What's new

[Chia sẻ] Mênh mông mùa lũ nổi miền tây 2/10/2011

Hôm rày khi nghe tìm năm nay nước dâng cao hơn mọi năm, nên định lòng sẽ đi để khám phá vẻ đẹp của mùa nước nổi, nhưng đi rồi là thấy đắng lòng quá, mùa nước nổi đã thành lũ lớn, chìm dưới bức ảnh đẹp với biển nước mênh mông là hàng ngàn ha lúa ngập úng, nhiều nhà cửa chìm trong biển nước, đường xá sạt lở nghiêm trọng, trường học đóng cửa, học sinh cùng dân quân, bộ đội, cảnh sát tham gia chống lũ, đã có những trường hợp chết đuối vì lũ dâng cao.
Bài viết này quỷ tóm lược chuyến đi một cách tổng quan nhất để mọi người có thể kịp lên kế hoạch cho mình thực hiện chuyến đi trong vài ngày tới, để có thêm hình ảnh trung thực, cảm xúc đong đầy được thêm lan rộng, để chúng ta thêm mở lòng và chia sẻ nhiều hơn trong cuộc sống.
Đây cung đường quỷ đi: Cung đường này qua tất cả các vùng ngập lụt cao nhất. Có một số điểm trên bản đồ không thể hiện được như: Cửa khẩu Vĩnh Xương, CK Thường Phước, Búng Bình Thiên vùng biên giới giáp Capuchia, có nhiều đoạn phải đi liên tục 2,3 chuyến đó hoặc phà vì hiện nay giao thông đã bị cắt, rất khó để cập nhật đúng tình hình giao thông vì thay đổi theo từng giờ.

bandodimuanuocnoi.jpg


Búng Bình Thiên, nơi biên giới VN- Campuchia, đây là nơi sinh sống của 5 làng Chăm cổ còn giữ đậm nét văn hóa, đây cũng là nơi "đặc biệt nhất" của vùng lũ vì nước dâng theo thường lệ hàng năm không bị ảnh hưởng lũ dù ngay đầu nguồn chảy về
Muanuocnoi_quycoctu34.jpg


