What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:

Tượng đài Pushkin, Quảng trường Nghệ thuật. Phía sau là Bảo tàng Quốc gia Nga (Cung Mikhailovsky cũ). Tượng do nhà điêu khắc Mikhail Anikushin thực hiện và được dựng năm 1957 để kỷ niệm 250 năm ngày thành lập Sankt Peterburg (thực ra thành phố được lập năm 1703, nhưng do Stalin mất năm 1953 nên sự kiện được lùi lại 4 năm).




Khi nhận Giải thưởng Lenin năm 1958 cho tác phẩm này, Anikushin phát biểu: "Pushkin là người có tính cách sống động, thẳng thắn trong việc làm và trong sách trong suy nghĩ. do đó tôi cố gắng loại bỏ mọi chi tiết thừa... Tôi muốn ở đài tưởng niệm này hình dáng Pushkin tỏa ra niềm vui và ánh nắng".
 
Last edited:

Như đã kể, người Nga có vẻ rất tự hào với các thành tựu nghệ thuật Xô-viết, dù họ không thích thời kỳ này, thậm chí còn căm ghét. Biển hiệu thực đơn một nhà hàng, với hình ảnh các nhân vật điện ảnh Xô viết nổi tiếng.



Một cửa hàng bán đồ quân dụng cho dân sưu tầm.


Cầu thang trong Trung tâm thương mại Gostiny Dvor. Người bán hàng niềm nở, lịch sự với cung cách làm việc tương tự Sài Gòn.
 

Gostiny Dvor


3 món hết 355 rúp. Khẩu vị Nga rất vừa miệng Sinbad.


Nhà hát Hài kịch



Chữ ký của Nam tước điêu khắc gia Klodt 1849 trên Cầu Anichkov.


Biển hiệu quán "Cơm ngon mẹ nấu"


 
Last edited:

Quảng trường Vosstania phía trước Nhà ga Trung tâm Sankt Peterburg.

Ở Nga, Sinbad hay thấy cảnh các cụ bà cầm bó hoa nhà trồng đứng bán bên vỉa hè, hay các cô đẩy một xe hoa hồng; thấy các chàng trai khôi ngô tuấn tú đến mua một cành hồng thật đẹp rồi vừa bẻ bớt gai nhọn, vừa hớn hở cầm đi gặp người yêu... lại thấy cảnh cô gái Nga tay cầm bông cúc trắng đứng chờ một cuộc hẹn ở góc đường; thấy người đàn ông trung niên cầm cả bó hoa hồng đi rảo bước... Quá sức lãng mạn! Sự lãng mạn khó tìm thấy ở phần còn lại của Châu Âu, đơn giản có lẽ vì nó thuộc cái thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã xa xôi.
Nhưng cũng cần thừa nhận đàn ông Nga là những người đôi khi thô bạo, mạnh tay.
 
Khác hẳn tại các thành phố Trung Hoa, tại Nga, Sinbad không thấy có những biển quảng cáo có hình ảnh mặc bikini, đồ lót, nude. Tại Quảng Châu, Nam Ninh, Thượng Hải, Thành Đô v.v. nhan nhản hình ảnh quảng cáo phụ nữ mặc đồ lót (luôn là phụ nữ phương Tây, không có phụ nữ Trung Hoa). Nhưng tại Nga thì không thấy, chưa thấy. Hình ảnh nude duy nhất Sinbad thấy là một quảng cáo điện thoại có hình bức tượng David của Michelangelo nhưng có lá nho che đi. Nghe nói, vừa rồi, chính quyền Sankt Peterburg đã phải họp bàn về đề nghị của một phụ nữ không đồng ý việc trưng bày bức tượng David ngoài trời vì tội phản giáo dục!


Nhà ga đường sắt Moskovsky đi Moskva.




Trụ sở Sberbank, những vẫn mang dòng chữ "Thành phố Anh hùng Leningrad".


Một ngõ nhỏ.
 

