What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:

Trên đỉnh tháp là lá cờ Thánh Andrey, vị thánh bảo trợ Hải quân Nga.


Pháo binh Nga - mệnh danh là vị thần chiến tranh.




Nhóc con thì luôn leo trèo nghịch ngợm



 

Bên tay trái là Cung Cẩm thạch (Mramornyi Dvorets), bên phải là Novo-Mikhailovsky Dvorets (Cung Tân-Mikhailovsky). Phía sau là mái của Thánh đường Chúa Cứu thế trên Máu đổ.


Dòng sông dậy lên vẻ hờ hững, lạnh lẽo, kiêu kỳ...


Cung diện Mùa đông (Zimnii Dvorets), hay còn gọi là Cung điện Ermitazh (Cung Ẩn dật). Phía sau là Thánh đường Isaac (Isaakievsky Sobor).


Chóp nhọn của Tổng hành dinh Đô đốc (Glavnoye Admiralteystvo) tức Bộ Hải quân Đế quốc Nga.


Các ngọn hải đăng (Rostralnaya Kolonna) trên Đảo Vasilevsky.

 

Vẻ bình yên của một gia đình Nga...


Vẻ bình yên của một gia đình Nga...
Sinbad để ý thấy là người Nga rất yêu trẻ con và chú ý giáo dục chúng. Các bà mẹ và ông bố cưng chiều con giống như các bà mẹ ông bố ở xứ Arab. Có lần, khi Sinbad xuống nhà ăn để chuẩn bị bữa, gặp 2 mẹ con đang ăn ở dưới. Thấy mình, bà mẹ nói nhỏ đứa con trai rồi cả hai thu dọn bữa ăn, đem lên phòng dùng tiếp để nhường chỗ cho Sinbad. Có lần ở Công viên Pobedy, khi đang trú mưa, có một cặp bố mẹ xách 3 đứa con trai vào trú chung. Đứa con giữa đi sát ra ngoài suýt ngã, thế là ông bố xách cổ vung tay giáng một bạt trời giáng vào mông thằng nhóc - chú bé gào khóc và bà mẹ ôm lấy dỗ dành (nhưng vẫn giảng giải tại sao con bị đánh và con không được thế nữa) hệt như các bà mẹ Arab! Thằng em út vừa nhảy trêu anh, vừa men ra sát ngoài để trêu ông bố. Thế là bốp một phát vào mông (rất mạnh, Sinbad nói là trời giáng - đàn ông Nga mạnh tay và thô bạo chứ không nhứ như đàn ông ở xứ ta) nhưng thằng bé út vẫn nhơ nhơn. Thế mới biết là trời sinh tính.










Thuyền trưởng Vrungel. Như đã nói, người Nga tự hào với di sản của các thế hệ trước và họ không ngần ngại thừa kế nó. Thuyền trưởng Vrungel là một tiểu thuyết phiêu lưu cho thiếu nhi của Andrey Nekrasov.
 

Nóc thánh đường Hồi giáo ở Đại lộ Kronversky.
Sinbad gọi 1 taxi. Tay lái không chịu nói giá mà đề nghị dùng đồng hồ. Chạy 500m mà đồng hồ đã nhảy 500 rúp rồi. Cảnh báo các bạn đi taxi hãy cẩn thận.
 

Qua cầu Troitsky, Sinbad đến Công viên Marsovo Pole





Lâu đài Mikhailovsky (Mikhailovsky Zamok).


Ngọn lửa Bất Diệt ở Cánh đồng Tháng Ba.
 

Bến thuyền trong Vườn Mùa Hè, chụp từ cầu Pervyi Sadovyi (Cầu đầu tiên vào vườn) bắc qua sông Moika.



đi thuyền du ngoạn thế này quả là thú vị, nhưng gió rét phương Bắc khiến người sa mạc phải chùn lại.


Cầu Pervyi Sadovyi, bên kia là Cung Mikhailovsky



Hôm nay (13/6) là Thứ Hai, trời đã 5h chiều nhưng trong công viên vẫn rất đông. Trẻ em vào vui chơi và xem triển lãm



Cung Mikhailovsky
 

Trên đường Klenovaya, trước Cung Mikhailovsky là một pho tượng khác của Piotr Đại đế (1 trong 4 tượng Piotr tại Sankt Peterburg).
Điều thú vị là khuôn mặt con ngựa này giống hệt mặt con ngựa Lisette của Piotr, do chính tay Piotr nhồi bộng và hiện đặt trong Bảo tàng Kunskamera ở Đảo Vasilevsky (khi tới bảo tàng này Sinbad có chụp lại Lisette).


Circus Ciniselli - nay là Bảo tàng Xiếc (Bolshoy Sankt-Peterburgskiy gosudarstvennyy tsirk). Nằm bên sông Fontanka.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,504
Members
192,528
Latest member
NTD007
Back
Top