Cảnh quanh Búng rất đẹp và bình yên
Muanuocnoi_quycoctu30.jpg


Những em bé, thiếu nữ Chăm e ấp với nét đẹp thánh thiện

Muanuocnoi_quycoctu31.jpg


Muanuocnoi_quycoctu32.jpg


Mênh mông nước lũ nơi sông Mê Kông đổ về Việt Nam
Muanuocnoi_quycoctu23.jpg


Biên giới đường thủy 2 nước là đây
Muanuocnoi_quycoctu25.jpg
 
Quỷ tư vấn cung đường đi như sau:
bandodimuanuocnoi.jpg

Cung đường:
Ngày 1:Sài Gòn -> Tân An -> Mộc Thạnh -> Mộc Hóa->Tân Hưng -> Tân Hồng ->Chạy ngược về Tràm Chim, Tam Nông -> quay lên Thanh Bình -> Hồng Ngự.
- Khúc Mộc Hóa nước ngập lấp xấp nền nhà, một số nơi lúa vẫn còn xanh, dọc đường có bán nhiều chuột đồng, cúm núm, rắn hỗ hành là đặc sản mùa nước nổi.
- Có cửa khẩu Bình Hiệp nếu ai muốn đi mốc, nhớ phải đem hộ chiếu đi mới tới được vị trí mốc. Không dễ để chụp ảnh ở cửa khẩu, nói vậy là mọi người hiểu nhe.
Ngày 2:
- Từ Hồng Ngự chạy lên cửa khẩu Thường Phước theo QL 841 (có cột mốc 240), từ đây không nên quay lại đi Phà Tân Châu, mà hỏi phà Vĩnh Xương đi ngang qua biên giới luôn. Qua phà VX hỏi đường chạy lên CK Vĩnh Xương, khu này cũng ngập nặng, tùy khả năng ngoại giao mà lên được mốc 241. Quay về hỏi đường Khánh An
-Từ Vĩnh Xương đi qua Khánh An qua 3 phà: Phú Lợi, Phú Lộc, Phú Hữu. Sau đó hỏi đi tiếp qua Búng Bình Thiên, đi Búng cung này là đẹp nhất và khám phá được văn hóa mùa nước nổi rõ ràng nhất.
-Đi Búng Bình Thiên-> rồi quay xuống An Phú theo đường QL 956 -> đến Châu Đốc .
Ngày 3:
- Rừng tràm Trà Sư ->rồi đi cánh đồng Láng Linh thuộc 3 huyện: Châu Thành, Châu Phú, Tịnh Biên.-> Núi Cấm ->
Dọc đường nhiều đoạn đã bị ngập nước, có quân dân và công an hỗ trợ giúp chuyển xe qua, có nhiều đoạn dân tử đắp đường. Khúc Hồng Ngự nước ngập như biển lớn, sóng đánh sạt đường tỉnh lộ, sóng đánh lên bờ cao khoảng 1 m. Khúc HN nhiều nhà dân ngập 1/2 nhà, hoặc thấp quá thì qua nóc, đa phần là ngậm vừa hết sàn nhà. Đi lại hầu hết bằng đường thủy.
-Thời tiết khúc biên giới lũ cao nhưng nắng nóng rát. Càng xuôi xướng hướng Đông thì dễ chịu hơn, ít mưa, trời đẹp, mát.
Tổng số km: khoảng 500km.
Thời gian: 2 ngày 1 đêm.
Chi phí: 1 triệu đồng. Đi bằng xe máy+ ăn uống+ đổ xăng+ 2 đêm khách sạn 150k/2 người/đêm+chi phí tàu phà.
Món ăn: Bánh xèo bông điên điển, lẩu cháo cá, ngó súng ma chấm nước cá rô đồng kho. bì cuốn, bún cá lóc, bún riêu, bún chả ram, lẩu cá, bánh bèo...
Quỷ
 
Trải nghiệm mùa lũ bằng ghe

Chuyến đi đẹp lắm Quỹ ơi, phụ quycotu khúc này (bởi không thấy nhắc tơi trên lộ trình) là đoạn cửa khẩu Dinh Bà (có thể đi từ thị trấn Sa Rài lên Tân Hồng, đường nhựa dể đi, ở đây cũng có 1 cột mốc biên giới, bên kia có 1 cái chùa của người Khrme, mùa này nổi trên nước rất đẹp.

---o O o ---

Mình lại có trải nghiệm dưới 1 chiếc ghe

Lũ lớn, nước mênh mông, đi bằng ghe đường không giới hạn như đi đường bộ, có thể băng chổ này, xuyên chổ kia, mặt nước như 1 vùng trời bao la, chiếc ghe như một cánh chim nhỏ mặc sức bay luyện, tung tăng khám phá, kia là 1 ao nuôi cá hàng chục hecta, giờ chỉ còn là những cây cọc dùng để giăng lưới cho cá tra khỏi ra, đây là hình ảnh chiếc xuống trên ngọn cây chỉ thấy khi nước lũ về, hàng đăng dài như vô tận, một gia đình sống nghề bà cậu neo xuồng ngay tại đăng của mình cho tiện bề thu hoạch, nước trắng xoá mọi nơi, con sông biên giới giữa Việt Nam – Camphuchia giờ chỉ còn là những ngọn cây dập dềng giữa biển nước

Những dãy đăng dài như vô tận trên đồng ruộng ngập sâu trong nước

1930325ee0ca57817ede56dd22490316_35989345.img0801.jpg


ea85cd654a78165535bf269dde7c8294_35989339.img0798.jpg


Xuồng neo trên đọt cây, cảnh chỉ thấy trong mùa mưa lũ, lùm cây bé tý nhưng là chiếc phao cứu cánh rất cần thiết cho các xuồng nghĩ lưng chờ thăm câu khi bốn bề là nước, tráng những cơn giông bật chợt quét qua làm lật xuồng (đã có trường hợp 2 vợ chồng đi giăng lưới bị lật xuồng, cũng may người dân trên bờ thấy được chạy ghe máy ra cứu sống, đồ đạc nước cuống trôi mất hết)

