What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:

Denis Fonvisine (hay Denis Ivanovich Fonvizin) 1745-1792, nhà văn Ánh sáng Nga. Có thể coi là nhà viết kịch đầu tiên của nước Nga, vai trò của ông rất đặc biệt trong sân khấu Nga.


Charles Rossy (Carlo Rossi) 1775-1849, kiến trúc sư tạo dựng bộ mặt phong cách của Sankt Peterburg: Thư viện Quốc gia đối diện Quảng trường Aleksandrinskaya, Cung Anichkov, Nhà hát Aleksandrinsky. Chết trong nghèo đói và thất sủng, ông được chôn trong nghĩa trang Volkov. Thời Xô-viết ông được đem về chôn trong Nghĩa trang này.


Natalia Nikolaevna Lanskaya, người vợ đẹp tuyệt vời của Pushkin. Một đại mỹ nhân, sắc đẹp của nàng làm cả giới thượng lưu xôn xao. Cuối cùng thì thi sĩ cũng có được nàng, nhưng đó là hạnh phúc, hay là ngọn nguồn của bất hạnh? Chắc chắn nếu không lấy được nàng, thì chắc sẽ không có cuộc đấu súng định mệnh của Pushkin. Nhưng liệu ông có là Pushkin trong trái tim của tất cả người Nga?

Trước Pushkin, người Nga có vẻ tự ti về văn hóa trước người Đức, Hà Lan, Pháp. Nhưng Pushkin đã đưa tâm hồn Nga lên một mức độ cao cấp - người Nga đã có thể yêu say đắm theo kiểu Nga, đã có thể tự do phê phán xã hội theo kiểu Nga, đã có linh hồn độc lập. Vì vậy, ông là một hiện tượng Nga, tên tuổi ông không phổ biến ở ngoài phạm vi Nga.


Chân dung nàng Natalia do học sĩ Bryullov vẽ.


Petr Petrovich Lanskoy, chồng sau của Natalya Goncharova.
 

Bá tước Sergei Yulyevich Witte 1849-1915, vị Thủ tướng xuất sắc của Đế quốc Nga. Dù thất bại trong Chiến tranh Nga-Nhật 1905, Đế quốc Nga không bị thiệt thòi quá nhiều chính nhờ công của Witte khi đàm phán và ký kết Hiệp ước Portsmouth.
 

Marius Petipa. Ai xem ba-lê của Tchaikovsky đều nhớ đến ông, vì ông là biên đạo múa mọi vở ba-lê hoàng gia thời ấy.
 

Dostoyevsky.



Vợ chồng nhạc sĩ Mikhail Ivanovich Glinka, người xây nền móng cho nền âm nhạc cổ điển Nga.


Nhạc sĩ Nikolai Rimsky-Korsakov.



Nhạc sĩ Modest Petrovich Mussorgsky. Bức chân dung nghiện rượu của ông do Ilya Repin vẽ đã ám ảnh giới trí thức Sankt Peterburg.



Nhạc sĩ Aleksander Porfiryevich Borodin.
 

Đài tưởng niệm cho các công nhân đường sắt



Mộ chung cho những lính cô-dắc hy sinh từ 3-5/7/1917 tại Petrograd



Mộ đại tá Brygin hy sinh trong chiến đấu ngày 8/1/1942


Mộ các chiến sĩ Hồng quân người Do Thái....

Những con người thuộc các dân tộc, tôn giáo, đức tin khác nhau cùng nằm dưới bóng nhà thờ này, cùng hy sinh trong lòng nước Nga...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,504
Members
192,529
Latest member
Hihihihi
Back
Top