trẻ em. Gia đình 49 AUD (tối đa 4 trẻ con).

Các tours buổi tối như HANGMAN’S NIGHT TOURS; GHOSTSEEKERS NIGHT TOURS tổ chức thứ tư, thứ sáu, thứ bảy lúc 19h30 (mùa đông) và 20h30 (mùa hè); giá vé: 25 AUD/người lớn, 16.50 AUD/trẻ em. Bạn được khuyên không nên dẫn theo trẻ em dưới 12 tuổi hay những cháu quá nhạy cảm. Bạn nên đặt trước cho cái tours buổi tối.

Note: Các ảnh và minh họa dưới đây không phải do tớ chụp. Đó là ảnh được trích từ nhiều nguồn khác nhau. Ảnh nào do tớ chụp, tớ sẽ nói rõ.

Sơ đồ nhà tù hiện tại. Phần mờ là phần đã bị phá bỏ. Tòa nhà góc phố là Tòa án Tối cao. Phần thấp nhô lên gọi là City viewing house. Chi tiết 3 tầng nhà được bóc tách ở dưới.

sieuthiNHANH2009050212118mdhhzdfmmj82405.jpeg


sieuthiNHANH2009050212118ndvizwyxmj109414.jpeg

Nhà tù, nhìn từ sân dưới.

sieuthiNHANH2009050212118y2jkztrjzt281833.jpeg

Tầng 1

sieuthiNHANH2009050212118mmmwowjhmz83106.jpeg

Tầng 2

sieuthiNHANH2009050212118oddlztjlnm43760.jpeg

Tầng 3

sieuthiNHANH2009050212118zdi2yjq4nm58780.jpeg

Toàn cảnh bên trong nhà ngục

sieuthiNHANH2009050212118ndm1ntk1nd75365.jpeg
 
Ned Kelly: Kẻ cướp hay Anh hùng?

Edward "Ned" Kelly sinh ngày 3 tháng 6 năm 1855 tại Beveridge, Victoria phía bắc Melbourne, bị treo cổ ngày 11 tháng 11 năm 1880.

Băng đảng của Ned Kelly xuất hiện như là một băng cướp. Bắt đầu bằng một chuyến đi tù của Ned Kelly vào năm 16 tuổi vì bị vu cáo là trộm ngựa, mấy năm sau ra tù, sống không yên thân, từ đó là một loạt vụ cướp bóc, đánh cướp cả nhà băng, rồi thì những hành vi nổi loạn, trả thù cho người mẹ bỗng dưng bị cảnh sát bắt nhốt, cho cô em gái bị cảnh sát “trêu chọc”, cho những ức hiếp mà họ cùng những người gốc Ireland di cư sang Úc phải gánh chịu từ chính quyền địa phương vốn thoát thai từ chính quyền thực dân Anh...

Ned Kelly ngày càng táo bạo, từ cướp bóc sang nổi loạn, thậm chí tổ chức đánh phá đường ray nhằm tiêu diệt cảnh sát đang huy động binh mã đến... (song bất thành). Cuối cùng là cuộc bao vây mà cả băng đảng Ned Kelly lẫn cảnh sát và thường dân (bị kẹt trong cuộc chạm súng) đều trúng đạn, người chết, người bị thương, Ned Kelly bị bắt sống và sau này bị treo cổ.

Cảnh cảnh sát “say máu” bắn vào thường dân, bất kể nam phụ lão ấu. Vụ thảm sát này ở lữ quán “Glenrowan Inn” cũng như tên tuổi tên trùm bọn cướp, Ned Kelly, đã đi vào lịch sử nước Úc.