455692b4f570c1f13ef308abf345ceea_35989341.img0799.jpg


Một gia đình là nghề bà cậu tranh thủ neo ghe ngay dãy đăng để tiện bề thu hoạch

4dfa7eeaec1480541faf77b0f30649fb_35989343.img0800.jpg


Ao cá tra chỉ còn lại những cây cọc giăng lưới nhô lên khỏi mặt nước. Cá tra là thiên nhiên ưu đãi cho vùng đầu nguồn có nguy cơ ngập lũ, vì nó có tập tính là nếu lội mà kỳ đụng lưới là nó sẽ trở lại không bỏ đi, nên nước lớn người nuôi chỉ cần lấy lưới vây quanh hồ là giữ được cá,

11b4539cefc4d7297ed8c955c21e575c_35989348.img0802.jpg


Biên giới VN – CPC giờ chỉ còn là những ngọn cây lêu têu như đám cỏ

650ccd7ea51d5a7ef27ea31cac6464db_35989350.img0803.jpg


Đi ghe thì đòi hỏi tài công phải thông thuộc luồng nước, chứ lớ ngớ mà gặp những cái bẫy nguy hiểm như thế này thì chỉ mong giữa lại được tính mạng, còn đồ đạc thì đừng mong vớt được

bb54a11accee52e44f4f4ff8acf280b2_35989358.p1010222.jpg


Đâu đó cũng có những câu chuyện đau lòng

1. Ở Tam Nông có 1 hộ nuôi cá tra bột, nước lên cá chưa đến ngày thu hoạch, nhưng coi bộ năm nay không làm lại con nước nên chủ trại đi thuê lưới về kéo cá được bao nhiêu hay bấy nhiêu, khi lưới thả xong cũng là lúc nước tràn bờ cuốn phăng luôn cả lưới.


2. Đoạn Tháp Mười có 1 bác ngồi thơ thẩn với cái chài cá, hết chài xuống lại kéo lên, với tiếng thở dài ngao ngán, tò mò hỏi người dân bên đường xem bác ấy chài có cá không để tranh thủ là vài tấm hình, bởi lâu lắm không thấy người dân bắt cá bằng chài tay, thì nhận được câu trả lời "Ngày nào ổng cũng ngồi đó chài từ sáng tới tối, khúc đó là ao cá nhà ổng, đầu tư cả 3, 4 tỷ bạc, còn 5 ngày nữa là đến ngày kéo cá, lũ về 1 đêm nước lút tới ngọn cây, trở tay không kịp cá đi sạch trơn, tiếc của ổng vác chài ra chài vậy chứ có bắt cá, bắt mắm gì đâu" , ở nơi mêng mông là nước ngọt mà sao cổ họng cứ đắng ngắt, gió thổi rì rào mà 2 mắt lại cay sè ... thương sao người nông dân vùng lũ
 
Cảm ơn bạn chia sẻ khúc này nhe, vì mấy năm trước đi rồi nên quỷ lại bỏ, để vòng ngược xuống Tràm Chim rồi lại lội lên Tân Hồng. Phải nói là trời hôm bạn đi tuyệt đẹp. :) Chắc cảm xúc đong đầy lắm. Dọc đường đi quỷ cũng tận mắt thấy nhiều chuyện đau lòng, khúc ở An Phú có một em bé đã chết đuối.
Cũng không biết làm gì ngoài chia sẻ thông tin, biết đâu có một ai đó có khả năng đọc được sẽ giúp đỡ vậy.
 