Phố Poltavskaya. Dân đi Nga về hay gọi Sankt Peterburg là Venice phương Bắc. Thực ra, có một "Venice phương Bắc" có tuổi đời lâu hơn Sankt Peterburg - đó là Stockholm! Stockholm từ lâu đã được mệnh danh là Venice phương Bắc.









Khác hẳn tại các thành phố Trung Hoa, tại Nga, Sinbad không thấy có những biển quảng cáo có hình ảnh mặc bikini, đồ lót, nude. Tại Quảng Châu, Nam Ninh, Thượng Hải, Thành Đô v.v. nhan nhản hình ảnh quảng cáo phụ nữ mặc đồ lót (luôn là phụ nữ phương Tây, không có phụ nữ Trung Hoa). Nhưng tại Nga thì không thấy, chưa thấy. Hình ảnh nude duy nhất Sinbad thấy là một quảng cáo nước khoáng có hình bức tượng David của Michelangelo nhưng được tấm vải che bớt. Nghe nói, vừa rồi, chính quyền Sankt Peterburg đã phải họp bàn về đề nghị của một phụ nữ không đồng ý việc trưng bày bức tượng David ngoài trời vì tội phản giáo dục!
 

Đã thấy ống khói khu nhà máy phía đông thành phố.


Mặt tiền trang trí búa liềm


Xe điện bánh hơi có hình Huân chương Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại và dòng chữ "Các cựu chiến binh thân mến! Cám ơn vì Chiến thắng!"


Quầy báo
 

Tượng đài Aleksandr Nevsky phía trước quần thể tu viện Aleksandr Nevsky Lavra - nghĩa trang Tikhvin.


Aleksandr Yaroslavich Nevsky - anh hùng dân tộc Slav, đánh thắng quân Thụy Điển, Tatar và nổi tiếng nhất là trận thắng hồ Chudskoye (phương Tây gọi là hồ Peiput) trước quân đội của Giáo binh Teutonic (Đức).
Khi La Mã tan rã, sau một thời gian, hầu hết các thủ lĩnh phương Tây đều lần lượt mượn danh Thiên Chúa giáo La Mã để chinh phục và thống nhất các miền đất lớn. Theo đà này, Ki-tô giáo La Mã lan rộng dần sang phía Đông. Theo lịch sử Đức, chính người Đức đã đem Ki-tô giáo và văn minh đến cải hóa các bộc lạc Slav man rợ. Theo sử Ba Lan thì chính người Ba Lan mới là các con chiên Ki-tô La Mã ngoan đạo nhất nhất. Đà tiến "văn minh" và chinh phục này chỉ dừng lại ở công quốc Nga, khi mà người Nga theo Chính thống giáo chặn đứng được đám Hiệp sĩ Teutonic.

 

Trong quần thể Aleksandr Nevsky Lavra có 4 khu nghĩa trang: phía trước Tu viện bên trái là khu nghĩa trang thế kỷ 17, bên phải là nghĩa trang thế kỷ 18; sát bên tu viện là nghĩa trang thế kỷ 20, còn sau lưng tu viện là nghĩa trang mới. Cả ở đây cũng có đám diễn viên chụp ảnh chung với khách!



Mikhail Vasilyevich Lomonosov, nhà bác học thế kỷ 18. Với gốc gác nông dân, vậy mà hệ thống giáo dục Nga thời đó vẫn đào tạo được ông trở thành nhà bác học của thế giới: không thể bỏ qua vai trò tuyển học trò của các trường dòng Chính thống giáo, sự liên thông giữa các đại học Châu Âu thời đó và chính sách mở giáo dục của Nữ hoàng Elizaveta Petrovna.


Leonhard Euler (1707-1783), nhà toán học, vật lý học, thiên văn học... Euler tới Nga theo lời mời của Ekaterina I, cùng với nhiều triết gia và bác học khác của Châu Âu (bà Ekaterina II còn mời cả Voltaire nhưng không đến được vì nhiều lý do).


Mộ phần E. Karneeva (1786-1830) do I. Martos thiết kế.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,504
Members
192,530
Latest member
FendiLong
Back
Top