What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:
Bẩm giáo sư Ngọc. Nay ta xin góp ý đôi dòng với topic của giáo sư như sau: Chuyện du hý Nga ngố rất thú vị với những người có quan tâm đến Nga ngố ít nhất như ta, và có lẽ cũng là với mọi người khác, bởi Nga ngố là một quốc gia quen biết và có phần đặc biệt với dân VN ta. Tuy nhiên, bằng vào kinh nghiệm xem kể chuyện phượt của cá nhân ta, thì ta thấy rằng để có thể kể quá trình phượt của mình một cách hấp dẫn thú vị, mọi tác giả nên kể theo diễn tiến thời gian (ngày này tôi đã đi đâu làm gì, gặp chuyện gì, xem những gì, rồi tiếp đến hôm sau ra sao vân vân), cùng những tình tiết cụ thế thú vị (hôm đó tôi gặp CA hay đầu trọc Nga ngố trấn lột, rồi abc ra sao vưn vưn), rồi tôi lại vào bảo tàng và xem cái này cái nọ rồi có cảm nghỉ ra sao vưn vưn. Tức là như mọi câu chuyện, cách kể cần có nghệ thuật. Chứ hiện nay giáo sư đi vào hàn lâm quá. Những điều hàn lâm giáo sư kể (lịch sử bảo tàng, kiến trúc, văn hóa...), lẽ ra nên lồng ghép đan xen vào những tình tiết đời thường. Chứ quá hàn lâm theo cách giáo sư làm, ta nghĩ giống như xơi một quyển sách nhỏ mang tính chất du ký mà lại hao hao như một cuốn sách bìa dày cộp mạ vàng về lịch sử văn hóa chính trị kiến trúc địa lý tổng hợp về Nga ngố. Mỗi một thể loại ngôn ngữ viết có những cách viết khác nhau, điều này giáo sư nên lưu ý.
 
Bẩm giáo sư Ngọc, xin có vài dòng đáp lễ giáo sư như sau:

- Giáo sư cho rằng việc ta giao tiếp văn bản với giáo sư bằng danh từ "giáo sư", là câu chửi rất nặng. Xin thưa rằng không phải, từ góc nhìn của ta. Ở nước của chúng ta, tức nước Việt Nam rừng vàng biển bạc lãnh đạo thông minh tót vời đánh thắng mấy đế quốc to, nhân dân tài giỏi anh hùng yêu nước nồng nàn hiếu học, thì danh từ giáo sư hàm ý chỉ một chức vị cao quý về kiến thức hàn lâm, đáng kính trọng trong lòng nhân dân. Còn ở nước Arab nơi giáo sư giong buồm ra khơi (mà ta chưa hiểu tại sao giáo sư là người VN chính hiệu lại xưng mình từ xứ Arab? Chắc hẳn để cho phù hợp với danh xưng Sinbad), thì nơi đó xã hội có mua quan bán chức giả hiệu lập lờ loạn xạ khốn nạn hay không thì ta không biết. Thêm nữa, danh xưng giáo sư chỉ là để gọi cho vui cửa vui nhà trong không gian phượt, không hẳn ta gọi ngài là giáo sư thì có nghĩa ngài phải chính xác là một vị giáo sư. Bởi ngài viết theo kiểu văn phong giáo sư, thì ta phong ngài là giáo sư.

- Trong số vô vàn những người đi du học LX về, không phải đa số đều cuồng Nga thiển cận đến nỗi không thèm quan tâm Sain Peterburg là gì. Tuy nhiên ta hơi buồn rầu khi nhận thấy bọn cuồng Nga (hay cụ thể là cuồng LX) sao bây giờ quá nhiều. Cái này có lẽ do họ thiếu học vấn nền tảng (kiến thức background), bốc đồng đa cảm, và không chịu cập nhật bổ sung kiến thức background cho mình. Buồn thay họ đi du học LX về chỉ học được mỗi văn hóa uống rượu và bốc đồng, nghe đến LX hay Nga là cứ cuồng cả lên như tâm thần.

- Ta rất trân trọng về những việc mà giáo sư dã làm, như dịch và phổ biến các thông tin về Gulag, cùng các thông tin về nước Nga cổ. Tuy nhiên, trong mỗi thể loại ngôn ngữ viết, có những cách viết khác nhau. Chúng ta viết, là để cho độc giả xem, chứ không phải viết cho riêng mình. Bởi vậy việc viết cái gì và nên như thế nào cũng cần phải có cách của nó. Hẳn là 1 vị giáo sư chuyên về Nga ngố, giáo sư không xa lạ gì với Bakhtin, chuyên gia ngôn ngữ học. Ông này chuyên về thể loại tiểu thuyết, nhưng cũng phát biểu khá nhiều về quy tắc ngôn ngữ trong các thể loại khác (truyện ngắn-tản văn-bình luận-nghiên cứu-vưn vưn)... Đến thời hiện nay, còn sinh ra cả diễn đàn. Bản chất của diễn đàn thực chất là kể chuyện, và trò chuyện phiếm, bằng việc viết. Thay vì gặp và nói trực tiếp bằng lời nói, nhờ công nghệ, con người có thể kể chuyện phiếm qua văn tự. Vì vậy, đã có nhiều sự nhầm lẫn về thể loại trong việc này, giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Không phải tất cả chúng ta đều là những nhà sử dụng công cụ ngôn ngữ một cách sành sỏi trong việc đó, tuy nhiên ở đây đẫ có nhiều người làm được, bởi nói chuyện bằng việc viết, một cách bình thường, theo kiểu nói bằng miệng, không có gì khó, và con người đều đã quen với việc đó. Chỉ có đến khi cần phải viết bằng việc viết hàn lâm một cách chính thống, thì không phải ai cũng làm được. Vì vậy ở đây, ta chỉ muón có đôi dòng với giáo sư, rằng hãy kể câu chuyện của mình, theo cách nào đó, cho hấp dẫn. Những đoạn cần hàn lâm thì hàn lâm, thậm chí có thể đưa 1 link cho ai cần tìm hiểu kỹ, còn không thì thôi. Khán giả thường quan tâm câu chuyện ở địa điểm dó vào lúc đó là gì, sau đó bằng nghệ thuật của mình, ta có thể đưa vào rằng nhà hát này xây từ bao giờ, lịch sử ra sao. Còn nếu cần phải viết theo cách hàn lâm thực sự, ta e rằng công việc còn phải phức tạp hơn nhiều, và không phải ở đây, mà trong 1 quyển sách dầy. Kính chào giáo sư.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,490
Members
192,528
Latest member
NTD007
Back
Top