What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:
Dối diện là hai nhà thờ (không phải Chính thống giáo)


Nhà thờ Giáo hội Armenia Thánh Ekaterina (Armenian Apostolic Church of St. Catherine). Được biết, người Armenia là một dân tộc giỏi buôn bán và đi khắp thế giới để buôn bán từ thời cổ đại. Giáo hội Ki-tô Armenia cũng là một giáo hội cổ xưa như chính Ki-tô giáo: Armenia là đất nước đầu tiên chấp nhận Ki-tô giáo là quốc giáo từ thế kỷ 4, tức là trước cả khi Hoàng đế La Mã Constantine làm điều này với Đế quốc La Mã. Giáo hội Armenia còn gọi là Giáo hội Gregorian, có thể xem như giáo hội cổ xưa nhất.


Các thương nhân Armenia xuất hiện ở Sankt Peterburg gần như ngay khi vừa đặt viên đá đầu xây dựng thành phố này. Năm 1711, Piotr Đại đế ra sắc lệnh cho Duma: "Phải đối xử hết mức ưu ái với dân Armenia và cho họ ở nơi phù hợp để khuyến khích sắc dân này đến đây càng nhiều càng tốt".



Nhà thờ Ki-tô Thánh Ekaterina (Catholic Church of St. Catherine): là nhà thờ Ki-tô La Mã cổ nhất ở Nga, và là nhà thờ duy nhất được phong Vương cung Thánh đường (basilica) ở Nga. Xây dựng từ 1738-1783. Đến thời Xô-viết, giám mục nhà thờ bị bắt và xử bắn ở Lubyanka năm 1923. Đến năm 1970 người ta dự định biến nó thành phòng hòa nhạc thính phòng cho Dàn nhạc Cổ điển Leningrad. Sinbad có vào nghe hát mixa trong này - âm thanh quả thật rất tốt: mái vòm của nó phản xạ rõ mọi âm, trong phòng rất kín tiếng động bên ngoài không lọt vào được.
 

Vương cung Thánh đường Kazan (Kazansky Kafedralnyi Sobor), được xây để hiến dâng Đức Mẹ Kazan. Hoàn tất 1811, tức là ngay trước Chiến tranh Vệ quốc 1812 chống Napoleon. Kiến trúc sư Andrei Voronikhin vâng lệnh Sa hoàng Pavel I, thiết kế nhà thờ này phỏng theo mặt bằng và kiến trúc Đại Vương cung Thánh đường St Peter ở Vatican: cũng mái vòm ấy, cũng 2 dãy hành lang như vòng tay cong cong ôm lấy, cũng những tượng các thánh ấy.
Chỉ có điều, nội thất nói lên đặc trưng đây rõ ràng là Chính thống giáo Nga.



Tòa nhà Singer (Dom kompanii "Zinger") hay còn gọi là Nhà Sách (Dom Knigi). Xây 1902-1904. Một kiến trúc Art Nouveau tuyệt đẹp khác. Kiến trúc sư Pavel Suzor thiết kế cho Công ty Máy khâu Singer. Mái kính của nó tuyệt đẹp, nhưng không được phép cao hơn mái vòm của Nhà thờ Kazan hay Cung Điện Mùa Đông (Hermitage).
 

Cũng như Đại Vương cung Thánh đường Thánh Peter ở Vatican



Nhưng có mặt bằng chính hình chữ thập Hy Lạp (4 đầu đều nhau) chứ không như chữ thập La Mã (có 1 đầu dài hơn) đặc trưng của Chính Thống giáo Byzantine


Cũng các tượng thánh như Thánh đường Thánh Peter
 

Mái vòm tương tự như vòm của Đại Vương cung Thánh đường Thánh Phê Rô ở Vatican, nhưng... nội thất của Chính thống giáo mang tính phương Đông hơn, ít tính độc thần giáo của phương Tây. Nếu ta để ý, sẽ thấy nội thất các nhà thờ Ki-to La Mã ánh sáng từ vòi vọi chiếu xuống, như một sự áp đặt đức tin lên người xem, như một sự khẳng định "ta là duy nhất". Ảnh hưởng đó, bắt nguồn từ Do Thái giáo, Ki-to giáo và Hồi giáo, là một ảnh hưởng vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực lên tiến trình phát triển của nhân loại. Sự áp đặt một chân lý duy nhất, loại trừ mọi thứ tà giáo khác, giúp nhân loại tập trung sức mạnh để khám phá, chinh phục thiên nhiên và các dân tộc thấp kém khác (dưới hình thức khai sáng, đem lại đức tin, đem lại văn minh, đem lại tự do, bình đẳng bác ái v.v.). Nhưng cũng chính sự chinh phục đó có tính ác của nó: nó loại bỏ tất cả những kẻ yếu, những kẻ không vâng lời, những kẻ ngáng đường v.v. Nó giao chiến với sức mạnh của tự nhiên: tự nhiên vừa duy trì cuộc đấu tranh sinh tồn để loại bỏ kẻ yếu, nhưng cũng vừa duy trì sự đa dạng sinh học để duy trì những tính lạ, những khả năng tiềm ẩn của các giống loài. Tính ác của độc thần giáo là nó mặc nhiên áp đặt chỉ nó là đúng đắn nhất, chỉ nó là chân lý.... Điều này đem lại cho nhân loại và cả thiên nhiên biết bao đau khổ, hủy diệt, chiến tranh, tàn ác...

