What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:
Theo mình thấy thì không phiền toái bác ạ. Họ cũng dễ chứ không khó. Nhất là nếu bác không biết tiếng Nga thì mình thấy họ càng dễ hơn.
 
Sau khi lên kế hoạch xong, Sinbad đi tìm một chi nhánh Sberbank để đổi USD ra rúp. Ta cần có passport và tất nhiên là USD (ở Nga, tỷ giá của tờ 1 USD và 100 USD là như nhau). Có tiền là mọi thứ lại tươi sang rồi.


Một kiến trúc chung cư Xô viết xây dung năm 1955.

Sinbad tìm người để hỏi đường. Từ ga Avtovo, gần bắt một chuyến bus để đi Petergof. Hỏi một bác lớn tuổi, Sinbad được bác ấy hướng dẫn (bang tiếng Nga) và Sinbad rất ngạc nhiên khi bác ấy hỏi lại "mày có tiền mua vé chưa, tao cho?". Vội rối rít từ chối và nói tôi có tiền rồi. Cần nói thêm đây là lần thứ 2 ở Nga Sinbad nghe có người hỏi như vậy.
 

Từ ga Avtovo, ta có thể đón bus số 424 đi Petergof giá 70 rúp/người. Ở bến xe bus cũng có những tay chủ bến đưa khách lên bus như ở VN, nhưng họ nhìn chung là lịch sự nhẹ nhàng. Khách lên xe xong, yên vị rồi trả tiền cũng được. Bác tài để sẵn từng cục tiền xu thối cho khách để đỡ mất thời gian.


Xe đi dọc đường Sankt Peterburg. Hai bên đường là hai dải cây và thảm cỏ xanh mướt, được trồng kiểu tự nhiên và chăm bón cẩn thận. Sinbad để ý thấy, ngoài các công nhân chăm sóc cây, ở đây còn có những nhóm bạn trẻ đi trồng cây, giống như lao động ngày thứ 7, chủ nhật cộng sản thời xưa. Một di sản thú vị thời Xô viết.



Một khu đô thị mới ngăn nắp. GIá mỗi căn hộ theo thông tin quảng cáo là khoảng 1,2-4 triệu rúp.
 
Peterhof là một Versailles Nga, được khởi công thời Piotr I (cùng thời với Louis 14 - Piotr đã từng đến và đã được Louis 14 tiếp ở Versailles). Thực sự thì độ hoàng tránh và vẻ đẹp của Petergof vượt so với Versailles của Louis 14, nhưng đó là do nhiều đời Sa hoàng bỏ tiền xây dựng thêm - Piotr chỉ chọn địa điểm: vị trí Petergof bên bờ Vịnh Phần Lan, nhìn sang phải sẽ thấy Sankt Peterburg, nhìn thẳng ra vịnh sẽ thấy đảo Kotlin với Pháo đài Kronstadt. Cung điện xây thời Piotr chỉ có cung MonPlaisir (Niềm vui của tôi). Sau đó Elizaveta sẽ xây dựng đài phun nước lớn, còn Ekaterina II sẽ làm thêm các khu vườn.




Về đại thể, có 2 phần là Vườn Thượng (giáp đường vào) và Vườn Hạ (phía biển, có đài Phun nước). Hai vườn này được phân ranh bởi Đại Cung (Grand Palace)
 
Sinbad có ảnh copy mạng mà không dẫn nguồn đấy nhé, nhắc nhở nhẹ thay admin. Ảnh bạn chụp rất đẹp. Tuy nhiên nếu có góc rộng hơn sẽ hoành tráng hơn ở những cảnh cần hoành tráng, hơn nữa, nên chú ý khép khẩu hoặc lắp filter để giảm sáng khi chụp trời nắng gắt ảnh đỡ bị cháy sáng. Thật rất thách thức khi đi du lịch toàn vào giờ nắng to giữa trưa lại phải chụp cảnh kiến trúc và phố phường. Thợ ảnh chuyên nghiệp họ thường gác máy giờ này và đợi lúc nắng chiều, hoàng hôn hay bình minh mới ra tay, còn dân phượt không thể thế được, thời gian và cơ hội khoảng khắc là vàng, cứ choạch thôi. Tuy nhiên, nếu chịu khó sử dụng kỹ thuật nhiếp ảnh 1 tý về khống chế ánh sáng mạnh (khép khẩu), bù sáng khi tối, giảm chênh lệch vùng tối, vùng sáng bằng kỹ thuật HDR hoặc DDR, giảm contract, nếu ai biết làm hậu kỳ bổ sung càng tốt, ta có thể có những bức ảnh khá hơn làm tư liệu cho mình và chia sẻ với cộng đồng.

Xin phép Sin bad góp vui post ảnh tôi chụp Lâu đài kỳ vĩ này năm 2014.

 
Last edited:



được gặp Nữ hoàng Ekaterina II đại đế tại Peterhof. Sinh thời, bà có rất nhiều tình nhân và có 2 đời chồng.



Có lẽ là một tình nhân của Ekaterina, cũng có thể là Potiomkin chồng sau của bà. Ekaterina rất thích phối màu trắng và lam thế này.




Nhóm tượng trung tâm của đài phun nước là Samson. Nhóm tượng cao 3,5 và tính cả bệ là 6,5m, tả cảnh Samson đang giết con sư tử. Cột nước từ mõm sư tử cao 20 m, xung quanh có 8 con cá heo phun nước. Cá heo vốn là biểu tượng cho cả thần Apollon lẫn Aphrodite: sự hài hòa, trí thông minh, sức mạnh tiềm ẩn, mơ ước. Cá heo cũng đồng nghĩa với dauphine, tức hoàng tử kế vị.

Rastrelli đã thực hiện nhóm tượng này năm 1734, kỷ niệm 25 năm chiến thắng Poltava. Samson ở đây có lẽ là Piotr I, còn con sư tử dĩ nhiên là Vương quốc Thụy Điển: ý nghĩa của nhóm tượng cũng là chiến thắng của văn minh trước bạo tàn. Cuối tk 18, điêu khắc gia Mikhail Kozlovsky dựa trên nhóm tượng của Rastrelli đã thiết kế lại mẫu khác được dùng đến ngày nay. Năm 1802, nhóm tượng được lắp đặt trên bệ tượng do KTS Andrei Voronikhin thiết kế. Năm 41 quân Đức chiếm được Peterhof và phá hủy nhóm tượng này. Năm 1947 nó được phục chế lại bởi Vasily Simonov.


 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,498
Members
192,528
Latest member
NTD007
Back
Top