What's new

[Chia sẻ] Mênh mông mùa lũ nổi miền tây 2/10/2011

Hôm rày khi nghe tìm năm nay nước dâng cao hơn mọi năm, nên định lòng sẽ đi để khám phá vẻ đẹp của mùa nước nổi, nhưng đi rồi là thấy đắng lòng quá, mùa nước nổi đã thành lũ lớn, chìm dưới bức ảnh đẹp với biển nước mênh mông là hàng ngàn ha lúa ngập úng, nhiều nhà cửa chìm trong biển nước, đường xá sạt lở nghiêm trọng, trường học đóng cửa, học sinh cùng dân quân, bộ đội, cảnh sát tham gia chống lũ, đã có những trường hợp chết đuối vì lũ dâng cao.
Bài viết này quỷ tóm lược chuyến đi một cách tổng quan nhất để mọi người có thể kịp lên kế hoạch cho mình thực hiện chuyến đi trong vài ngày tới, để có thêm hình ảnh trung thực, cảm xúc đong đầy được thêm lan rộng, để chúng ta thêm mở lòng và chia sẻ nhiều hơn trong cuộc sống.
Đây cung đường quỷ đi: Cung đường này qua tất cả các vùng ngập lụt cao nhất. Có một số điểm trên bản đồ không thể hiện được như: Cửa khẩu Vĩnh Xương, CK Thường Phước, Búng Bình Thiên vùng biên giới giáp Capuchia, có nhiều đoạn phải đi liên tục 2,3 chuyến đó hoặc phà vì hiện nay giao thông đã bị cắt, rất khó để cập nhật đúng tình hình giao thông vì thay đổi theo từng giờ.

bandodimuanuocnoi.jpg


Búng Bình Thiên, nơi biên giới VN- Campuchia, đây là nơi sinh sống của 5 làng Chăm cổ còn giữ đậm nét văn hóa, đây cũng là nơi "đặc biệt nhất" của vùng lũ vì nước dâng theo thường lệ hàng năm không bị ảnh hưởng lũ dù ngay đầu nguồn chảy về
Muanuocnoi_quycoctu34.jpg


Cảnh quanh Búng rất đẹp và bình yên
Muanuocnoi_quycoctu30.jpg


Những em bé, thiếu nữ Chăm e ấp với nét đẹp thánh thiện

Muanuocnoi_quycoctu31.jpg


Muanuocnoi_quycoctu32.jpg


Mênh mông nước lũ nơi sông Mê Kông đổ về Việt Nam
Muanuocnoi_quycoctu23.jpg


Biên giới đường thủy 2 nước là đây
Muanuocnoi_quycoctu25.jpg
 
khi lên hết dốc cầu QL 842 rẽ vào Ql 843 thì cảnh tưởng hiện ra trước mắt đến sững sờ, một biển nước mênh mông khủng khiếp, sống vỗ ầm ào liên tục, không có cảm giác là lũ trên sông mà như là biển lớn thật sự
Muanuocnoimientay-P2-Quycoctu10.jpg


sóng đánh ầm ầm lên bờ, gió quất rào rạt trên mặt,
Muanuocnoimientay-P2-Quycoctu18.jpg


khó có thể diễn tả được hết cảnh tượng trước mắt, những gì thu được trong ống kính hết sức nhỏ bé và bức bối.
Muanuocnoimientay-P2-Quycoctu17.jpg


Các em học sinh ra bơi lội nô đùa, ở khu vực này rất nguy hiểm vì sóng và gió quá mạnh
Muanuocnoimientay-P2-Quycoctu15.jpg


Nhìn cảnh này cứ ngẩn người ra không biết nên buồn hay nên vui, niềm vui của một nhóm bạn trẻ lại là nỗi đau của biết bao gia đình, cái hả hê trong mắt của kẻ lang thang lại đau đáu trong lòng người dân nghèo
Muanuocnoimientay-P2-Quycoctu14.jpg


Cảm xúc thật sự cứ mâu thuẫn, đi mùa nước nổi đi khám phá mùa lũ thì mong tận mắt thấy cảnh như vầy, thấy rồi là xốn xang.
Muanuocnoimientay-P2-Quycoctu22.jpg