Thank bác quỷ, bác caucom.
Bác quỷ cũng làm lẹ ghê, mấy bữa trước em còn coi bài hỏi đường mà nay bác đã có bài chia xẻ, bái phục, bái phục.
@caucom: Nghề bà cậu là nghề gì vậy hả bác? em là hai lúa SG mong bác vui lòng chỉ giáo.
Em rất mong được gặp các bác. Em thường lang thang ở khu vực bắc hải từ thứ 2 đến thứ 6, nếu bác nào rảnh alo cho em, Ae mình uống cafe giao lưu trực tiếp. SDT của em: BASON 0913790397
Thank các bác nhiều nhiều.
p/s: Bữa hôm 29/09/11 em xách xe đi, tới được Tân thạnh thì bị đậu phộng đường, thay vì rẽ trái thì em lại quẹo phải, đánh 1 vòng qua Thạnh hóa. Đã vậy rồi vợ lại kêu chiều đưa con đi học, rồi bạn ở Hà nội vào chơi (16 năm chưa gặp). Thôi đành quay về hẹn miền tây nước nổi trong ngày gần nhất sau khi đã nắm chắc các con đường.
Mong các bác chỉ giùm. Cám ơn các bác nhiều.
 
Nghề Bà Cậu là nghề hề hạ bạc, một nghề không được coi trọng. Chẳng những thế mà nghề này lại không khá như nhiều nghề khác và cực khổ vô cùng. Lưới chài còn ướt là còn tiền; khô câu, khô lưới, khô chài là bắt đầu thời kỳ túng quẩn. Nhiều người làm nghề này không mấy ai giàu một đời chứ đừng nói “giàu ba họ”. Theo quan niệm xưa, đây là một nghề thấp hèn và không kém phần vất vả, nguy hiểm nhất trong mọi nghề. Sống với nghề bắt cá là sống với một nghiệp chướng di hại về lâu về dài sau này. Nhưng vì miếng cơm, vì đời sống, người nhà quê cũng không khước từ nổi dù biết chắc là không khá khi bắt cá sống bán cá chết nhiều vô số kể.

Dù là nghề hạ bạc, nhưng cũng có ông tổ như mọi nghề khác. Vì nghề câu lưới gắn liền với sông nước nên ông tổ của nghề này không ai khác là “Bà Cậu” và dân chài lưới mỗi khi ra nghề thường van vái “Bà Cậu” phò hộ cho sóng êm gió lặn và bắt được nhiều cá tôm.
“Bà Cậu” chính là “bảy bà ba cậu”, gồm “Bà chúa Tiên, bà chúa Ngọc, bà chúa Xứ, bà chúa Động, bà Cố Hỉ, bà Thủy, bà Hoả; cậu Trầy, cậu Qúi, ông Năm Chèo, cả thảy đều là thần quỉ hay làm họa phuớc”.
 
Hành trình quỷ đi hơi ngược chút, song quỷ tường thuật lại theo trình tự để mọi người dễ đi và cảm nhận. Từ Sài Gòn theo QL 1A xuống đến Tân An, Long An, sau đó thì ngược lên Mộc Hóa, ở khu vực này có thấy nước dâng song chưa ngập lụt nhiều, thời tiết đẹp, trời không trong nhưng mát mẻ.
Bình yên ở bên kia. :)
Muanuocnoimientay-P1-Quycoctu1.jpg


Dọc khúc đường này người dân bán khá nhiều "đặc sản" mùa nước nổi
Muanuocnoimientay-P1-Quycoctu6.jpg


Đây là mấy em chuột đồng chờ lên vỉ nướng
Muanuocnoimientay-P1-Quycoctu2.jpg


Còn đây là rắn hổ hành, một loại không độc và thịt mềm ngon
Muanuocnoimientay-P1-Quycoctu5.jpg


Mình là quỷ mà sao ớn rắn quá, không dám cầm nên nhờ anh Bạch cầm phụ.
Muanuocnoimientay-P1-Quycoctu4.jpg


Còn đây là cúm núm, ai đã từng thưởng thức qua đặc sản mùa nước nổi chắc hẳn còn nhớ vị thơm ngon trên đầu lưỡi
Muanuocnoimientay-P1-Quycoctu3.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,063
Members
192,338
Latest member
senrilamaha74com
Back
Top