Ngày nay dân Úc nhìn nhận lại vai trò của Ned. Cuộc đời và những chuyến phiêu lưu của Ned Kelly, người sáng lập ra băng cướp Kelly khét tiếng được dựng thành phim ảnh. Họ là những chàng cao bồi nghĩa hiệp rong ruổi trên lưng ngựa, cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo giống như một Robin Hood. Với vũ khí tự tạo, Kelly thực hiện những vụ cướp xuất quỉ nhập thần nhắm vào giới quí tộc và những tay có máu mặt. Trong nhiều năm liền, vó ngựa của Kelly đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho những kẻ thống trị và mang lại niềm tin công lý cho người dân nơi họ đi qua…

Sau lớp vỏ bạo lực tàn nhẫn, câu chuyện về Ned Kelly đã rọi vào một góc lịch sử nước Úc của những năm đầu thành hình với các nhóm di dân từ Anh, Ireland... (mà sách sử chép là ồ ạt xuống tàu sang Úc vào năm 1852). Gia đình băng cướp “một nhà” này cũng như đa số dân chúng trong vùng Victoria này là dân Ireland (theo Công giáo) thất thế trước nhà cầm quyền gốc Anh khác tôn giáo, dẫn đến xung đột (còn kéo dài cho đến ngày nay ở Bắc Ireland).

Trong cái nhìn của người Anh cầm quyền vùng đất sau này trở thành nước Úc, Ned Kelly là một kẻ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Thế nhưng, người Úc sau này lại gọi Ned Kelly là anh hùng.

Một trang web của người Úc (www.http://www.ironoutlaw.com) tự hào viết: “Edward “Ned” Kelly: người anh hùng dân gian vĩ đại nhất của chúng ta, đã trở thành một trong những cha đẻ “bất ngờ” nhất của chủ nghĩa quốc gia dân tộc Úc. Mỗi năm qua đi, huyền thoại về Ned Kelly càng lớn”.

Thật ra, ngay từ năm 1946, Bưu điện Úc đã phát hành con tem Ned Kelly do họa sĩ Sidney Nolan vẽ, giá 1 bảng Anh. Đến năm 1948 Ned Kelly đã được tôn vinh là “người con của nước Úc” bởi nhà văn Max Brown bằng quyển sách mang tựa đề Australian Son: A Life of Ned Kelly”.

sieuthiNHANH2009050212118mtfky2uynw80190.jpeg


sieuthiNHANH2009050212118ymy2zjq3zd157881.jpeg

Áo giáp bằng đồng Ned Kelly mặc và bắn nhau với cảnh sát trước khi bị thương và bị bắt.

sieuthiNHANH2009050212118zgy0ndi4zt104709.jpeg


sieuthiNHANH2009050212118zjewmzewnd52403.jpeg

Phòng nơi Ned bị giam

sieuthiNHANH2009050212118mwy3yjdkyz21288.jpeg

Nơi bị treo cổ.

sieuthiNHANH2009050212118mgmzmtvlnd47634.jpeg


sieuthiNHANH2009050212118zgiyn2u4mz39607.jpeg

Note: Ảnh và thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau
 
Old Melbourne Goal (tiếp)...

Cái nhà tù cũ này, ngoài là nơi tham quan cho du khách, nơi học tập ngoại khóa của học sinh, nó còn là nơi tổ chức các buổi đánh chén, tiếp tân. Không hiểu người Úc nghĩ gì khi đánh chén ở cái nơi đầy âm khí này, nơi có đến 136 người bị treo cổ cùng hàng ngàn người khác đã bị giam cầm. Chắc họ không duy tâm như mình.