Cánh nhóm bạn trẻ không xa, lại là những cái nhìn khác
Muanuocnoimientay-P2-Quycoctu21.jpg
 
Suốt dọc đường từ ngã 3 đường 843 đến hết Phú HIệp, sóng cứ đập ầm ầm, tung tóe lên đường
Muanuocnoimientay-P2-Quycoctu25.jpg


nhiều đoạn đường bị sạt lỡ, phải gia cố tạm bằng bao cát và các tấm thép ngăn sóng
Muanuocnoimientay-P2-Quycoctu27.jpg


Một đoạn bị sạt lở
Muanuocnoimientay-P2-Quycoctu29.jpg


Đàn trâu này đi đâu về đâu đây?
Muanuocnoimientay-P2-Quycoctu31.jpg


Ôi, nước ũ dâng cao, dâng cao, bao nổi sầu đau
Muanuocnoimientay-P2-Quycoctu32.jpg
 
Người miền Tây không sợ lũ, chỉ sợ lũ không về, chỉ sợ ít cá tôm. Do lũ lên đột ngột và vỡ đê nên cuộc sống vất vả một tí. Nhưng chẳng ai than, chẳng ai khóc. Vốn dĩ đã vậy rồi...

Dẫn lời bạn "Người Nhà Quê" bên "An Giang Quê Tôi". Đây là câu nói khách quan phản ánh rất đúng. Bạn Quỷ đôi khi chỉ đi thoáng qua nên có cái nhìn khá bi quan.

Không có chuyện lũ lên không biết làm gì rồi đứng ngẩn ngơ đâu. Chỉ 1 chốc là họ mang chày lưới ra đi. Ai không có cũng cố chạy đi mượn kiếm cho ra.

Niềm vui vẫn còn trên nét mặt họ không chỉ riêng gì con nít. Lũ lớn cá tôm sẽ nhiều -> đánh bắt đc nhiều. Mùa sau ruộng đồng tươi tốt hơn nhờ phù sa nhiều

Họ sống chung với lũ nhiều năm quen rồi. Những năm gần đây còn có thêm cụm dân cư tránh lũ nên họ ung dung bỏ nhà đi vào cụm dân cư. Bên cạnh đó mỗi xã cũng có những điểm giữ trẻ cộng đồng để giữ trẻ nít giúp bà con an tâm hơn mà đi lưới cá.

Trẻ trên 6 tuổi là theo cha me đi chày lưới đc rồi. Để chúng khỏi đi bắt cá rồi mải chơi sa vào kênh. Hầu hết tính mạng người dân đều an toàn với những gì mà người ta đã xây dựng sẵn. Còn nếu bất cẩn thì rất dễ xảy ra chuyện đáng tiếc vào lúc nước bình thường chư không phải đợi tới mùa lũ.

Chuyện gia cố đê và sạt đường năm nào cũng có và là chuyện dài tập. Những năm rồi nước về ít nên có lẽ chủ quan đâm ra đối phó không kịp. Nếu có đắng lòng là ở khu vực hạ nguồn (hôm rày báo đài nói nhiều về 2 khu vực mất lúa là Kiên Giang và Hậu Giang), nơi chủ yếu sống vào lúa và trông chờ hết vào những con đê bao thấp.

Hy vọng bạn Quỷ có cái nhìn khách quan hơn và có nhiều chuyến đi về vùng nước nổi hơn nữa

@ Độc Hành: Trên sông Cái Cỏ, đoạn mà bạn vừa đi còn có thêm cột mốc biên giới ở Thông BÌnh nữa. Nếu muốn săn chấm thì từ Long Khốt đi lên Vàm Đồn cũng có mốc, ở xã Hưng Điền A, xã Thái Trị - Vĩnh Hưng.
 