Nội thất tối màu của Chính thống giáo mang tính phương Đông, vì nó giúp con người tịnh tâm nhìn sâu vào tâm hồn mình. Nó làm Sinbad liên tưởng tới sự tối sâu của Phật giáo.



Bức tranh tả cảnh rước Tranh Thánh Đức Mẹ Kazan. Đức Mẹ Kazan là vật thánh thiêng của CHính thống giáo Nga. Mỗi khi bị ngoại xâm, các thống lính Nga lại tổ chức rước Ảnh thánh Đức Mẹ Kazan: khi Nga bị Ba Lan xâm lược 1612, khi Thụy Điển xâm lược 1709, khi Napoleon xâm lược 1812...


Mộ của Công tước Mikhail Kutuzov, người hùng Chiến tranh Vệ quốc 1812






Các chùm chìa khóa cổng thành những thành lũy bị chinh phục: Bremen, pháo đài Getrudenberg, Avena
 

Mộ vị Sa hoàng điên rồ Pavel I, người cho xây Thánh đường này. Pavel Petrovich Romanov là con trai vua điên Sa hoàng Piotr III và bà mẹ Nữ hoàng Ekaterina II. Mẹ ông sinh ra ông khi căm ghét chồng mình, và nghe nói bà muốn giết chết con trai vì nếu để con sống thì bà sẽ không lên ngôi. Tất cả những điều này có thể có thật, nhưng cũng có thể chỉ là ý nghĩ thoáng qua. Nhưng Pavel I đúng là được người đương thời gọi là "Hamlet Nga": ông chỉ luôn muốn giết bà mẹ mình Nữ hoàng Ekaterina II, người đã cùng tình nhân giết chết cha ông là Piotr III. Cuộc đời ông giằng xé giữa những bi kịch, giống như vị hoàng tử Đan Mạch nọ. Vợ ông, người ông yêu điên dại, lén tình tự với người khác mà ông chỉ hay khi mẹ đẻ ông độc ác đưa thư tình cho ông xem. Nhưng hậu duệ ông, các Sa hoàng Nikolai I và II, Aleksandr II và III, đều là những người cực kỳ minh mẫn và khỏe mạnh. Dù bị xem là con hoang của kẻ khác không phải của Piotr III, ông lại có tính điên giống hệt Piotr III.


Mộ Sa hoàng Aleksandr I, con trai Pavel I. Pavel điên rồ và quản lý nước Nga đi tới sụp đổ, giằng xé giữa tình phụ tử và tinh thần ái quốc, Aleksandr I truất ngôi vua cha Pavel I khi ngài còn sống, giam ngài và Pavel I chết trong hoàn cảnh không rõ ràng. Aleksandr I là vị vua có tài ngoại giao tinh thông tuyệt vời, có thể đọc và điều khiển suy nghĩ kẻ khác, xứng đáng đối đầu với Napoleon I. Chiến thắng năm 1812, Aleksandr I dẫn đầu quân đội liên minh đánh bại và phế truất Napoleon I.


Biển tưởng niệm kiến trúc sư Andrey Nikiforovich Voronikhin người thiết kế Thánh đường Kazan.
 

Vòm mái



Nhìn kỹ sẽ thấy toàn bộ vòm mái là một bức tranh lớn, vẽ tới từng đường nứt để tạo cảm giác lập thể.



Tranh thánh gia đình Tử vì đạo Sa hoàng Nikolai II, Sa hậu Aleksandra, các con Nữ Đại Công tước Olga, Tatyana, Maria, Anatasia và Đông cung Thái tử Aleksei. Bị sát hại năm 1917.






Bữa tiệc ly


Mọi người lên viếng Đức Mẹ Kazan. Người Nga rất sùng tín, nhiều lần Sinbad thấy người già người trẻ, nam hoặc nữ, đều kính cẩn làm dấu thánh và hôn lên các thánh tích, hoặc cúi đầu trước ngưỡng cửa nhà thờ v.v. Vầng hào quang ở giữa ảnh có chữ Kiril "Bog" tức là Chúa Trời
 
Last edited:

Đức Mẹ cầm hoa huệ


Thánh Gioan và Đại bàng tượng trưng cho thần học (John, Jean, Johannes, Иоа́нн)


Thánh Luca Người truyền giáo và con bò (Luke, Luc, Lukas, Лука́)


Thánh Mác và con sư tử (Marco, Mark, Markus, Marc, Марк)


Giê-su Khơ rít tô viết theo tiếng Nga Chính thống giáo là Иису́с Христо́с như ở trong hình. Cách viết này được chuẩn hóa từ thời cải cách Nikon giữa thế kỷ 17.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,504
Members
192,531
Latest member
Duchaicuasat
Back
Top