Một buổi tiếp tân

sieuthiNHANH2009050512419owjlztnjyw36015.jpeg

Bên cạnh là phòng giam

sieuthiNHANH2009050512419ngy4ndi3nj37502.jpeg


sieuthiNHANH2009050512419ztbhmtvknt326919.jpeg

Nhìn bên ngoài, nhà tù giống như một pháo đài

sieuthiNHANH2009050512419ogzimjbkzj57827.jpeg


sieuthiNHANH2009050512419mmvlnza0zm72296.jpeg

Cổng vào

sieuthiNHANH2009050512419ytllzdaxyt146786.jpeg

Một cảnh khác bên trong nhà giam

sieuthiNHANH2009050512419mmuwyme5od146865.jpeg
 
Royal Botanic Garden

Đi dọc từ phố Lonsdale xuống phố Swanton cắt qua phố Elizabeth, sau đó rẽ phải cứ đi thẳng cắt qua các phố Little Bourke, Bourke Street Mall, Little Collins, Flinder Lane, Flinder Street. Sau đó đi thẳng tiếp đến đường St-kilda road qua cầu Swanton trên sông Yarra. Bạn sẽ đến hai công viên nhỏ là Queen Victoria và Alexandra, ăn thông vào Royal Botanic Garden. Nếu đi bộ chỉ khoảng nửa tiếng là đến.

Vườn Bách thảo Hoàng gia đơn giản được miêu tả trong một từ: Tuyệt vời! Trải rộng trên 38,6 héc ta, Royal Botanic Gardens là nơi cư ngụ của hơn 60.000 loại thực vật trên toàn thế giới và rất nhiều loài chim. Đáng kể đến là vườn Fern Gully và đài quan sát Melbourne Observatory.

Có rất nhiều tours với hướng dẫn viên giải thích cho bạn nghe về các loài cây và thực vật trong vườn bách thảo cũng như những lối mòn thô sơ do các tộc người Boonwurrung và Woiworung xưa kia sống trong khu vực này đã tạo ra. Tuy nhiên nếu muốn có một tours chỉ dừng chân tại những điểm mình hứng thú, bạn hoàn toàn có thể lấy một tờ hướng dẫn ở ngay lối vào cửa để định vị chuyến tham quan của mình. Vườn mở cửa từ 7h30-17h30 (từ tháng 11 đến tháng 3) và từ 7h30-18h00 (từ tháng 4 đến tháng 10).

Tấm biển đón chào bạn tại cổng

sieuthiNHANH2009051513420y2m4zja5zd95977_1.jpeg

Sơ đồ toàn cảnh công viên và ảnh chụp từ trên máy bay góc nhìn từ cổng A.

sieuthiNHANH2009051513420otkzztm5mt294439.jpeg


sieuthiNHANH2009051513420nty4zwmzzm172215.jpeg

sieuthiNHANH2009051513420ywringy3nd2606398.jpeg


sieuthiNHANH2009051513420ztnindmzyj402606.jpeg


sieuthiNHANH2009051513420zdyzyjzhzd153481.jpeg


 
Có đến đây mình mới nghĩ sao cha ông mình ngày xưa, khi đất còn rộng người còn thưa không làm mấy cái vườn hay công viên hay cái gì công cộng hoành tráng để sinh hoạt chung như người ta. Hoá ra cái văn minh lúa nước, cái cộng đồng làng xã “trên bảo dưới nghe” sau luỹ tre làng khép kín không cho chúng ta cái nhìn rộng hơn ngoài phạm vi luỹ tre?

Nó rất tốt khi chống giặc ngoại xâm: Mất nước chứ không mất làng, nên 1000 năm Bắc thuộc mà bản sắc dân tộc Việt vẫn còn. Nhưng với những luật tục (customary laws) chặt chẽ (đôi khi hà khắc) trong cộng đồng nhỏ sau luỹ tre làng, rồi phép vua thua lệ làng…không cho phép phong kiến Việt Nam, nước Việt Nam có được các công trình hoành tráng để đời như Trung Quốc hay ngay như người anh em Cambodia.

Trong bài Văn tế Cơ-ri-vi-e (một sĩ quan Pháp bị cắt cổ tại Cầu giấy), chính Nguyễn Khuyến cũng không cho là việc xây dựng vườn tược của người phương Tây là hay mà mang ra giễu cợt:

“Nhớ ông xưa
Tóc ông xoăn
Râu ông đỏ
Mũi ông lõ
Đít ông cưỡi lừa
Mồm ông huýt chó
Lưng ông đeo súng lục liên,
Chân ông đi giày có mỏ
Nhà ông bày toàn những chai
Vườn ông trồng toàn những cỏ...”