Nhiều ảnh đẹp và sống động quá, bác Quỷ ạ! Thấy bác có khiếu báo chí ghê ấy chứ.
Tấm ảnh những đứa trẻ nô đùa trên biển nước: Chúng còn nhỏ quá, đâu ý thức được những gì đang diễn ra trước mắt. Thôi thì cứ để tuổi thơ của chúng yên vui và vô tư đi. Đó là những kỷ niệm thời thờ ấu. Sau này khó tìm lại được...
Có chuyến đi nào mở rộng, Quỷ mở topic rủ rê nhé. NNQ sẽ đăng ký một chân... hehe
Có về Cần Thơ thì alô, 0913135685 :)
 
Đã từng có thời gian sống ở AG và đi miền Tây nhiều năm vào mùa lũ nên mình cũng có quan điểm giống như bạn Kong. Nhiều khi không có lũ về người dân còn lo lắng đó.
Lũ miền Tây năm nào cũng thế, bao đời nay vẫn thế, người ta không quá bất ngờ mà đã có sự chuẩn bị trước. Những cánh đồng bị ngập đó vốn dĩ trước đây nó cũng ngập vào mùa lũ chẳng qua những năm gần đây người ta đã đắp đê ngăn nước để trồng lúa khiến cho diện tích tràn nước khi lũ về bị thu hẹp lại làm dòng chảy nhanh và xiết gây áp lực phá vỡ đê bao.
Chuyện này đã có cảnh báo của các nhà khoa học từ lâu rồi, năm nay lũ về lớn quá nên mới thấy rõ hệ luỵ thôi :(

http://www.sgtt.com.vn/Thoi-su/153794/Lu-tang-ap-luc-o-mien-Tay-va-nhung-bai-hoc.html
 
Dẫn lời bạn "Người Nhà Quê" bên "An Giang Quê Tôi". Đây là câu nói khách quan phản ánh rất đúng. Bạn Quỷ đôi khi chỉ đi thoáng qua nên có cái nhìn khá bi quan.

Không có chuyện lũ lên không biết làm gì rồi đứng ngẩn ngơ đâu. Chỉ 1 chốc là họ mang chày lưới ra đi. Ai không có cũng cố chạy đi mượn kiếm cho ra.

Niềm vui vẫn còn trên nét mặt họ không chỉ riêng gì con nít. Lũ lớn cá tôm sẽ nhiều -> đánh bắt đc nhiều. Mùa sau ruộng đồng tươi tốt hơn nhờ phù sa nhiều

Cá nhiều lắm, ai cũng đi câu già trẻ bé lớn ai rảnh ra là câu. Cần câu làm bằng mọi thứ chỉ cần có dây,lưỡi câu và mồi là có cá.

Tôi ghé đổ xăng thằng bé vừa bơm xăng vừa hỏi :
- Chú đi đâu vậy ?
- Đi vòng vòng chơi thôi .
- Vậy chú đi câu đi , cá nhiều lắm . Đi vòng vòng chi cho tốn xăng.
- Có cá nhiều không mà câu?
- Chú cứ thả xuống là cá nó ăn à, nhiều hay ít là do mình đi câu lâu hay mau thôi.
- Sao mày không câu?
- Con đổ xăng chút nữa có người thay là con đi câu liền.
 
@Độc Hành: Đường DCK79 bạn nói bị ngập nên hiện tại chưa đi được.
Theo dòng thời sự.
P1050790.jpg



P1050786.jpg



P1050784.jpg



P1050745.jpg



P1050662.jpg
 
Last edited:
Thanks NNQ,kongfuson, Độc Hành nhé. Đúng là cái nhìn của người đi thoáng qua không thể hiện hết được bản chất của đời sống thực tế rồi, nhưng quy cũng không nhìn bi quan lắm đâu, thấp thoáng đâu đó vẫn có những cái đẹp trong cái nhìn mà, những bài tới ắt có thêm nhiều cái nhìn thú vị hơn. Thực ra khi viết bài kiểu này quỷ rất phân vân vì có đủ 2 mặt tốt xấu, nói cái tốt không thì có vẻ vô tâm quá, nói cái xấu không thì lại quá bi quan, thật đi cũng dở ở cũng không xong.:D
Các bạn theo dõi bài viết cứ chia sẻ quan điểm và góp ý thêm để có cái nhìn khách quan nhe.
Cảm ơn mọi người
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top