Vì nó khác với quan niệm phải “chuối sau cau trước” như ở mình. Thế cho nên, ở mình chả có cái vườn nào theo đúng nghĩa cái vườn để lại cho con cháu thưởng lãm sau này. Cái Bách Thảo tại Hà Nội, hay Thảo Cầm Viên Sài Gòn đều do người Pháp làm.

Còn ở đây, kỳ hoa, dị thảo nó mang từ khắp nơi về trồng từ khi thành lập năm 1846.

sieuthiNHANH2009051613520mta5ndu1yj92625.jpeg


sieuthiNHANH2009051613520ymezy2uzzd138251.jpeg


sieuthiNHANH2009051613520nzywmzdmzm532946.jpeg


sieuthiNHANH2009051613520mdq3mjzjmz84135.jpeg


sieuthiNHANH2009051613520ytfinme2yj202800.jpeg


sieuthiNHANH2009051613520yjvmnjq0ow580836.jpeg
 
Thôi nói chuyện ngày xưa ông cha mình “bế quan toả cảng” hạn chế tiếp xúc với bên ngoài thì cái nhãn quan vườn hoa, khu vui chơi công cộng… không làm thì cũng là hạn chế lịch sử không lạm bàn tiếp.

Thế còn thời nay, các bác lãnh đạo của ta từ thấp đến cao đều được đào tạo bài bản tại Âu (ví dụ các nước Đông Âu, Liên Xô), Mỹ (Mỹ, Canada…), được đi nhiều, được thấy nhiều mà sao nhãn quan cũng không thay đổi. Các khu vui chơi giải trí, vườn hoa, công viên tại Hà Nội hiện nay, đã ít lại còn bị xâm hại nghiêm trọng.

Công viên Thủ Lệ: các khu đất xung quanh đều bị cho thuê làm hàng quán, nhếch nhác báo chí nói mãi mà cái nhà hàng to đùng ở đường Đào Tấn nó vẫn hiên ngang. Em nhớ, ngày xưa (trước năm 1990) đây là bãi cỏ voi mà bọn em thường ra đá bóng.

Rồi vụ Xây khách sạn tại công viên Lê-nin. Sau một hồi phân tranh quyết liệt phải xoá bỏ. Nghe nói số tiền chôn vào đây đã lên đến 14,5 triệu đô và Thủ đô sẽ phải hoàn trả nhà đầu tư cách này hay cách kia. Em tự so sánh với số tiền đó thì mổ được bao nhiêu trẻ em nghèo mắc bệnh tim? Nếu số tiền đó được dùng cho Quỹ “Trái tim cho em” thì liệu đài báo có phải ra rả cả ngày kêu gọi đóng góp từ thiện? Với số tiền đó thì các Phượt gia có phải nhọc lòng lo nghĩ Trường Sa không có sách báo?

Và cái công viên Tuổi Trẻ ở Thanh Nhàn nữa, nêu không có tiếng nói của nhân dân và các cơ quan chuyên môn thì chắc cái dự án xây nhà ở đây cũng được triển khai rồi.

Không biết vấn đề của ta nó nằm ở chỗ nào nhỉ. Em nghĩ nhiều người biết và nhiều người biết nhưng không nói.

Thôi thì tiếp tục học hỏi người ta vậy.

sieuthiNHANH2009051613520ndi1ogmxmz154813.jpeg


sieuthiNHANH2009051613520njk3ogzjmw21303.jpeg


sieuthiNHANH2009051613520y2uwzje0nm244536.jpeg


sieuthiNHANH2009051613520ywqznwq5nd155027.jpeg


sieuthiNHANH2009051613520zgzhztqzmz220498.jpeg


sieuthiNHANH2009051613520zmm3n2rkzt67956.jpeg


sieuthiNHANH2009051613520ngexogjint1425724.jpeg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,116
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top